Câu 1 1
Giới hạn của sinh quyển bao gồm
A. phần thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển
B. phần thấp tầng đối lưu, toàn bộ thủy quyển và thổ nhưỡng quyển
C. phần trên tầng đối lưu, phần dưới của tầng bình lưu và toàn bộ thủy quyển
D. phần thấp tầng đối lưu, phần trên tầng bình lưu, đại dương và đất liền.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục I
Lời giải chi tiết:
Giới hạn của sinh quyển bao gồm phần thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển
=> Đáp án lựa chọn là A
Câu 1 2
Ý nào sau đây không đúng?
A. Sinh vật tập trung với mật độ cao nhất ở nơi có thực vật sinh sống.
B. Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ bề dày của sinh quyển.
C. Cấu trúc sinh quyển được xác định bởi hoạt động của cơ thể sống.
D. Khối lượng vật chất của sinh quyển nhiều hơn so với các quyển khác.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục I
Lời giải chi tiết:
Khối lượng vật chất trong sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển khác
=> Đáp án lựa chọn là D
Câu 1 3
Nhân tố nào là nguồn dinh dưỡng cho nhiều loài sinh vật
A. Khí hậu
B. Đất
C. Nước
D. Con người
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục II
Lời giải chi tiết:
Đất là môi trường sống, là nguồn dinh dưỡng phong phú cho nhiều loài sinh vật.
=> Đáp án lựa chọn là B
Câu 1 4
Nước là thành phần tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của sinh vật, là……..của nhiều loài sinh vật
A. thành phần.
B. điều kiện sống.
C. môi trường sống.
D. thức ăn.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục II
Lời giải chi tiết:
Nước là thành phần tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của sinh vật, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật
=> Đáp án lựa chọn là C.
Câu 1 5
Các sinh vật cùng sống trong môi trường có mối quan hệ với nhau thể hiện qua
A. chuỗi thức ăn – lưới thức ăn và nơi cư trú
B. lưới thức ăn, nơi ở và điều kiện sinh thái
C. nơi ở, môi trường sinh thái và nguồn dinh dưỡng
D. chuỗi thức ăn – lưới thức ăn và nguồn dinh dưỡng
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục II
Lời giải chi tiết:
Các sinh vật cùng sống trong môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thể hiện qua chuỗi thức ăn – lưới thức ăn và nơi cư trú
=> Đáp án lựa chọn là A
Câu 2
Dựa vào nội dung mục II, bài 15 trong SGK, em hãy hoàn thành sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục II
Lời giải chi tiết:
Các nhân tố hình thành đất
- Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật thông qua ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm không khí.
- Nước là thành phần tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của sinh vật
- Đất là môi trường sinh sống, là nguồn dinh dưỡng phong phí cho nhiều loài sinh vật
- Địa hình ảnh hương gián tiếp thông qua các yếu tố nhiệt ẩm và chế độ chiếu sáng
- Sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thể hiện qua chuỗi thức ăn – lưới thức ăn và nơi cư trú
- Con người ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất
Câu 3
Những ý nào sau đây đúng (Đ) hay sai (S)? Đánh dấu (X) vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi ý
1. Sinh quyển có đặc tính tích lũy năng lượng nhờ khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
2. Nhu cầu về nước và độ ẩm không khí của các loài sinh vật khá giống nhau.
3. Độ phì của đất có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
4. Nơi nào có thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục I, II
Lời giải chi tiết:
1. Sinh quyển có đặc tính tích lũy năng lượng nhờ khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ (Đ)
2. Nhu cầu về nước và độ ẩm không khí của các loài sinh vật khá giống nhau. (S)
3. Độ phì của đất có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật (Đ)
4. Nơi nào có thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú (Đ)
Câu 4
Tìm ví dụ chứng minh con người vừa có những tác động tích cực, vừa có những tác động tiêu cực đến sinh quyển
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục II và liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
- Tác động tích cực: Con người lai tạo các giống lúa mới có khả năng chịu mặn để thích nghi với điều kiện tự nhiên khu vực đồng bằng sông Cửu Long
- Tác động tiêu cực: Nhiều người không có ý thức săn bắt trái phép các loài động vật quý hiếm làm giảm số lượng, tuyệt chủng làm mất cân bằng sinh thái
Câu 5
Em hãy phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục II
Lời giải chi tiết:
Đất là môi trường sống, là nguồn dinh dưỡng phong phú cho nhiều loài sinh vật. Đất vừa là giá thể cho cây, vừa cung cấp nước, khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Nhiều loài vi sinh vật, động vật có môi trường sống trong đất, nhiều loài thường ở trong đất để tránh các điều kiện không thuận lợi. Độ phù của đất có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.
Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và bảo vệ đất như cung cấp chất hữu cơ, phân giải xác sinh vật, tổng hợp mùn, tái tạo cấu trúc đất (giun,...). Ngoài ra, sinh vật còn chống xói mòn, giữa ẩm cho đất thông qua lớp phủ thực vật
Chủ đề 1. Lịch sử và Sử học
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10
Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời
Chương 4. Ba định luật Newwton. Một số lực trong thực tiễn
Chương 1. Mở đầu