Câu 1
Hãy nêu 1 số nét về nền mĩ thuật Ấn Độ, Trung Quốc và Tranh khắc gỗ Nhật Bản.
Lời giải chi tiết:
- Mĩ thuật Ấn Độ: Ấn Độ là quốc gia có nhiều tôn giáo, và chi phối nhiều nhất trong tư tưởng và văn hóa Ấn Độ là đạo Hindu (hay còn gọi là Ấn Độ giáo). Đó chính là nền tảng phát triển cho nền mỹ thuật Ấn Độ về mọi phương diện: kiến trúc, điêu khắc, hội họa..
+ Điêu khắc trang trí là bộ phận không thể thiếu được trong tổng thể kiến trúc.
+ Các tác phẩm công trình lớn:
_ Đền thờ Thần Mặt Trời
_ Thần Shiva
_ Cụm Thánh tích Ma-ha-ba-li Pu-ram (xây dựng năm 630 đến năm 715)
_ Đền Ven Biển (xây dựng bằng đá)
- Mĩ thuật Trung Quốc: ảnh hưởng 3 luồn tư tưởng lớn là Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo.
+ Kiến trúc khác với phương Tây Trung Quốc chú trọng đến chiều rộng hơn chiều cao của công trình.
+ Công trình kiến trúc nổi tiếng:
_ Vạn Lí Trường Thành ( xây dựng tử tk III trước Công nguyên)
_ Cố Cung
_ Thiên An Môn
_ Di Hòa Viên
+ Hội họa:
_ Các bức bích họa tuyệt đẹp vẽ trên vách đá: Tiêu biểu khu chùa hang Mạc Cao ở Đôn Hoàng Tổng cộng ở đây có hơn 490 hang, 45 000 m2 tranh vách đá trong hang, hơn 3 nghìn pho tượng màu toàn thân và 5 công trình kiến trúc động thời Đường Tống. Hàng nghìn bức tranh lụa, tranh khắc gỗ, tranh thêu và nhiều tác phẩm thư pháp.
_ Tranh thủy mặc: có lối vẽ công bút và lối vẽ nhanh, phóng khoáng, gây được mỹ cảm và ý nghĩa sâu sắc.
Thế kỉ XX, danh họa Tề Bạch Thạch(1863-1057)được UNESCO công nhận là " danh nhân văn hóa tế giới" với lối vẽ công bút tuyệt đỉnh.
- Tranh khắc gỗ Nhật Bản: phát triển như một hình thức nghệ thuật bắt đầu từ khi kỹ thuật này lan truyền vào từ Trung Quốc ở cuối thế kỷ thứ 8. Khắc gỗ tại Nhật Bản đạt đến đỉnh cao trong khoảng thời gian từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Đầu tiên, các bản khắc gỗ Nhật là các hình ảnh mang chủ đề tôn giáo được sáng tác trong xưởng khắc gỗ của chùa. Các tác phẩm này có chức năng giống như các tờ in khắc gỗ rời tại châu Âu của thế kỷ 15.
+ Đầu thế kỷ 17 các nhà nghệ thuật khắc gỗ Nhật bắt đầu quan tân đến các đề tài khác ngoài tôn giáo như các minh họa cho văn học dân gian và cổ điển. Đầu tiên chỉ có một màu, khắc gỗ màu Nhật Bản bắt đầu phát triển từ giữa thế kỷ 18.
+ Bản in khắc gỗ màu tại Nhật Bản được sản xuất nhờ sự cộng tác của người họa sĩ, nghệ nhân cắt gỗ và thợ in. Để in một bản khắc gỗ màu đã phải cần cho đến 12 tấm khắc gỗ, đòi hỏi phải làm việc một cách rất chính xác. Bên cạnh các tranh về thiên nhiên là các tranh mang chủ đề về cuộc sống hằng ngày như các cảnh luyến ái, tranh từ thế giới của các vũ nữ Nhật (geisha), chân dung của các nghệ sĩ và của những người đô vật sumo.
+ Họa sĩ tiêu biểu : Hi-rô-si-ghê, U-ta-ma-rô, Hô-ku-sai...
Câu 2
Câu 2
Sưu tầm 1 số tranh ảnh liên quan đến nội dung này.
Lời giải chi tiết:
Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Ninh
Đề thi vào 10 môn Anh Hải Dương
Đề thi vào 10 môn Toán Thái Nguyên
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 3 - Hóa học 9
Tải 20 đề kiểm tra học kì 1 Tiếng Anh 9 mới