Bài 2. Kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Câu 1
Câu 2

Câu 1

Trong thi đấu cầu lông, khi đánh cầu, phần đế cầu và cánh cầu hoàn toàn tách rời khỏi nhau thì sẽ phải xử lí như thế nào?


Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 2. Một số quy định cơ bản về giao cầu lại trong thi đấu cầu lông (SGK trang 36).

- Cách xử lí khi đánh cầu, phần đế cầu và cánh cầu hoàn toàn tách rời khỏi nhau trong thi đấu cầu lông.


Lời giải chi tiết:

Trong thi đấu cầu lông, khi đánh cầu, phần đế cầu và cánh cầu hoàn toàn tách rời khỏi nhau thì sẽ phải giao cầu lại.


Câu 2

 Vận dụng kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay vào các trò chơi vận động để tập luyện phát triển sức mạnh tay và khả năng khéo léo.


Phương pháp giải:

- Đọc kỹ phần 1. Kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay (SGK trang 35).

- Vận dụng kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay vào các trò chơi vận động để tập luyện phát triển sức mạnh tay và khả năng khéo léo.


Lời giải chi tiết:

- Học sinh tự vận dụng kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay vào luyện tập thông qua một số bài tập sau:

+ Tại chỗ đánh cầu cao thuận tay theo các hướng khác nhau.

+ Di chuyển đánh cầu cao thuận tay theo các hướng khác nhau.

+ Đánh cầu qua lại.

- Các em tham khảo 1 số trò chơi vận động sau:

* Trò chơi: Đánh cầu chính xác

- Chuẩn bị :

+ Chia số học sinh trong lớp thành các đội đều nhau, xếp theo hàng dọc đúng ở sau đường biên ngang. Mỗi bên cử một thành viên làm người hỗ trợ, đứng đối diện bên lưới.

+ Vẽ các ô đích hình chữ nhật ở cuối sân, có kích thước 0,76 × 3,05 m

- Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, lần lượt từng người của mỗi đội di chuyển vào trong ô đánh cầu của đội mình, sử dụng kĩ thuật đánh cầu cao thuận tay, quan sát quả cầu do người hỗ trợ tung (giao) tới, thực hiện đánh cầu vào ô đích của đội mình rồi di chuyển về cuối hàng. Đội nào đánh được nhiều cầu vào ô đích nhất sẽ thắng cuộc.

* Trò chơi: Ném cầu trúng đích

- Chuẩn bị:

+ Chia số học sinh trong lớp thành các đội đều nhau, xếp theo hàng dọc đứng ở sau vạch giới hạn, trên tay mỗi người cầm một quả cầu lông.

+ Vẽ các vòng tròn đích có đường kính từ 1 – 1,5 m, cách vạch xuất phát từ 5 – 7 m.

- Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, lần lượt từng thành viên của mỗi đội đứng ở vạch giới hạn, dùng tay ném cầu vào vòng tròn đích của đội mình , sau đó di chuyển về cuối hàng. Đội nào ném được nhiều cầu vào vòng tròn đích nhất sẽ thắng cuộc.


Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận

Bài giải cùng chuyên mục

Bài 19.2 Trang 23 SBT Hóa học 9 Giải bài 19.2 Trang 23 sách bài tập Hóa học 9. Cho các kim loại : Ni, Fe, Cu, Zn ; số kim loại tác dụng được với dung dịch Pb(NO3)2 là
Bài 19.3 Trang 24 SBT Hóa học 9 Giải bài 19.3 Trang 24 sách bài tập Hóa học 9. Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với kim loại
Bài 19.7 Trang 24 SBT Hóa học 9 Giải bài 19.7 Trang 24 sách bài tập Hóa học 9. Có hỗn hợp bột kim loại gồm sắt và đồng. Trình bày phương pháp tách riêng mỗi kim loại.
Bài 19.11 Trang 24 SBT Hóa học 9 Giải bài 19.11 Trang 24 sách bài tập Hóa học 9. Cho lá sắt có khối lượng 5,6 gam vào dung dịch đồng sunfat.
Bài 19.13 Trang 25 SBT Hóa học 9 Giải bài 19.13 Trang 25 sách bài tập Hóa học 9. Cho m gam hỗn hợp Fe và Zn tác dụng vừa hết với 1 lít dung dịch HCl 2,5M (D = 1,19 g/ml) thấy thoát ra một chất khí và thu được 120
Xem thêm
logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi