Câu 1
Cùng bạnthảo luận: Những điểm giống và khác nhau khi thực hiện kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi, đỡ cầu bằng mu bàn chân và đỡ cầu bằng ngực.
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần 1,2,3. Kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi, kĩ thuật đỡ cầu bằng mu bàn chân và kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực (SGK trang 33 - 35).
- Nêu những điểm giống và khác nhau khi thực hiện kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi, đỡ cầu bằng mu bàn chân và đỡ cầu bằng ngực.
Lời giải chi tiết:
* Giống nhau:
- Tư thế chuẩn bị (TTCB): Hai chân đứng rộng bằng vai, hai tay buông tự nhiên, mắt quan sát đường cầu đến.
* Khác nhau:
- Kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi:
+ TTCB: Trọng tâm rơi vào giữa hai chân, thân người hơi ngả về phía trước.
+ Thực hiện:
Khi tiếp xúc cầu: kết hợp gập gối và nâng đùi vuông góc với thân.
Lúc chạm cầu, đùi đưa lên trên.
+ Kết thúc: Sau khi cầu rời đùi, hạ chân để tiếp tục thực hiện các động tác tiếp theo.
- Kĩ thuật đỡ cầu bằng mu bàn chân:
+ TTCB: Trọng tâm rơi vào giữa hai chân.
+ Thực hiện:
Khi cầu rơi cách mặt đất từ 20 – 30 cm, nhanh chóng nâng đùi lên sao cho thân người, đùi, cẳng chân và bàn chân lần lượt tạo thành các góc vuông.
Cầu tiếp xúc với mu bàn chân.
+ Kết thúc: Sau khi cầu rời chân, nhanh chóng đưa chân về TTCB để tiếp tục thực hiện các động tác tiếp theo.
- Kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực:
+ TTCB: Trọng tâm rơi vào chân trước, thân người hơi cúi.
+ Thực hiện:
Khi cầu bay tới cách ngực khoảng 50 - 60 cm, nhanh chóng chuyển trọng tâm cơ thể về chân sau, chân trước duỗi thẳng, chân sau hơi gập gối, thân người hơi ngả về sau và xoay sang bên trái hoặc ngược lại, hai tay buông tự nhiên.
Phần trước ngực tiếp xúc với cầu.
+ Kết thúc: Sau khi cầu bật ra, chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trước và thực hiện các kĩ thuật đá cầu phù hợp.
Câu 2
Vận dụng kĩ thuật đỡ cầu vào các trò chơi vận dụng tập luyện hằng ngày và trong rèn luyện khả năng khéo léo.
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần 1,2,3. Kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi, kĩ thuật đỡ cầu bằng mu bàn chân và kĩ thuật đỡ cầu bằng ngực (SGK trang 33 - 35).
- Vận dụng kĩ thuật đỡ cầu vào các trò chơi vận dụng tập luyện hằng ngày và trong rèn luyện khả năng khéo léo.
Lời giải chi tiết:
*Học sinh tự vận dụng kĩ thuật đỡ cầu (đỡ cầu bằng đùi, đỡ cầu bằng mu bàn chân, đỡ cầu bằng ngực) vào các trò chơi vận dụng tập luyện hằng ngày và trong rèn luyện khả năng khéo léo.
Học sinh tham khảo các trò chơi:
- Trò chơi: Giăng lưới bắt cá
+ Chuẩn bị:
Chia số học sinh trong lớp thành hai đội, một đội nắm tay nhau thành một hàng dài giả làm lưới và người đánh cá. Đội còn lại đóng vai cá, chạy tự do trên sân
+ Cách chơi:
Khi có hiệu lệnh bắt đầu, những người giả làm lưới nắm tay nhau quây thành một vòng tròn hở, tìm mọi cách dồn cá để bắt. Cá di chuyển nhanh, khéo léo trong khu vực sân chơi không để bị nhốt trong lưới (có thể phá vòng vây bằng cách chui qua những chỗ lưới “thủng” do những người làm lưới bị tuột tay). Cá bị quây trong lưới coi như bị bắt và bị loại. Sau đó, lưới lại tiếp tục di chuyển để chơi lần thứ hai. Những người bị bắt phải thực hiện một bài tập thể lực theo quy định
- Trò chơi: Đỡ cầu tiếp xúc
+ Chuẩn bị:
Chia số học sinh trong lớp thành các đội đều nhau, xếp theo hàng dọc đứng trước vạch xuất phát. Vạch xuất phát cách vạch đỡ cầu từ 15 – 20 m, mỗi đội cử một người hỗ trợ tung cầu.
+ Cách chơi:
Khi có hiệu lệnh bắt đầu người đầu hàng di chuyển từ vạch xuất phát tới vạch đỡ cầu, sử dụng kĩ thuật đỡ cầu phù hợp thực hiện đỡ cầu tung đến từ người hỗ trợ, sau đó bắt cầu lại và tung cầu trả lại cho người hỗ trợ. Thực hiện đỡ cầu xong thì di chuyển về chạm tay vào người tiếp theo và chạy về cuối hàng. Lần lượt thực hiện cho tới người cuối cùng. Đội nào hoàn thành trước sẽ thắng cuộc.
Chuyên đề 1: Cơ sở hóa học
Thần Trụ Trời
Bảo kính cảnh giới
Đề thi giữa kì 2
Chủ đề 1. Một số hiểu biết chung về quốc phòng và an ninh