1. Bài 2. Tri thức lịch sử và cuộc sống

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Lí thuyết
? mục 1
? mục 2.1
? mục 2.2
Luyện tập
Vận dụng Câu 1
Vận dụng Câu 2
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Lí thuyết
? mục 1
? mục 2.1
? mục 2.2
Luyện tập
Vận dụng Câu 1
Vận dụng Câu 2

Lí thuyết

>> Xem chi tiết: Lý thuyết tri thức lịch sử và cuộc sống - Lịch sử 10 cánh diều

? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 14 SGK Lịch sử 10

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 2.1, Hình 2.2 hãy:

- Cho biết vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người

- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, theo em cần phải làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa

Phương pháp giải:

Quan sát hình 2.1 và nội dung trang 12 SGK

Lời giải chi tiết:

- Vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống:

+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội

+ Góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng

+ Là cơ sở đề các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững

- Ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống:

+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc cá nhân, cộng đồng trong mọi thời đại

+ Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu chính mình và thế giới

+ Nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cộng đồng và chung sống trong thế giới đa dạng

+ Đúc kết và vận dụng thành công bài học trong quá khứ, tránh những sai lầm lặp lại.

+  Dự báo về thời cơ và nguy cơ trong tương lai hoặc thấy được chiều hướng vận đồng, phát triển của hiện đại

- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, để giữ gìn bản sắc văn hóa, cần:

+ Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác.

+ Bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

+ Tiếp thu có chọn lọc văn hóa của bên ngoài. 

+ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa cần gắn với giữ gìn không gian văn hóa - nơi duy trì đời sống của cộng đồng dân tộc.

? mục 2.1

Trả lời câu hỏi mục 2.1 trang 15 SGK Lịch sử 10

Đọc thông tin và quan sát Bảng 2.1, Hình 2.3 hãy giải thích vì sao phải học tập lịch sử suốt đời. Cho ví dụ.

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh và đọc nội dung trang 15 SGK

Lời giải chi tiết:

Phải học tập lịch sử suốt đời vì:

- Tri thức lịch sử rộng lớn và đa dạng. Muốn hiểu lịch sử đúng đắn cần một quá trình lâu dài

- Tri thức lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng. Những nhận thức về lịch sử hôm nay có thể ngày mai sẽ thay đổi. Vì vậy con người cần cập nhật để nhận thức đúng đắn hơn. 

- Giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức, hoàn thiện và phát triển bản thân.

? mục 2.2

Trả lời câu hỏi mục 2.2 trang 16 SGK Lịch sử 10

Đọc thông tin và quan sát Bảng 2.2, Sơ đồ 2.2 hãy nêu cách thức sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu trong quá trình học tập, khám phá lịch sử

Phương pháp giải:

Đọc nội dung SGK trang 16

Lời giải chi tiết:

Cách thức sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu trong quá trình học tập, khám phá lịch sử:

- B1: Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 

- B2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- B3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá.

- B4: Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh,…

Luyện tập

Trả lời câu hỏi mục Luyện tập trang 16 SGK Lịch sử 10

Tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa thế nào đối với cá nhân và xã hội

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục I trang 9 SGK

Lời giải chi tiết:

Nội dung

Cá nhân

Xã hội

Vai trò

- Trang bị những hiểu biết quá khứ

- Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng

- Trang bị những hiểu biết quá khứ

- Cơ sở để cá cộng đồng cùng chung sống và phát triển

Ý nghĩa

- Nhận thức về cội nguồn, bản sắc của cá nhân và cộng đồng 

- Đúc kết, vận dụng thành công hoặc tránh lặp lại sai lầm từ quá khứ

- Tồn tại, giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa cộng đồng

- Chung sống trong thế giới đa dạng

- Thấy và hiểu chiều hướng vận động, phát triển của hiện đại


Vận dụng Câu 1

Trả lời câu hỏi mục vận dụng trang 16 SGK Lịch sử 10

1. Hãy sưu tầm một câu chuyện về truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt nam trong lịch sử và kể với bạn học (nêu rõ nguồn gốc của câu chuyện và cách sưu tầm)

Phương pháp giải:

B1: Tìm kiếm thông tin qua sách báo internet

B2: Câu chuyện Hội nghị Diên Hồng, chi viện trận Điện Biên Phủ 1954,...

Lời giải chi tiết:

Cuối năm 1284, Tại hội nghị Diên Hồng, các vị bô lão được nghe thông báo những tin tức về việc quân giặc đã áp sát biên giới phía Bắc nước ta. Quyết sách được định đoạt tại hội nghị này là sự lựa chọn một trong hai giải pháp là “đánh” hay “không đánh” (nói cách khác là để trả lời câu hỏi nên “hòa” hay “chiến”) một khi quân giặc kéo sang xâm lăng bờ cõi nước ta. Nếu chấp nhận hòa với quân giặc nghĩa là mất tất cả còn như nếu toàn dân đồng lòng liều chết để đánh thì có thể giữ được tất cả. Vậy, Đại Việt nên hòa hay nên đánh? Được nhà vua hỏi kế đánh giặc, các bô lão muôn người cùng hô một tiếng “Đánh!” Và tiếng hô quyết đánh đã rung chuyển cả điện Diên Hồng. Câu hỏi của những người đứng đầu Nhà nước Đại Việt đặt ra cho các bô lão, tầng lớp được tôn trọng nhất trong xã hội nước ta thuở đó, chính là sự củng cố sức mạnh đoàn kết của toàn dân trước thử thách mới của lịch sử

Vận dụng Câu 2

3. Em đã từng sử dụng những kiến thức lịch sử nào để giải quyết các tình huống gặp phải trong cuộc sống? Hãy chia sẻ một vài ví dụ với thầy cô và bạn học. 

Phương pháp giải: 

B1: Liên hệ thực tế.

B2: Vận dụng kiến thức vào việc bảo vệ di tích lịch sử

Kiến thức lịch sử mà em đã từng dùng để giải quyết tình huống gặp phải trong cuộc sống đó là:

Em quê ở làng Viên Châu- Cổ Đô- Ba Vì- Tp Hà Nội. Đình làng em được xây dựng vào thế kỉ XVII, và đã được công nhận là di tích cấp quốc gia. Các bạn nam cùng trang lứa hay chơi đá bóng ở sân đình, đôi khi đá lên mái đình, hồ, mắc các đồ vậy lên cảnh quan xung quanh gây mất thẩm mỹ, thậm chí gây hư hại di tích. Vì vậy em đã giải thích giá trị lịch sử của ngôi Đình làng và rủ các bạn ra bãi trống ở sông Hồng để đá bóng, tránh làm hư hại di tích.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
logo footer
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
app store ch play
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi