2. Bài 2. Vấn đề an toàn trong Vật Lí

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Trắc nghiệm 2.1
Trắc nghiệm 2.2
Trắc nghiệm 2.3
Tự luận 2.1
Tự luận 2.2
Tự luận 2.3
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Trắc nghiệm 2.1
Trắc nghiệm 2.2
Trắc nghiệm 2.3
Tự luận 2.1
Tự luận 2.2
Tự luận 2.3

Trắc nghiệm 2.1

Trong các hoạt động dưới đây, những hoạt động nào tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện?

A. Bọc kĩ các dây dẫn điện bằng vật liệu cách điện.             

B. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện.            

C. Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện.             

D. Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở.

E. Thường xuyên kiểm tra tình trạng hệ thống đường điện và các đồ dùng điện.

F. Đến gần nhưng không tiếp xúc với các máy biến thế và lưới điện cao áp.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập Vật lí.

Lời giải chi tiết:

- Những hoạt động tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện:

A. Bọc kĩ các dây dẫn điện bằng vật liệu cách điện.             

B. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện.            

E. Thường xuyên kiểm tra tình trạng hệ thống đường điện và các đồ dùng điện.

=> Chọn A, B, E

Trắc nghiệm 2.2

Trong các hoạt động dưới đây, những hoạt động nào tuân thủ nguyên tắc an toàn khi làm việc với nguồn phóng xạ?

A. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như quần áo phòng hộ, mũ, găng tay, áo chì, …

B. Ăn uống, trang điểm trong phòng làm việc có chứa chất phóng xạ.                    

C. Tẩy xạ khi bị nhiễm bẩn phóng xạ theo quy định.            

D. Đổ rác thải phóng xạ tại các khu tập trung rác thải sinh hoạt.

E. Kiểm tra sức khỏe định kì.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập Vật lí.

Lời giải chi tiết:

- Những hoạt động tuân thủ nguyên tắc an toàn khi làm việc với nguồn phóng xạ:

A. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như quần áo phòng hộ, mũ, găng tay, áo chì, …

C. Tẩy xạ khi bị nhiễm bẩn phóng xạ theo quy định.            

E. Kiểm tra sức khỏe định kì.

=> Chọn A, C, E

Trắc nghiệm 2.3

Chọn từ/cụm từ thích hợp trong bảng dưới đây để điền vào các chỗ trống.

Trong phòng thí nghiệm ở trường học, những rủi ro và nguy hiểm phải được cảnh báo rõ ràng bởi các (1) …Học sinh cần chú ý sự nhắc nhở của (2) …và giáo viên về các quy định an toàn. Ngoài ra, các (3) …cần phải được trang bị đầy đủ.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập Vật lí.

Lời giải chi tiết:

Đáp án: (1): biển báo; (2): nhân viên phòng thí nghiệm; (3): thiết bị bảo hộ cá nhân

Tự luận 2.1

Trong các hoạt động dưới đây, hoạt động nào đảm bảo an toàn và những hoạt động nào gây nguy hiểm khi vào phòng thí nghiệm.

1. Mặc áo blouse, mang bao tay, kính bảo hộ trước khi vào phòng thí nghiệm.

2. Nhờ giáo viên kiểm tra mạch điện trước khi bật nguồn.

3. Dùng tay ướt cắm điện vào nguồn điện.

4. Mang đồ ăn, thức uống vào phòng thí nghiệm.

5. Thực hiện thí nghiệm nhanh và mạnh.

6. Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định.

7. Chạy nhảy, vui đùa trong phòng thí nghiệm.

8. Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.

9. Tự ý đem đồ thí nghiệm mang về nhà luyện tập.

10. Buộc tóc gọn gàng, tránh để tóc tiếp xúc với hóa chất và dụng cụ thí nghiệm.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập Vật lí.

Lời giải chi tiết:

Những hoạt động đảm bảo an toàn: 1, 2, 6, 8, 10.

Những hoạt động nào gây nguy hiểm khi vào phòng thí nghiệm: 3, 4, 5, 7, 9.

Tự luận 2.2

Cho các biển báo ở Hình 2.1, hãy sắp xếp các biển báo này theo từng loại (biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển thông báo) và cho biết ý nghĩa của từng biển báo.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập Vật lí.

Lời giải chi tiết:

- Biển báo cấm: a (biển báo cấm lửa); e (biển báo cấm sử dụng nước).

- Biển báo nguy hiểm: c (biển cảnh báo nguy hiểm có điện), d (biển cảnh báo hóa chất ăn mòn), g (biển cảnh báo va chạm đầu).

- Biển thông báo: b (biển thông báo vị trí bình chữa cháy), f (biển thông báo lối thoát hiểm).

Tự luận 2.3

Trong quá trình thực hành tại phòng thí nghiệm, một bạn học sinh vô tình làm vỡ nhiệt kế thủy ngân và làm thủy ngân đổ ra ngoài như Hình 2.2. Em hãy giúp bạn học sinh đó đưa ra cách xử lí thủy ngân đổ ra ngoài đúng cách để đảm bảo an toàn.

Làm gì khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ ? | Drupal

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về các quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập Vật lí.

Lời giải chi tiết:

Cách xử lí đúng nguyên tắc an toàn:

- Lập tức báo cho giáo viên tại phòng thí nghiệm, sơ tán các bạn học sinh ở khu vực gần đó, tắt quạt và đóng hết cửa sổ để tránh việc thủy ngân phát tán trong không khí.

- Người dọn dẹp phải sử dụng găng tay và khẩu trang để dọn sạch thủy ngân, tuyệt đối không được tiếp xúc với thủy ngân bằng tay trần.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved