Bài 13. Vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra Châu Mỹ
Bài 14. Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ
Bài 15. Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ
Bài 16. Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ
Bài 17. Đặc điểm tự nhiên trung và Nam Mỹ
Bài 18. Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ
Bài 19. Thực hành: Tìm hiểu vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn
? trang 151
Trả lời câu hỏi trang 151 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin và quan sát hình 22.1 và quả Địa Cầu, hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 22.1 và quả Địa Cầu.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực:
- Châu Nam Cực bao gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
- Nằm chủ yếu trong vòng cực Nam (66⸰33’N), được bao bọc bởi Nam Đại Dương.
? trang 151
Trả lời câu hỏi 1 trang 152 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin và quan sát hình 22.1, hãy trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục “Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực” và quan sát hình 22.1.
Lời giải chi tiết:
Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực:
- Được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất so với các châu lục khác (cuối thế kỉ XIX).
- Đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên được lục địa Nam Cực.
- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện. Nhiều quốc gia đã xây dựng các trạm nghiên cứu khoa học tại đây.
- Năm 1959, có 12 quốc gia đã kí Hiệp ước Nam Cực nhằm đảm bảo tồn lục địa Nam Cực cho mục đích hòa bình và nghiên cứu khoa học.
- Đến năm 2020, có 53 quốc gia tham gia Hiệp ước, trong đó có 29 quốc gia tham vấn.
- Châu Nam Cực hiện không có dân cư sinh sống thường xuyên, nhưng hàng năm vẫn có khoảng 1000 đến 5000 nhà khoa học và khách du lịch đến đây.
Trả lời câu hỏi 2 trang 152 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin và quan sát hình 22.1, hình 22.4, hình 22.5, hãy trình bày đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục “Đặc điểm thiên nhiên châu Nam Cực” và dựa vào hình 22.1, hình 22.4, hình 22.5.
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực:
- Địa hình: độ cao trung bình lớn nhất trên Trái Đất. Đại bộ phận lãnh thổ bị băng bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.
- Khoáng sản: giàu có (than, sắt, dầu mỏ).
- Khí hậu: lạnh nhất, nhiều gió bậc nhất và khô nhất trên Trái Đất.
- Thực vật rất nghèo nàn. Ven lục địa, trên các đảo và vùng biển xung quanh có nhiều loài động vật chịu được lạnh như chim cánh cụt, hải cẩu, chim biển, cá voi,…
? trang 153
Trả lời câu hỏi trang 153 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin và quan sát hình 22.6, hãy mô tả kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục “Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu” và quan sát hình 22.6.
Lời giải chi tiết:
Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu:
- Nhiệt độ tăng làm băng bị tan, dẫn đến sự thay đổi địa hình, gia tăng mực nước biển, thay đổi độ mặn của nước biển và làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật.
- So với thời kì tiền công nghiệp, nếu nhiệt độ tăng 2℃, dải băng Tây Nam Cực sẽ sụp đổ, mức nước biển sẽ dâng hơn 2m; nếu nhiệt độ tăng 6-9℃, hơn 70% lượng băng ở Nam Cực sẽ mất đi, mực nước biển sẽ dâng khoảng 40m.
Luyện tập
Giải bài luyện tập 1 trang 153 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Sự ấm lên của khí hậu có tác động như thế nào đối với thiên nhiên của châu Nam Cực?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học.
Lời giải chi tiết:
Khí hậu ấm lên sẽ ảnh hưởng lớn đến thiên nhiên của châu Nam Cực: nhiệt độ tăng làm băng bị tan, dẫn đến sự thay đổi địa hình, gia tăng mực nước biển, thay đổi độ mặn của nước biển và làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật.
Giải bài luyện tập 2 trang 153 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Vì sao châu Nam Cực không có cư dân sinh sống thường xuyên?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học.
Lời giải chi tiết:
Châu Nam Cực không có cư dân sinh sống thường xuyên do khí hậu rất khắc nghiệt:
- Khí hậu lạnh nhất trên Trái Đất:
+ Nhiệt độ trung bình năm dao động từ - 60°C (trung tâm) đến - 10°C (ven biển).
+ Nhiệt độ thấp nhất trên Trái Đất được ghi nhận ở châu Nam Cực là - 94,7°C (2010).
- Nhiều gió bão nhất trên Trái Đất: gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc 60 km/giờ.
- Khô nhất trên Trái Đất: lượng mưa trung bình năm chỉ khoảng 50 - 150 mm, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi.
Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 153 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Hãy thu thập thông tin về hiện tượng băng tan và băng trôi ở châu Nam Cực.
Phương pháp giải:
Thu thập thông tin trên Internet, sách báo,...
Lời giải chi tiết:
* Nguyên của hiện tượng băng tan và băng trôi:
Nguyên nhân tự nhiên:
- Trái Đất nóng lên do việc phát thải lượng lớn khí metan quá mức cho phép.
- Hiện tượng núi lửa phun trào cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng băng tan.
Nguyên nhân nhân tạo (Chủ yếu do con người):
- Hoạt động công nghiệp xả khí thải ra môi trường;
- Hoạt động giao thông;
- Chặt phá rừng bừa bãi
=> Biến đổi khí hậu. Các khí nhà kính bị tích lũy quá nhiều mà chủ yếu là metan và CO2. Theo đó, những khí này khi thải vào khí quyển sẽ ngăn bức xạ mặt trời phản xạ ra ngoài làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên.
* Hậu quả khi băng tan và băng trôi:
- Mực nước biển dâng cao, một số vùng đất có khả năng biến mất;
- Băng tan gây ô nhiễm không khí;
- Mất môi trường sống của các loài động vật;
- Ảnh hưởng trực tiếp tới con người như các thiên tai, bệnh dịch,…
Bài 8: Nghị luận xã hội
Đề thi giữa kì 1
Chương 5: Thu thập và biểu diễn dữ liệu
Test Yourself 2
Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân
SBT Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 7
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 7
SBT Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức Lớp 7