Câu 1 1
Ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí là ngành
A. có quá trình khai thác ít gây tác động đến môi trường
B. cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất
C. công nghiệp trẻ, mới xuất hiện gần đây
D. có cơ cấu ngành đa dạng, phức tạp
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin mục I
Lời giải chi tiết:
Ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí là ngành cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất
=> Đáp án lựa chọn là B
Câu 1 2
Đặc điểm phân bố chung của ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí là gắn với
A. vùng nguyên liệu
B. các đầu mối giao thông
C. thị trường tiêu thụ
D. nguồn lao động chất lượng cao
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin mục I
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm phân bố chung của ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí là gắn với vùng nguyên liệu
=> Đáp án lựa chọn là A
Câu 1 3
Quốc gia có sản lượng khai thác than lớn nhất thế giới năm 2020 là
A. Trung Quốc
B. Indonexia
C. Ấn Độ
D. Liên bang Nga
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin mục I
Lời giải chi tiết:
Trung Quốc có sản lượng khai thác than lớn nhất thế giới năm 2020
=> Đáp án lựa chọn là A
Câu 1 4
Nhận định nào sau đây không thể hiện rõ đặc điểm chung của công nghiệp điện lực?
A. các cơ sở sản xuất điện phân bố chủ yếu trên các sông lớn hoặc nơi có gió mạnh
B. cơ cấu sản lượng điện thay đổi theo thời gian
C. cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng
D. điện sản xuất từ than chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản lượng điện
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin mục III
Lời giải chi tiết:
Nhận định không thể hiện rõ đặc điểm chung của công nghiệp điện lực là các cơ sở sản xuất điện phân bố chủ yếu trên các sông lớn hoặc nơi có gió mạnh
=> Đáp án lựa chọn là A
Câu 1 5
Các nước có sản lượng điện lớn trên thế giới
A. phân bố chủ yếu ở khu vực Bắc Mỹ, Tây Nam Á
B. phân bố chủ yếu ở khu vực Bắc Phi, Đông Nam Á
C. đều thuộc nhóm nước có nền kinh tế đang phát triển
D. thường là những nước có kinh tế phát triển hoặc dân số đông
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin mục III
Lời giải chi tiết:
Các quốc gia có sản lượng điện lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Liên Bang Nga, Nhật Bản,…Đây là những quốc gia có nền kinh tế phát triển hoặc dân số đông nên nhu cầu tiêu thụ điện rất lớn
=> Đáp án lựa chọn là D
Câu 1 6
Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm của công nghiệp điện tử - tin học?
A. không yêu cầu nguồn lao động có chất lượng cao
B. ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học – công nghệ
C. ngành công nghiệp trẻ, phát triển mạnh từ năm 1990 trở lại đây
D. hoạt động sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin mục IV
Lời giải chi tiết:
Công nghiệp điện tử - tin học yêu cầu nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao
=> Đáp án lựa chọn là A
Câu 1 7
Sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học có đặc điểm là
A. chứa ít hàm lượng khoa học – kĩ thuật và công nghệ
B. khá đa dạng và được ứng dụng trong nhiều ngành kinh tế khác
C. nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của các nước đang phát triển
D. phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ ngành nông nghiệp
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin mục IV
Lời giải chi tiết:
Sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học khá đa dạng và được ứng dụng trong nhiều ngành kinh tế khác
=> Đáp án lựa chọn là B
Câu 1 8
Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
A. vốn đầu tư thường rất lớn
B. quy trình sản xuất đơn giản hơn
C. cơ cấu công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đa dạng
D. là ngành gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin mục V
Lời giải chi tiết:
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng vốn đầu tư thường ít, quy trình sản xuất đơn giản hơn các ngành công nghiệp khác, thời gian sản xuất ngắn
=> Đáp án lựa chọn là A
Câu 1 9
Vai trò quan trọng nhất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm ở các quốc gia là
A. cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu hằng ngày của người dân
B. thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác
C. cung cấp nguồn hàng xuất khẩu chủ lực nhằm thu ngoại tệ
D. góp phần tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin mục V
Lời giải chi tiết:
Vai trò quan trọng nhất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm ở các quốc gia là cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu hằng ngày của người dân
=> Đáp án lựa chọn là A
Câu 1 10
Nhận định nào dưới đây đúng với đặc điểm công nghiệp thực phẩm?
A. vốn đầu tư nhiều, thời gian thu hồi vốn chậm
B. phân bố rộng rãi ở các quốc gia trên thế giới
C. ít phụ thuộc vào nguồn lao động
D. cơ cấu ngành ít đa dạng
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin mục VI
Lời giải chi tiết:
Công nghiệp thực phẩm là ngành đang phát triển và phân bố rộng rãi trên thế giới
=> Đáp án lựa chọn là B
Câu 2
Em hãy nối các ý ở cột A phù hợp với các ý ở cột B
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin mục I
Lời giải chi tiết:
1- a, d. 2- b, c
Câu 3
Dựa vào hình 30.1 trong SGK em hãy hoàn thiện thông tin trong bản sau để xác định các quốc gia có sản lượng khai thác than và khai thác dầu mỏ hàng đầu thế giới, năm 2020 và điền thông tin vào bảng bên dưới
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin mục I
Lời giải chi tiết:
5 quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng khai thác than | 5 quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng khai thác dầu mỏ |
1. Trung Quốc 2. Ấn Độ 3. Hoa Kỳ 4. Indonexia 5. Oxtraylia | 1. Hoa Kỳ 2. Liên Bang Nga 3. Arap Xeut 4. Canada 5. Irac |
Câu 4
Em hãy điền tên các nguồn sản xuất điện qua các hình ảnh dưới đây
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin mục III
Lời giải chi tiết:
Hình 1: Điện nguyên tử
Hình 2: Năng lượng tái tạo (gió)
Hình 3: Năng lượng tái tạo (mặt trời)
Hình 4: Thủy điện
Câu 5
Vì sao công nghiệp điện lực là cơ sở năng lượng thiết yếu để phát triển các ngành kinh tế
Phương pháp giải:
- Phân tích đặc điểm công nghiệp điện lực
Lời giải chi tiết:
Vì hầu hết các ngành kinh tế đều sử dụng điện để hoạt động sản xuất nên ngành này trở thành cơ sở năng lượng thiết yếu để phát triển các ngành khác
Câu 6
Dựa vào kiến thức đã học về công nghiệp điện tử - tin học, em hãy hoàn thiện thông tin trong bảng sau:
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin mục IV
Lời giải chi tiết:
Vai trò | Đặc điểm | Phân bố |
- Đối với nền kinh tế: có vị trí then chốt - Đối với các ngành kinh tế: Tác động lan tỏa mạnh mẽ - Đối với nguồn lao động: thay đổi cơ bản cơ cấu lao động và trình độ lao động | - Lịch sử phát triển: là ngành công nghiệp trẻ, phát triển nhanh từ năm 1990 trở lại đây - Yêu cầu về nguồn lao động: Trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao - Tác động đến môi trường: ít gây ô nhiễm môi trường | - phân bố hầu hết các nước phát triển và ở nhiều nước đang phát triển như Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Oxtraylia, Braxin, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaixia, Việt Nam,… |
Câu 7
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy hoàn thiện sơ đồ dưới đây về cơ cấu sản phẩm nghiệp thực phẩm
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin mục VI
Lời giải chi tiết:
Câu 8
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu những điểm giống nhau giữa công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm theo bảng dưới đây
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin mục V, VI
Lời giải chi tiết:
Vai trò | Đặc điểm | Phân bố |
- Đối với các ngành kinh tế: tạo nguồn hàng xuất khẩu - Đối với đời sống xã hội: phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân. Giải quyết việc làm, tăng thu nhập | - Cơ cấu ngành: đa dạng - Vốn đầu tư ít, quy trình sản xuất đơn giản, thời gian sản xuất ngắn | Phân bố rộng khắp thế giới |
Câu 9
Vì sao công nghiệp thực phẩm phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới
Phương pháp giải:
- Phân tích đặc điểm công nghiệp thực phẩm
Lời giải chi tiết:
Ngành công nghiệp thực phẩm phân bố rộng khắp ở mọi quốc gia trên thế giới vì:
- Công nghiệp thực phẩm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của con người về ăn, uống.
- Có nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào. Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ hải sản.
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao, tác động đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, nhất là nông nghiệp.... là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước.
- Sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm rất phong phú và đa dạng (thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy và đóng hộp, đến chế biến sữa, rượu bia, nước giải khát...).
Tác giả tác phẩm - Cánh Diều
CLIL
Chuyên đề 2. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam
Chương 6. Năng lượng
Unit 4: Gender equality