Câu 1
Trong hoạt động thảo luận nhóm về vấn đề “Thế nào là tôn trọng sự thật?”, nhóm của Nam có 3 ý kiến sau đây:
- Ý kiến 1: Tôn trọng sự thật là công nhận những điều đang diễn ra trong thực tế cuộc sống.
- Ý kiến 2: Tôn trọng sự thật là yêu quý những lời nói, việc làm chân thật của những người xung quanh.
- Ý kiến 3: Tôn trọng sự thật là công nhận cái có thật, đã và đang diễn ra trong thực tế, suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.
Em đồng ý với ý kiến nào trên đây? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các ý kiến và đưa ra quan điểm của mình.
Lời giải chi tiết:
Em đồng ý với ý kiến 3: Tôn trọng sự thật là công nhận cái có thật, đã và đang diễn ra trong thực tế; suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật. Vì đây là ý kiến đúng và đủ nhất trong 3 ý kiến trên.
Câu 2
Biểu hiện nào dưới đây là tôn trọng sự thật?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Cung cấp thông tin khi chưa biết chắc chắn
B. Công nhận cái đúng đã và đang diễn ra
C. Chỉ nói sự thật khi có lợi ích
D. Nghe theo ý kiến của số đông
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các đáp án và lựa chọn đáp án đúng nhất.
Lời giải chi tiết:
Biểu hiện thể hiện tôn trọng sự thật là Công nhận cái đúng đã và đang diễn ra.
Chọn B.
Câu 3
Những việc làm nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng sự thật?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Vẫn biết việc làm đó là đúng nhưng không ủng hộ và làm theo
B. Ủng hộ ý kiến đúng của người mà mình không thích khi ý kiến đó là đúng.
C. Biết việc làm đó là sai nhưng vẫn cố gắng để hoàn thành.
D. Chỉ ra cái sai của bạn bè và giúp bạn sửa chữa sai lầm.
E. Tố cáo người khác nhưng không có căn cứ.
G. Thừa nhận sai lầm của mình và công nhận ý kiến đúng đắn của người khác.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các việc làm và chỉ ra đâu là việc làm thể hiện sự tôn trọng sự thật.
A. Vẫn biết việc làm đó là đúng nhưng không ủng hộ và làm theo
=> Không tôn trọng sự thật
B. Ủng hộ ý kiến đúng của người mà mình không thích khi ý kiến đó là đúng.
=> Tôn trọng sự thật
C. Biết việc làm đó là sai nhưng vẫn cố gắng để hoàn thành.
=> Không tôn trọng sự thật
D. Chỉ ra cái sai của bạn bè và giúp bạn sửa chữa sai lầm.
=> Tôn trọng sự thật
E. Tố cáo người khác nhưng không có căn cứ.
=> Không tôn trọng sự thật
G. Thừa nhận sai lầm của mình và công nhận ý kiến đúng đắn của người khác.
=> Tôn trọng sự thật
Lời giải chi tiết:
Những việc làm thể hiện sự tôn trọng sự thật là: B, D, G
B. Ủng hộ ý kiến đúng của người mà mình không thích khi ý kiến đó là đúng.
D. Chỉ ra cái sai của bạn bè và giúp bạn sửa chữa sai lầm.
G. Thừa nhận sai lầm của mình và công nhận ý kiến đúng đắn của người khác.
Câu 4
Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào dưới đây?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Ý kiến | Đồng tình | Không đồng tình |
A. Tôn trọng sự thật là nói ngay những điều mình biết mà không cần kiểm tra tính đúng đắn của thông tin. |
|
|
B. Người tôn trọng sự thật sẽ luôn thanh thản và tạo nên uy tín, sự tin tưởng ở người khác. |
|
|
C. Tôn trọng sự thật không chỉ nói đúng sự thật đang diễn ra mà còn suy nghĩ và làm theo sự thật. |
|
|
D. Người tôn trọng sự thật sẽ thường chịu nhiều thua thiệt và bị cô lập trong cuộc sống. |
|
|
E. Để thể hiện sự tôn trọng sự thật, nhiều lúc phải cần có sự dũng cảm. |
|
|
G. Tôn trọng sự thật giúp chúng ta có biện pháp đúng đắn để giải quyết tốt các vấn đề, công việc |
|
|
H. Công khai thừa nhận sai lầm, khuyết điểm của bản thân cũng là một biểu hiện của tôn trọng sự thật. |
|
|
I. Người tôn trọng sự thật là người luôn tìm mọi cách để phát hiện và chỉ trích những sai lầm của người khác. |
|
|
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các ý kiến và đánh dấu vào ô chỉ thái độ của mình.
Lời giải chi tiết:
Ý kiến | Đồng tình | Không đồng tình |
A. Tôn trọng sự thật là nói ngay những điều mình biết mà không cần kiểm tra tính đúng đắn của thông tin. |
| X |
B. Người tôn trọng sự thật sẽ luôn thanh thản và tạo nên uy tín, sự tin tưởng ở người khác. | X |
|
C. Tôn trọng sự thật không chỉ nói đúng sự thật đang diễn ra mà còn suy nghĩ và làm theo sự thật. | X |
|
D. Người tôn trọng sự thật sẽ thường chịu nhiều thua thiệt và bị cô lập trong cuộc sống. |
| X |
E. Để thể hiện sự tôn trọng sự thật, nhiều lúc phải cần có sự dũng cảm. | X |
|
G. Tôn trọng sự thật giúp chúng ta có biện pháp đúng đắn để giải quyết tốt các vấn đề, công việc | X |
|
H. Công khai thừa nhận sai lầm, khuyết điểm của bản thân cũng là một biểu hiện của tôn trọng sự thật. | X |
|
I. Người tôn trọng sự thật là người luôn tìm mọi cách để phát hiện và chỉ trích những sai lầm của người khác. |
| x |
Câu 5
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi
CÁI GIÁ CỦA TÔN TRỌNG SỰ THẬT
Một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Oklahoma (miền Nam nước Mỹ), một người bố dẫn hai đứa con của mình đến vui chơi tại một sở thú. Người bố tiến đến quầy vé và hỏi:
- Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi ba vé.
Người bán bé trả lời:
- 3 đô la một vé. Chúng tôi đặc biệt miễn phí cho trẻ em dưới sáu tuổi. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?
- Đứa lớn sáu tuổi và đứa nhỏ thì lên ba. Như vậy tôi phải trả cho ông 6 đô la tất cả. – Người bố trả lời.
Người bán vé ngước lên với cặp mắt ngạc nhiên:
- Sao ông không nói rằng đứa lớn mới chỉ năm tuổi? Như thế có phải là tiết kiệm được 3 đô la không?
Người bố nhìn người bán vé rồi chậm rãi nói:
- Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không nhận ra. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của những đứa con và phẩm chất tôn trọng sự thật của mình với 3 đô la.
(Hồng Diễm – Theo The Stories of Life)
a. Người bố trong câu chuyện trên đã tôn trọng sự thật như thế nào?
b. Từ câu chuyện trên, em thấy tôn trọng sự thật mang lại ý nghĩa gì cho mỗi người trong cuộc sống?
c. Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua câu chuyện trên?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu chuyện và trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Người bố trong câu chuyện trên đã không nói dối tuổi của con mình để được miễn phí 3 đô la.
b. Từ câu chuyện trên, em thấy rằng tôn trọng sự thật sẽ sống thanh thản và tạo nên uy tín, sự tin tưởng và kính trọng của người khác.
c. Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học cho bản thân là cần phải tôn trọng sự thật. Vì chỉ khi biết tôn trọng sự thật thì mới có được sự tin tưởng và kính trọng của người khác.
Câu 6
Em lựa chọn cách giải quyết nào trong những tình huống dưới đâu? Giải thích vì sao?
1. Trong quá trình thảo luận nhóm với nhau, em sẽ:
A. Nghe theo ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình nhất.
B. Lắng nghe ý kiến của bạn, tự đánh giá ý kiến nào đúng đắn nhất thì theo.
C. Không bao giờ đưa ra ý kiến của riêng mình.
2. Khi người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ:
A. Bỏ qua khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường.
B. Xa lánh, không chơi với bạn.
C. Nói thật về khuyết điểm của bạn và giúp đỡ bạn sửa chữa.
3. Khi em thấy cô giáo tiếng Anh dịch nhầm một câu thoại, em sẽ:
A. Vẫn nghe theo cô giáo.
B. Tự mình dịch lại cho đúng
C. Xin phép cô giáo được trao đổi và trình bày ý kiến của mình
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các tình huống để chọn cách giải quyết phù hợp và giải thích lí do em chọn cách giải quyết đó.
Lời giải chi tiết:
1. Trong quá trình thảo luận nhóm với nhau, em sẽ lắng nghe ý kiến của bạn, tự đánh giá ý kiến nào đúng đắn thì theo.
Em chọn cách giải quyết này là vì chỉ khi lắng nghe ý kiến của các bạn thì mình mới nhìn nhận ra được nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề. Từ đó, ta có thể đưa ra đánh giá cuối cùng của bản thân.
2. Khi người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ nói thật về khuyết điểm của bạn và giúp đỡ bạn sửa chữa.
Em chọn cách giải quyết này vì nếu cứ để em thân mắc phải khuyết điểm như vậy thì sẽ dẫn đến hậu quả không tốt.
3. Khi em thấy cô giáo tiếng Anh dịch nhầm một câu thoại, em sẽ xin phép cô giáo được trao đổi và trình bày ý kiến của mình.
Em chọn cách giải quyết như vậy vì nếu không có ý kiến, nhỡ các bạn không để ý thì sẽ bị sai kiến thức.
Câu 7
Khi gặp những tình huống dưới đây, em sẽ xử lí như thế nào?
A. Em chứng kiến bạn của em đăng một thông tin không đúng sự thật về em lên Facebook.
B. Em được bạn nhờ đứng ra làm chứng về một điều không đúng sự thật.
C. Em bị người khác đe dọa để không được nói ra sự thật cho người khác biết.
D. Em thấy một người cố tình trả thiếu tiền khi mua vé số của người mù
E. Em thấy kẻ gian móc túi một hành khách trên xe buýt.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ từng tình huống và đưa ra cách xử lí phù hợp.
Lời giải chi tiết:
A. Em chứng kiến bạn của em đăng một thông tin không đúng sự thật về em lên Facebook.
=> Em sẽ nói chuyện riêng với bạn và nhắc bạn gỡ xuống.
B. Em được bạn nhờ đứng ra làm chứng về một điều không đúng sự thật.
=> Em sẽ từ chối bạn và khuyên bạn rằng không nên làm như vậy.
C. Em bị người khác đe dọa để không được nói ra sự thật cho người khác biết.
=> Em sẽ nói với bố mẹ hoặc một người lớn thân thiết để tìm cách giải quyết.
D. Em thấy một người cố tình trả thiếu tiền khi mua vé số của người mù.
=> Em sẽ lại gần người mua vé số và nhắc nhớ người đó trả đủ cho người bán vé số.
E. Em thấy kẻ gian móc túi một hành khách trên xe buýt.
=> Em sẽ tìm sự giúp đỡ của người lớn trên xe.
Câu 8
Hãy đọc những trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
a. Sau khi phát bài kiểm tra, cô giáo yêu cầu cả lớp đọc kết quả bài làm để cô giáo ghi vào sổ. Điểm bài làm của Thảo là 8 nhưng Thảo đọc nhầm thành 9. Vài ngày sau, Thảo mới phát hiện ra mình đã đọc nhầm điểm cho cô giáo.
Trong trường hợp trên, theo em Thảo nên làm thế nào?
b. Trong lúc chạy nhanh vào lớp học cho kịp giờ, Hậu vô tình làm vỡ chậu hoa trong góc hành lang. Lúc này chỉ có Bình nhìn thấy. Sợ bị phát hiện nên Hậu nhờ bình giấu kín chuyện và không nói cho ai biết.
Trong trường hợp trên, theo em, Bình nên làm thế nào?
c. Trong một tiết tự quản, giữa Thanh và Tùng có xảy ra xô xát rồi dẫn đến đánh nhau. Hạnh ngồi giữa hai bạn và chứng kiến toàn bộ sự việc. Ngày hôm sau, cô giáo chủ nhiệm yêu cầu cả ba bạn tường trình lại sự việc. Nhưng nghĩ rằng tốt nhất là nên đứng ngoài cuộc và cũng để tránh mất lòng bạn bè nên Hạnh đã nói với cô giáo là không biết gì về chuyện đó.
Trong trường hợp trên, theo em, Hạnh nên xử lí như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các trường hợp và đưa ra cách xử lí phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Trong trường hợp này, theo em, Thảo nên gặp riêng cô giáo và xin lỗi về sự nhầm lẫn của mình, đồng thời bạn báo lại điểm đúng của mình để cô sửa trong sổ.
b. Nếu em là Bình, em sẽ không đồng ý với Hậu và khuyên bạn ấy nên báo lại sự việc với thầy, cô hoặc người phụ trách dọn dẹp hành lang. Đồng thời, Hậu cần phải xin lỗi về hành động của mình.
c. Theo em, Hạnh nên nói rõ mọi chuyện cho cô giáo nghe. Bạn Hạnh cần nói toàn bộ những gì mà bạn ấy nhìn thấy để cô giáo nhìn nhận vấn đề và giải quyết sự việc.
Câu 9
Gần đây, Thương tâm sự với Hải về những khó khăn mà gia đình mình gặp phải và muốn Hải hứa không được nói với ai. Bố ốm nặng, thu nhập của gia đình không đủ trang trải, Thương phải dành nhiều thời gian cho việc phụ giúp công việc gia đình khiến việc học hành sa sút và bị cô giáo nhắc nhở. Hải rất muốn nói cho cô giáo biết sự thật về hoàn cảnh gia đình Thương để bạn được cảm thông và giúp đỡ. Nhưng vì đã hứa với Thương nên Hải băn khoăn không biết có nên nói sự thật này hay không?
Theo em, Hải có nên nói sự thật về hoàn cảnh của Thương không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ tình huống và đưa ra cách giải quyết phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Theo em, Hải nên nói sự thật về hoàn cảnh của Thương với cô giáo. Mặc dù Hải đã hứa với Thương nhưng nếu cứ mãi giữ kín chuyện này thì cô giáo sẽ không nắm bắt được vấn đề, cũng không thể giúp đỡ được Thương. Việc cô giáo biết hoàn cảnh gia đình nhà Thương cũng không phải là một việc xấu. Cô giáo có thể có cách để giúp đỡ bạn Thương vượt qua giai đoạn khó khăn.
Câu 10
Sau giờ tan học, Hùng và Nhân rủ nhau chơi đá bóng ở công viên. Sau khi chơi xong, quá khát nước, Hùng đã tự động lấy tiền mà mẹ đưa đóng học phí để mua kem và mời Nhân cùng ăn. Về nhà, Hùng nói dối mẹ là đã đánh rơi tiền học phí. Vì có bạn làm chứng nên mẹ không trách phạt và cho Hùng khoản tiền khác để đóng học phí.
a. Em có nhận xét gì về hành vi của cả hai bạn Hùng và Nhân?
b. Việc làm của Hùng có thể dẫn đến những hậu quả gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ tình huống và trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Hành vi của Hùng và Nhân thể hiện sự gian dối, không trung thực.
b. Việc làm của Hùng có thể dẫn đến những hậu quả như:
- Hùng và Nhân sẽ quen thói dối gian, không trung thực.
- Bố mẹ sẽ phát hiện ra và mất niềm tin vào Hùng và Nhân
Câu 11
Hãy kể lại một việc làm thể hiện việc em đã tôn trọng sự thật, lợi ích mang lại và biện pháp phát huy.
Việc làm tôn trọng sự thật | Lợi ích | Biện pháp |
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và hoàn thiện bảng.
Lời giải chi tiết:
Việc làm tôn trọng sự thật | Lợi ích | Biện pháp phát huy |
- Không cho bạn chép bài khi bạn không làm bài tập về nhà
- Báo cáo đúng tình hình lớp cho cô giáo | - Giúp bạn biết tự giác làm bài tập, không ỉ lại
- Giúp cô nắm được chính xác tình hình của lớp | - Cùng học nhóm với các bạn, giúp đỡ các bạn học kém - Nhắc nhở các bạn nghiêm chỉnh thực hiện nội quy trường, lớp. |
Chương 1. Số tự nhiên
Chương I - NHÀ Ở
CHƯƠNG 2. SỐ NGUYÊN
Unit 3. My Friends
Giải Sách bài tập Ngữ Văn 6 tập 1 CTST