Câu 1 1
Kinh tuyến nằm giữa múi giờ số 7 là kinh tuyến
A. 75°Đ
B. 75°T.
C. 105°Đ.
D. 105 °T.
Phương pháp giải:
- Dựa vào cách tính múi giờ: Trái Đất có 24 múi giờ mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến.
Lời giải chi tiết:
Kinh tuyến nằm giữa múi giờ số 7 là kinh tuyến: 7 x 15 = 105. Vì nằm bên phải so với múi giờ số 0 nên múi giờ số 7 có kinh tuyến 105 °Đ đi qua
=> Đáp án lựa chọn là C
Câu 1 2
Theo quy định, những địa điểm thuộc kinh tuyến nào dưới đây được đón năm mới đầu tiên trên trái Đất?
A. các địa điểm nằm trên kinh tuyến 0°.
B. các địa điểm nằm trên kinh tuyến 180°.
C. các địa điểm nằm trên kinh tuyến 90°Đ.
D. các địa điểm nằm trên kinh tuyến 90°T.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục 2 (giờ trên Trái Đất).
Lời giải chi tiết:
Do Trái Đất chuyển động từ Tây sang Đông và quy định lấy kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế nên các địa phương ở các địa điểm nằm trên kinh tuyến 180o sẽ được đón năm mới đầu tiên trên Trái Đất.
=> Đáp án lựa chọn là B
Câu 1 3
Một số nơi Trái Đất xảy ra hiện tượng “đêm địa cực” khi
A. ngày dài 24h.
B. đêm dài 24h.
C. đêm dài 12h.
D. ngày dài 12h.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục II (hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất).
Lời giải chi tiết:
Đêm dài 24h gọi là đêm địa cực
=> Đáp án lựa chọn là B
Câu 1 4
Trong khi bán cầu bắc đang là mùa đông thì bán cầu Nam là
A. mùa xuân.
B. mùa hạ.
C. mùa thu.
D. mùa đông.
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục II (hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất).
Lời giải chi tiết:
Trong khi bán cầu bắc đang là mùa đông thì bán cầu Nam là mùa hạ
=> Đáp án lựa chọn là B.
Câu 1 5
Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động xung quanh Mặt Trời thì
A. quanh năm đều là ngày.
B. sự sống vẫn tồn tại và phát triển.
C. ngày, đêm trên Trái Đất dài một năm
D. Trái Đất nhận được lượng nhiệt lớn.
Phương pháp giải:
- Vận dụng kiến thức về các hệ quả chuyển động của Trái Đất
Lời giải chi tiết:
Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động xung quanh Mặt Trời thì trong năm, một nửa địa cầu sẽ là ban ngày trong 6 tháng, nửa còn lại sẽ là ban đêm trong 6 tháng. Điều đó khiến cho lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời là rất lớn, không thể phát triển sự sống trên Trái Đất.
=> Đáp án lựa chọn là D
Câu 2
Em hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống (….) để hoàn thành đoạn văn dưới đây.
Trái Đất có dạng hình…nên trong cùng một thời điểm chỉ được Mặt trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là …., nửa không được chiếu sáng là….Tuy nhiên, Trái Đất không đứng yên mà….quanh trục tưởng tượng của nó nên đã tạo ra sự…ngày và đêm trên Trái Đất
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục 1 (Sự luân phiên ngày, đêm)
Lời giải chi tiết:
Trái Đất có dạng hình cầu nên trong cùng một thời điểm chỉ được Mặt trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm. Tuy nhiên, Trái Đất không đứng yên mà tự quay quanh trục tưởng tượng của nó nên đã tạo ra sự luân phiên ngày và đêm trên Trái Đất
Câu 3
Em hãy điền nội dung thích lớp vào chỗ trống (….) trong các câu sau:
1. Trên Trái Đất được chia làm ….múi giờ
2. Mỗi múi giờ rộng…độ kinh tuyến
3. Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ….
4. Việt Nam nằm trong múi giờ số…
5. Kinh tuyến đổi ngày là kinh tuyến….
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục 2 (Giờ trên Trái Đất)
Lời giải chi tiết:
1. 24
2. 15
3. quốc tế
4. 7
5. 180°
Câu 4
Em hãy đọc đoạn thông tin sau và có biết vì sao có sự chênh lệch thời gian ở 2 hòn đảo này
Phương pháp giải:
Quan sát hình 5 và đọc thông tin trong mục 2 (Giờ trên Trái Đất)
Lời giải chi tiết:
Vì giữa hai hòn đảo có kinh tuyến 180° (đường chuyển ngày quốc tế) đi qua nên đi từ tây sang đông, qua kinh tuyến 180 ° thì lùi 1 ngày lịch; còn nếu đi từ đông sang tây, thì tăng 1 ngày lịch.
Câu 5
Em hãy nối các ý ở cột A, cột C với các ý ở cột B sao cho phù hợp với các mùa ở 2 bán cầu theo dương lịch
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục 1 (Các mùa trong năm).
Lời giải chi tiết:
Xuân phân (21-3) đến Hạ chí (22-6): mùa xuân (BCB), mùa thu (BCN)
Hạ chí (22-6) đến Thu phân (23-9): mùa hạ (BCB), mùa đông (BCN)
Thu phân (23-9) đến Đông chí (22-12): mùa thu (BCB), mùa xuân (BCN)
Đông chí (22-12) đến Xuân phân (21-3): mùa đông (BCB), mùa hạ (BCN)
Câu 6
Dựa vào nội dung mục II, bài 5 trong SGK, em hãy hoàn thành nội dung bảng sau
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục II
Lời giải chi tiết:
Chuyên đề 2: Phương pháp quy nạp toán học. Nhị thức Newton
Unit 3: Shopping
Đề thi học kì 2
Chương 5. Vi sinh vật và ứng dụng
CHƯƠNG V. NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC