Đề bài
Thí nghiệm 1: Tính axit – bazo
a. Đặt một mẩu giấy chỉ thị pH lên mặt kính đồng hồ. Nhỏ lên mẩu giấy đó một giọt dung dịch HCl 0,10M. So sánh màu của mẩu giấy với mẫu chuẩn để biết giá trị của pH
b. Làm tương tự như trên, nhưng thay dung dịch HCl lần lượt bằng từng dung dịch sau: CH3COOH 0,10M ; NaOH 0,10M ; NH3 0,10M. Giải thích
Thí nghiệm 2: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
a. Cho khoảng 2ml dung dịch Na2CO3 đặc vào ống nghiệm đựng khoảng 2ml dung dịch CaCl2 đặc. Nhận xét hiện tượng xảy ra
b. Hòa tan kết tủa thu được ở thí nghiệm (a) bằng dung dịch HCl loãng. Nhận xét các hiện tượng xảy ra
c. Một ống nghiệm đựng khoảng 2ml dung dịch NaOH loãng. Nhỏ vào đó vài giọt phenolphtalein. Nhận xét màu của dung dịch. Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào ống nghiệm trên, vừa nhỏ vừa lắc cho đến khi mất màu. Giải thích hiện tượng xảy ra
Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên dưới dạng phân tử và ion rút gọn.
Lời giải chi tiết
Thí nghiệm 1 (trang 24 SGK Hóa 11) Tính axit - bazơ
Lời giải:
- Dụng cụ:
+ Mặt kính đồng hồ.
+ Ống hút nhỏ giọt.
+ Bộ giá ống nghiệm.
- Hóa chất :
+ Dung dịch HCl 0,1M.
+ Giấy chỉ thị pH.
+ Dung dịch \(NH_3\) 0,1M.
+ Dung dịch \(CH_3COOH\) 0,1M.
+ Dung dịch NaOH 0,1M.
- Cách tiến hành thí nghiệm:
+ Đặt một mẩu giấy chỉ thị pH lên mặt kính đồng hồ. Nhỏ lên mẩu giấy đó một giọt dung dịch HCl 0,10M.
+ So sánh màu của mẩu giấy với mẫu chuẩn để biết giá trị pH.
+ Làm tương tự như trên, nhưng thay dung dịch HCl lần lượt bằng từng dung dịch sau : \(CH_3COOH\) 0,10M; NaOH 0,10M; \(NH_3\) 0,10M. Giải thích.
- Hiện tượng và giải thích:
+ Nhỏ dung dịch HCl 0,1M lên mẫu giấy pH, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 1: Môi trường axít mạnh.
+ Thay dung dịch HCl bằng dung dịch \(NH_3\) 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH = 9: Môi trường bazơ yếu.
+ Thay dung dịch \(NH_4Cl\) bằng dd \(CH_3COOH\) 0,1M, giấychuyển sang màu ứng với pH = 4. Môi trường axít yếu.
+ Thay dung dịch HCl bằng dd NaOH 0,1M, giấy chuyển sang màu ứng với pH=13. Môi trường kiềm mạnh.
Thí nghiệm 2 (trang 24 SGK Hóa 11) Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Lời giải:
- Dụng cụ:
+ Ống nghiệm.
+ Thìa, muỗng lấy hóa chất.
- Hóa chất:
+ Dung dịch \(Na_2CO_3\).
+ Dung dịch \(CaCl_2\).
+ Dung dịch phenolphtalein.
+ Dung dịch HCl.
+ Dung dịch NaOH.
- Cách tiến hành thí nghiệm:
+ Cho khoảng 2 ml dung dịch \(Na_2CO_3\) đặc vào ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch \(CaCl_2\) đặc. Nhận xét hiện tượng xảy ra.
+ Hòa tan kết tủa thu được ở thí nghiệm a) bằng dung dịch HCl loãng. Nhận xét các hiện tượng xảy ra.
+ Một ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch NaOH loãng. Nhỏ vào đó vài giọt dung dịch phenolphtalein. Nhận xét màu của dung dịch. Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào ống nghiệm trên, vừa nhỏ vừa lắc cho đến khi mất màu. Giải thích hiện tượng xảy ra.
- Hiện tượng:
a. Nhỏ dung dịch \(Na_2CO_3\) đặc vào dung dịch \(CaCl_2\) đặc xuất hiện kết tủa trắng \(CaCO_3\).
\(Na_2CO_3 + CaCl_2 → CaCO_3↓ + 2NaCl\).
b. Hoà tan kết tủa \(CaCO_3\) vừa mới tạo thành bằng dd HCl loãng: Xuất hiện các bọt khí \(CO_2\), kết tủa tan thì \(CaCO_3 + 2 HCl → CaCl_2 + CO_2 + H_2O\).
c. Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch NaOH loãng chứa trong ống nghiệm, dung dịch có màu hồng tím. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl vào, vừa nhỏ vừa lắc,dung dịch sẽ mất màu. Phản ứng trung hoà xảy ra tạo thành dung dịch muối trung hoà NaCl và \(H_2O\) môi trường trung tính.
\( NaOH + HCl → NaCl + H_2O\).
- Giải thích và phương trình phản ứng: Khi lượng NaOH bị trung hoà hết, màu hồng của Phenolphtalein trong kiềm không còn, dung dịch chuyển thành không màu
Câu hỏi tự luyện Sử 11
Bài 3. Phòng chống tệ nạn xã hội ở VN trong thời kì hội nhập quốc tế
Chuyên đề I. Phép biến hình phẳng
Unit 4: The Body
Chuyên đề 2: Một số vấn đề về pháp luật dân sự
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11