Câu 1
Trả lời câu hỏi câu 1 trang 15 SBT Lịch sử 10
Câu 1. Về cơ sở hình thành của văn minh Ai Cập, Hê-rô-đốt từng viết
A, “Sông Nin là bầu sữa mẹ của văn minh Ai Cập”.
B, “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”,
C, “Không có sông Nin thì không có Ai Cập”.
D, “Văn minh Ai Cập là quà tặng của sông Nin”.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Về cơ sở hình thành của văn minh Ai Cập, Hê-rô-đốt từng viết 'Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin".
Chọn B
Câu 2
Trả lời câu hỏi câu 1 trang 15 SBT Lịch sử 10
Câu 2. Các con sông lớn là cơ sở hình thành những nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại vì
A, Đã tạo nên những đồng bằng rộng lớn, bồi đắp phù sa màu mỡ.
B, Khí hậu tại các khu vực này thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.
C, Nền kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
D, Có các hải cảng, nước sâu và kín gió.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Các con sông lớn là cơ sở hình thành những nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại vì đã tạo nên những đồng vằng rộng lớn, bồi đắp phù sa màu mỡ.
Chọn A
Câu 3
Trả lời câu hỏi câu 1 trang 15 SBT Lịch sử 10
Câu 3. Xã hội phân chia thành các đẳng cấp là cơ sở hình thành của nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại vì
A, Sự phân chia đẳng cấp tạo điều kiện thiết lập chế độ dân chủ.
B, Các đẳng cấp trên có tiềm lực kinh tế, chính trị trên cơ sở bóc lột các đẳng cấp dưới.
C, Các đẳng cấp dưới không có điều kiện tham gia vào bộ máy nhà nước.
D, Tạo điều kiện đẳng cấp trên có cuộc sống xa hoa.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Xã hội phân chia thành các đăng cấp là cơ sở hình thành của nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại vì các đẳng cấp trên có tiềm lực kinh tế, chính trị trên có sở bóc lột các đẳng cấp dưới.
Chọn B
Câu 4
Trả lời câu hỏi câu 4 trang 16 SBT Lịch sử 10
Câu 4. Xã hội Trung Hoa thời trung đại gồm những giai cấp cơ bản nào sau đây?
A, Chủ nô và nô lệ.
B, Quý tộc và nông dân.
C, Địa chủ phong kiến và nông dân.
D, Quý tộc phong kiến và nô lệ.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Xã hội Trung Hoa thời trung đại gồm các giai cấp cơ bản: Địa chủ phong kiến và nông dân.
Chọn C
Câu 5
Trả lời câu hỏi câu 5 trang 16 SBT Lịch sử 10
Câu 5. Sự khác biệt trong cơ sở hình thành của nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại so với văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là
A, Mô hình nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế.
B, Xã hội phân chia thành các đẳng cấp khắt khe.
C, Được hình thành bên lưu vực các dòng sông lớn.
D, Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Sự khác biệt trong cơ sở hình thành của nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại so với văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là xã hội phân chia thành các đẳng cấp khắt khe.
Chọn B
Câu 6
Trả lời câu hỏi câu 6 trang 16 SBT Lịch sử 10
Câu 6. Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền là cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại vì
A, Phù hợp với điều kiện tự nhiên.
B, Tạo điều kiện thiết lập chế độ phân chia đẳng cấp.
C, Nhà vua có quyền lực tối cao, tạo cơ sở cho sáng tạo những thành tựu văn minh.
D, Tạo điều kiện cho giai cấp nông dân sản xuất nông nghiệp.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền là cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại vì nhà vua có quyền lực tối cao, tạo cơ sở cho sáng tạo những thành tựu văn minh.
Chọn C
Câu 7
Trả lời câu hỏi câu 7 trang 16 SBT Lịch sử 10
Câu 7. Một trong những ý nghĩa của chữ viết Ai Cập thời kì cổ đại là
A, Phản ánh trình độ tư duy cao của cư dân Ai Cập.
B, Cơ sở của chữ tượng hình sau này.
C, Cơ sở để cư dân Ai Cập giỏi về hình học.
D, Biểu hiện cao của tính chuyên chế.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Một trong những ý nghĩa của chữ viết Ai Cập thời kì cổ đại là phản ánh trình độ tư duy cao của cư dân Ai Cập.
Chọn A
Câu 8
Trả lời câu hỏi câu 8 trang 16 SBT Lịch sử 10
Câu 8. Thành tựu về lĩnh vực nào sau đây của văn minh Ai Cập thời kì cổ đại đã được ứng dụng hiệu quả trong việc xây dựng kim tự tháp?
A,Tôn giáo, tín ngưỡng.
B, Toán học.
C, Kĩ thuật ướp xác.
D, Chữ viết.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Thành tựu về lĩnh vực Toán học của văn minh Ai Cập thời kì cổ đại đã được ứng dụng hiệu quả trong việc xây dựng kim tự tháp.
Chọn B
Câu 9
Trả lời câu hỏi câu 9 trang 16 SBT Lịch sử 10
Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của Nho giáo?
A, Là một đóng góp lớn của nhân dân Trung Hoa đối với văn minh phương Tây.
B, Là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa.
C, Thể hiện trình độ tư duy cao, lưu giữ thông tin lớn.
D, Cơ sở cho sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Nho giáo là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa.
Chọn B
Câu 10
Trả lời câu hỏi câu 10 trang 16 SBT Lịch sử 10
Câu 10. Phát minh về kĩ thuật nào sau đây của người Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành hàng hải?
A, La bàn.
B, Thuốc súng.
C, Kĩ thuật in.
D, Làm giấy.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Phát minh về kĩ thuật của người Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành hàng hải là La bàn.
Chọn A
Câu 11
Trả lời câu hỏi câu 11 trang 18 SBT Lịch sử 10
Câu 11. Lĩnh vực nào sau đây của nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam?
A, Y học.
B, Văn học.
C, Kiến trúc, điêu khắc.
D, Sử học.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Lĩnh vực của nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam là Kiến trúc, điêu khắc.
Chọn C
Câu 12
Trả lời câu hỏi câu 12 trang 18 SBT Lịch sử 10
Câu 12. Một trong những ý nghĩa của các công trình kiến trúc và điêu khắc của nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại là
A, Thể hiện ảnh hưởng của tôn giáo tới nghệ thuật.
B, Có ảnh hưởng lớn đến văn minh thời Phục hưng.
C, Phản ánh Hin-đu giáo là tư tưởng chính thống của Ấn Độ.
D, Phản ánh tư tưởng độc tôn của Phật giáo.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Các công trình kiến trúc và điêu khắc của nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại là thể hiện ảnh hưởng của tôn giáo tới nghệ thuật.
Chọn A
Câu 13
Trả lời câu hỏi câu 13 trang 18 SBT Lịch sử 10
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Từ những kiến thức và hiểu biết đã có, ta có thể ghép các nền văn minh ở cột A với nội dung ở cột B như sau:
1 - C, I; 2 - A, G; 3 - B, D, E, H.
Câu 14
Trả lời câu hỏi câu 14 trang 18 SBT Lịch sử 10
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Từ kiến thức đã được học, ta có thể điền vào chỗ trống các từ lần lượt như sau:
1, Ta-giơ Ma-han
2, Kiến trúc sư
3, I-ta-li-a
4, Đá cẩm thạch trắng
Câu 15
Trả lời câu hỏi câu 15 trang 18 SBT Lịch sử 10
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 10
Lời giải chi tiết:
Từ những kiến thức và hiểu biết đã có, ta có thể ghép các thành tựu của nền văn minh ở cột A với ý nghĩa của các thành tựu ở cột B như sau:
1 - C; 2 - B; 3 - D; 4 - A; 5 - G; 6 - E.
Câu 16
Trả lời câu hỏi câu 16 trang 18 SBT Lịch sử 10
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại Bài 6 – SGK Lịch Sử 10
Xem các tư liệu, video về các công trình nói trên
Những hiểu biết và kiến thức của bản thân
Lời giải chi tiết:
Quần thể Kim tự tháp Gi-za
Địa điểm: Tọa lạc tại cao nguyên Giza vùng ngoại ô Cairo, Ai Cập. Khu lăng mộ cổ này nằm khoảng 8 km bên trong sa mạc từ thị trấn Giza cổ trên bờ sông Nin, cách 20 km.
Thời gian xây dựng: Khu lăng mộ Giza, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 26 trước Công nguyên
Mục đích xây dựng: Cất giữ thi hài của nhà vua
Kim tự tháp Gi-za là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới. Cho đến bây giờ, kim tự tháp Ai Cập vẫn là một biểu tượng bất diệt với thời gian là kỳ quan cổ đại duy nhất tồn tại nguyên vẹn.
Địa điểm này đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1979. Hàng năm, khu lăng mộ Giza thu hút hàng trăm nghìn du khách đến tham quan nét kiến trúc Ai Cập cổ độc đáo và hàng loạt phế tích có giá trị trong khuôn viên này.
Kim tự tháp và quá trình hoàn thành nó vẫn là niềm tự hào của người dân Ai Cập. Sự vĩ đại và kỳ diệu của Kim Tự Tháp thể hiện rõ trình độ và sự sáng tạo của người dân Ai Cập. Cho đến nay, những bí ẩn trong quá trình xây dựng nó vẫn là một câu hỏi lớn của nhân loại.
Unit 3: On screen
Soạn Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2 - siêu ngắn
CHỦ ĐỀ III. LIÊN KẾT HÓA HỌC
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Vật lí lớp 10
Đề thi giữa kì 1
Chuyên đề học tập Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10
Đề thi, kiểm tra Lịch sử lớp 10
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 10
SBT Lịch sử 10 - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10
SGK Lịch sử - Cánh Diều Lớp 10
SGK Lịch sử - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Lịch sử - Kết nối tri thức Lớp 10