1. Nội dung câu hỏi
Viết báo cáo ngắn gọn về đặc điểm và các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
Gợi ý:
- Giới thiệu khái quát về nền kinh tế tri thức.
- Các đặc điểm của nền kinh tế tri thức.
- Các biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
2. Phương pháp giải
Ôn tập lại các kiến thức về đặc điểm, biểu hiện của nền kinh tế tri thức.
3. Lời giải chi tiết
- Khái niệm:
+ Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối, sử dụng tri thức và công nghệ hiện đại. Cơ sở của nền kinh tế tri thức là tri thức (thể hiện trong con người và trong công nghệ).
+ Trong nền kinh tế tri thức, việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, xã hội; tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Ý nghĩa:
+ Sự ra đời và phát triển của nền kinh tri thức là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất xã hội, được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ tiên tiến hiện đại. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các sáng kiến, phát minh khoa học,... đã tạo ra tính linh hoạt, hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất.
+ Là giai đoạn phát triển cao của lực lượng sản xuất, cao hơn so với kinh tế công nghiệp và kinh tế nông nghiệp. Tri thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Thứ nhất, tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp.
• Tri thức là nguồn lực vô hình to lớn, quan trọng nhất trong đầu tư phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức.
• Nền kinh tế tri thức lấy tri thức là nguồn lực có vị trí quyết định nhất của sản xuất, là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển.
- Thứ hai, nền kinh tế dựa ngày càng nhiều vào các thành tựu của khoa học - công nghệ, vào việc nghiên cứu, sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới.
- Thứ ba, cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng ngày càng coi trọng lao động trí tuệ.
• Xu hướng: giảm số lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, tăng số lao động trí tuệ.
• Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người.
- Thứ tư, quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng.
• Quyền sở hữu trí tuệ là sự bảo đảm pháp lý cho tri thức và sự đổi mới sáng tạo sẽ tiếp tục được tạo ra, duy trì và phát triển.
• Nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới là hai nhân tố then chốt để đánh giá khả năng cạnh tranh, tiềm năng phát triển và sự thịnh vượng của một quốc gia. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được xem là nguyên tắc cơ bản trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế tri thức.
- Thứ năm, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu.
• Nền kinh tế tri thức chỉ được hình thành và phát triển khi lực lượng sản xuất xã hội đã phát triển ở trình độ cao, phân công lao động mang tính quốc tế và theo đó là hệ thống sản xuất mang tính kết nối giữa các doanh nghiệp các quốc gia trong một chuỗi giá trị sản phẩm.
• Trong nền kinh tế tri thức, sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức không còn nằm trong phạm vi biên giới một quốc gia. Nền kinh tế tri thức còn được gọi là nền kinh tế toàn cầu hóa nối mạng, hay là nền kinh tế toàn cầu dựa vào tri thức.
- Ngoài các đặc điểm trên, nền kinh tế tri thức còn là một nền kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường; làm thay đổi cơ cấu xã hội và thang giá trị xã hội, làm xuất hiện các cộng đồng dân cư kiểu mới, các làng khoa học, các công viên khoa học, vườn ươm khoa học...
- Lao động tri thức chiếm tỉ lệ cao.
- Cơ cấu nền kinh tế có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng GDP cao nhất.
- Xuất hiện nhiều ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin và truyền thông là động lực chủ yếu cho phát triển nền kinh tế.
- Chú trọng cho giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực tri thức chất lượng cao.
Unit 16: The Wonders Of The World - Các kì quan của thế giới
Chương 1. Mô tả dao động
CHUYÊN ĐỀ 2: CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG THẾ KỈ XX
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 1
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương V - Hóa học 11
SGK Địa lí Lớp 11
SGK Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Địa lí 11
SBT Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Cánh Diều
SGK Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 11
SBT Địa lí Lớp 11
Tập bản đồ Địa lí Lớp 11