Câu 1
Theo em, những dấu hiệu nào cho biết một người có khả năng tự nhận thức bản thân?
Phương pháp giải:
Em nhớ lại kiến thức đã học và suy nghĩ để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Những dấu hiệu cho biết một người có khả năng tự nhận thức bản thân là:
- Biết nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình
- Đặt ra mục tiêu phù hợp với bản thân
Câu 2
Khi một người biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu,… của bản thân, người đó được gọi là người như thế nào?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tự nhận thức bản thân
B. Tự hoàn thiện bản thân
C. Tự phát triển bản thân
D. Tự rèn luyện bản thân
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đề bài và lựa chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Khi một người biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu,… của bản thân, người đó được gọi là người tự nhận thức bản thân
=> Chọn A
Câu 3
Trong những trường hợp sau đây, đâu là biểu hiển của tự nhận thức bản thân?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Lan học giỏi Tiếng Anh nên khi cô giáo giao nhiệm vụ theo nhóm, Lam quyết định chọn ý tưởng của riêng mình mà không lắng nghe ý kiến của các bạn khác.
B. Mỗi khi các bạn nhận xét không đúng về mình thì Tuấn lại tự trách bản thân là kém cỏi.
C. Sau khi thuyết trình trước lớp, Hương hỏi những người bạn cùng tổ về cách nói của mình để tự điều chỉnh cho tốt hơn.
D. Dựa vào kết quả xem tử vi, Thành nhận ra được những ưu điểm và nhược điểm của bản thân.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các trường hợp và chỉ ra đâu là trường hợp thể hiện sự tự nhận thức bản thân.
A. Lan học giỏi Tiếng Anh nên khi cô giáo giao nhiệm vụ theo nhóm, Lam quyết định chọn ý tưởng của riêng mình mà không lắng nghe ý kiến của các bạn khác.
=> Hành động của Lan thể hiện sự tự tin thái quá, không tôn trọng ý kiến của người khác.
B. Mỗi khi các bạn nhận xét không đúng về mình thì Tuấn lại tự trách bản thân là kém cỏi.
=> Hành động của Tuấn thể hiện sự chưa nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
C. Sau khi thuyết trình trước lớp, Hương hỏi những người bạn cùng tổ về cách nói của mình để tự điều chỉnh cho tốt hơn.
=> Hành động của Hương thể hiện sự cầu tiến, hướng tới việc hoàn thiện bản thân.
D. Dựa vào kết quả xem tử vi, Thành nhận ra được những ưu điểm và nhược điểm của bản thân.
=> Hành động của Thành chưa thể hiện sự tự nhận thức bản thân vì Thành chỉ dựa trên đánh giá của tử vi chứ không phải sự tự nhận thức về chính mình.
Lời giải chi tiết:
Biểu hiện của sự tự nhận thức bản thân là "Sau khi thuyết trình trước lớp, Hương hỏi những người bạn cùng tổ về cách nói của mình để tự điều chỉnh cho tốt hơn".
Chọn C.
Câu 4
Những việc nào dưới đây học sinh nên làm để phát huy khả năng tự nhận thức bản thân?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tự tin vào bản thân, quý trọng bản thân
B. Mơ ước được trở thành người khác
C. Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân
D. Học hỏi những điều hay, điểm tốt của người khác
E. Đánh giá mình thấp hơn khả năng thực tế
G. Tìm đến những người tin cậy để được trợ giúp
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các ý kiến và lựa chọn những ý đúng.
Lời giải chi tiết:
Theo em, những việc học sinh nên làm để phát huy khả năng tự nhận thức bản thân là: A, C, D, G
A. Tự tin vào bản thân, quý trọng bản thân
C. Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân
D. Học hỏi những điều hay, điểm tốt của người khác
G. Tìm đến những người tin cậy để được trợ giúp
Câu 5
Những trường hợp nào sau đây thể hiện một người biết hay chưa biết tôn trọng bản thân?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Biết tôn trọng bản thân | Chưa biết tôn trọng bản thân | |
A. Hoa thích tự chăm sóc, tự phục vụ bản thân | ||
B. Vân rất thất vọng vì chiều cao của mình không bằng các bạn khác | ||
C. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng An vẫn cố gắng học tốt và hòa đồng với bạn bè | ||
D. Dũng rất hay thay đổi kiểu tóc và trang phục sao cho thật giống thần tượng của mình | ||
E. Dù nhà xa cách trường nhưng Tuấn vẫn cố gắng không đi học muộn | ||
G. Mỗi khi bạn thân của mình đưa ra lời khuyên, Hà đều cố gắng làm theo lời bạn |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các trường hợp và đánh dấu vào ô thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Biết tôn trọng bản thân | Chưa biết tôn trọng bản thân | |
A. Hoa thích tự chăm sóc, tự phục vụ bản thân | X |
|
B. Vân rất thất vọng vì chiều cao của mình không bằng các bạn khác |
| X |
C. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng An vẫn cố gắng học tốt và hòa đồng với bạn bè | X |
|
D. Dũng rất hay thay đổi kiểu tóc và trang phục sao cho thật giống thần tượng của mình |
| X |
E. Dù nhà xa cách trường nhưng Tuấn vẫn cố gắng không đi học muộn | X |
|
G. Mỗi khi bạn thân của mình đưa ra lời khuyên, Hà đều cố gắng làm theo lời bạn |
| X |
Câu 6
Quan sát các hình ảnh cùng những lời tự nhận xét bản thân của những người trong hình ảnh dưới đây và cho biết mỗi người đã có cách tự nhận thức bản thân nào?
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các hình ảnh, chú ý lời nhận xét phía dưới mỗi hình để biết được mỗi người đã có cách tự nhận thức bản thân như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Hình 1: Bạn Mai tự nhận thức bản thân bằng cách suy ngẫm về ước mơ, sở thích, ưu điểm và nhược điểm của bản thân
Hình 2: Bạn Tiến tự nhận thức về bản thân bằng cách nhìn ra và học hỏi về ưu điểm của bạn Hiếu.
Hình 3: Minh tự nhận thức bản thân nhờ vào lời khen của cô giáo và bạn tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa để được cô giáo khen nhiều hơn.
Hình 4: Bạn Tuấn tự nhận thức bản thân bằng cách lên kế hoạch để thay đổi bản thân.
Câu 7
Em hãy ghép ý ở cột I với ý ở cột II để tạo thành thông điệp có ý nghĩa về tự nhận thức bản thân:
I | II |
1. Hãy tự yêu thương bản thân mình, | A. thì khó khăn và thử thách cũng không thể đánh bại chúng ta. |
2. Khi có niềm tin vào chính bản thân mình, | B. bạn phải tự tỏa ra ánh sáng của riêng mình. |
3. Hãy là chính mình, | C. bởi vì mỗi chúng ta đều là một sự khác biệt. |
4. Để trở thành một ngôi sao, | D. thay vì mơ ước trở thành một người khác |
5. Chúng ta không thể yêu thương được ai khác | E. nếu chúng ta không học được cách yêu thương chính bản thân mình. |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các ý ở cột I và cột II để nối cho phù hợp
Lời giải chi tiết:
I | II |
1. Hãy tự yêu thương bản thân mình, | C. bởi vì mỗi chúng ta đều là một sự khác biệt. |
2. Khi có niềm tin vào chính bản thân mình, | A. thì khó khăn và thử thách cũng không thể đánh bại chúng ta. |
3. Hãy là chính mình, | D. thay vì mơ ước trở thành một người khác |
4. Để trở thành một ngôi sao, | B. bạn phải tự tỏa ra ánh sáng của riêng mình. |
5. Chúng ta không thể yêu thương được ai khác | E. nếu chúng ta không học được cách yêu thương chính bản thân mình. |
Câu 8
Chị Thương (Thường Tín, Hà Nội) là một nghệ nhân khuyết tật có nghị lực phi thường. Không mặc cảm về khiếm khuyết của bản thân, ngay từ nhỏ chị Thương đã chăm chỉ học nghề thêu truyền thống của quê hương. Chị luôn có niềm tin mãnh liệt vào bản thân rằng chị sẽ thành công vào một ngày nào đó. Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, chị đã cho ra đời nhiều tác phẩm tranh thêu đạt giải cao trong các cuộc thi. Tính đến nay, chị đã dạy nghề cho gần 500 người trong thôn và trẻ em, người khuyết tật ở các nơi khác như Hà Nội, Hà Giang, Quảng Ninh, Hà Tĩnh,…
a. Em học hỏi điều gì từ tấm gương của chị Thương?
b. Điều gì đã giúp chị Thương vượt lên trên hoàn cảnh của mình?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đề bài và trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Từ tấm gương của chị Thương, em học hỏi được sự kiên trì, cố gắng, niềm tin vào chính bản thân mình, không ngại khó khăn, gian khổ.
b. Điều đã giúp chị Thương vượt lên trên hoàn cảnh của mình là niềm tin mãnh liệt vào bản thân.
Câu 9
Do học giỏi nhất lớp nên Hân được các bạn lớp 6A3 cử làm đại diện tham gia cuộc thi “Rung chuông vàng” toàn trường. Kết thúc cuộc thi, Hân không được lọt vào vòng chung kết. Hân đã khóc và tự trách bản thân mình rất nhiều. Hân tự viết vào vở mình những dòng chữ “đồ thất bại”, “kẻ thua cuộc”.
Nếu là bạn thân của Hân, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ tình huống và đưa ra cách giải quyết phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Nếu là bạn thân của Hân, em sẽ khuyên Hân không nên quá buồn về chuyện này. Hân nên lạc quan hơn và tự nhận thức lại bản thân mình. Đừng chỉ vì kết quả của một cuộc thi nhỏ mà đánh giá toàn bộ con người của mình.
Câu 10
Điều gì sẽ xảy ra khi một người tự đánh giá quá thấp hoặc quá cao khả năng của bản thân mình?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời đủ 2 ý mà đề bài hỏi:
- Đánh giá quá thấp
- Đánh giá quá cao
Lời giải chi tiết:
- Khi một người đánh giá quá thấp bản thân sẽ dẫn đến sự tự ti, nhút nhát, không dám thể hiện bản thân.
- Khi một người đánh giá quá cao bản thân sẽ dẫn đến sự tự phụ, thể hiện thái quá, coi thường người khác và không biết tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh.
Câu 11
Việc tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình sẽ giúp ích gì cho em trong học tập và trong các hoạt động khác?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Việc tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân sẽ giúp em phát huy được những ưu điểm, khắc phục được những hạn chế trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động khác. Ngoài ra, em sẽ dựa vào những điểm mạnh, điểm yếu đó để lập kế hoạch phù hợp cho bản thân.
Câu 12
Em có suy nghĩ gì về câu nói: “Khi chúng ta biết tôn trọng bản thân mình thì sẽ dễ dàng tôn trọng được người khác”?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và nêu ra quan điểm của mình về câu nói.
Lời giải chi tiết:
Em đồng ý với câu nói “Khi chúng ta biết tôn trọng bản thân mình thì sẽ dễ dàng tôn trọng được người khác”. Vì khi chúng ta nhận thức được về bản thân mình thì đồng thời, chúng ta cũng sẽ nhận ra được những điểm mạnh và yếu của người khác. Chính vì thế, chúng ta sẽ dễ dàng tôn trọng được người khác
Câu 13
Có quan điểm cho rằng, cách tốt nhất để tự nhận thức bản thân là lắng nghe những lời nhận xét của người khác về mình. Em có đồng ý với quan điểm đó không? Tại sao?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trình bày ý kiến của mình về quan điểm trên.
Lời giải chi tiết:
Em đồng ý với quan điểm này. Vì có nhiều lúc bản thân mình sẽ không tự nhìn ra được những khuyết điểm của chính mình. Còn những người ngoài như bố mẹ, anh em, bạn bè thì lại nhìn ra được điều đó. Chính vì vậy, chúng ta cần lắng nghe nhận xét của người khác để hoàn thiện bản thân.
BÀI 9: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Unit 9. Getting around
Đề thi học kì 1
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Địa lí lớp 6
BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ