Câu 1
Em hãy chọn câu trả lời đúng.
Câu 1. Để tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta cần:
A. Thường xuyên đặt ra và trả lời câu hỏi tôi là ai, tôi thích gì, tôi làm điều gì giỏi nhất
B. Lắng nghe nhận xét từ người thân, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh
C. Tham gia các hoạt động xã hội và giao tiếp với mọi người xung quanh
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 2. Khi không hiểu rõ về bản thân mình, chúng ta sẽ dễ dẫn tới những sai lầm nào?
A. Không xác định được mục tiêu trong cuộc sống
B. Không biết cách ứng xử với những người xung quanh
C. Thiếu cơ sở cho việc ra quyết định
D. Cả ba ý trên đều đúng
Câu 3. Tự nhận thức bản thân là quá trình quan sát và tìm hiểu về:
A. Thầy cô
B. Bạn bè
C. Chính mình
D. Bố mẹ
Phương pháp giải:
Học sinh đọc kĩ các tình huống trên, sử dụng phương pháp loại trừ để lựa chọn câu trả lời đúng nhất.
Lời giải chi tiết:
Câu 1. D
Câu 2. D
Câu 3. C
Câu 2
Điền từ vào chỗ (...)
Tự nhận thức bản thân là khả năng ................chính xác bản thân, biết mình .................... muốn gì, đâu là .......... của mình. Khi tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta .................. về mình, ..................bản thân, ........................... cởi mở và ...................... chính mình, từ đó sẽ có cách cư xử, hành động phù hợp.
Phương pháp giải:
Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được khái niệm tự nhận thức bản thân.
Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình. Khi tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta tự tìm hiểu rõ về mình, hiểu rõ bản thân, cư xử cởi mở và sống đúng với chính mình, từ đó sẽ có cách cư xử, hành động phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Các từ cần điền vào chỗ trống là: hiểu rõ/ cần gì/ điểm manh, điểm yếu/ tự tìm hiểu/ hiểu rõ/ cư xử/ sống đúng với
Câu 3
Thảo luận.
Em cùng các các bạn thảo luận về 2 câu danh ngôn sau:
- Người không biết khả năng của bản thân không hiểu được chính mình – Xenophon
- Người sáng tác chính bản thân mình thông thái hơn người sáng tác một cuốn sách
(Benjamin Franklin)
Phương pháp giải:
Học sinh thảo luận nhóm về 2 câu danh ngôn:
- Người không biết khả năng của bản thân không hiểu được chính mình – Xenophon
=> Những người tự nhận biết khả năng của bản thân mình mới là người thành công, những người không biết khả năng của bản thân, không hiểu chính mình thì sẽ đưa việc làm, hành vi sai lệch, dễ thất bại trong cuộc sống.
- Người sáng tác chính bản thân mình thông thái hơn người sáng tác một cuốn sách
(Benjamin Franklin)
=> Cuộc sống của chính mình phải do mình quyết định, không ai có thể quyết định thay bản thân mình.
Lời giải chi tiết:
Nếu bạn muốn thành công trong cuộc sống bạn cần biết mình là ai,hiểu rõ mình muốn gì,mình đang ở vị trí nào, khả năng của mình ra sao thì mới có thể làm được những điều phù hợp với bản thân.
Câu 4
Xử lí tình huống
Tình huống 1: Nam là lớp trưởng của lớp 6A1. Từ trước đến nay, Nam hát không hay nên mỗi khi cầm micro, Nam đều cảm thấy không tự tin về chất giọng của mình. Có một lần, Nam được cô chủ nhiệm phân công đại diện lớp tham gia cuộc thi ý tưởng bảo vệ môi trường và trình bày trước toàn trường. Nam đã mất hơn 1 tuần để chuẩn bị bài phát biểu. Mặc dù thầy cô và bạn bè đều khen giọng Nam trên micro nghe rất ấm và cuốn hút nhưng Nam lại không dám thể hiện và có ý định từ bỏ việc tham gia cuộc thi. Nếu là Nam, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Phú và Ân là hai anh em sinh ra trong gia đình có truyền thống hiếu học, Ân tuy học rất giỏi nhưng năng khiếu thể thao lại không được tốt. Ngược lại, Phú có năng khiếu với nhiều môn thể thao khác nhau nhưng học tập lại không tốt. Trong những bữa cơm gia đình, bố mẹ thường khen thành tích học tập của Ân làm cho Phủ cảm thấy rất tự ti. Nếu là Phú, em sẽ làm gì?
Phương pháp giải:
Học sinh đọc tình huống và xử lí tình huống
- TH1: Hóa thân thành nhân vật Nam để xử lí tình huống
- TH 2: Hóa thân thành nhân vật Phú để xử lí tình huống 2
Lời giải chi tiết:
- Tình huống 1: Nếu em là Nam, em sẽ lấy lời khen của mọi người làm động lực và tự tin vào khả năng của bản thân mình, thể hiện năng lực ca hát, cố gắng để mang thành tích về cho lớp.
- Tình huống 2: Nếu em là Phú, em sẽ không tự ti về khả năng học văn hóa của mình, mỗi người có một năng khiếu khác nhau, Phú nên tự tin vào khả năng của bản thân, luyện tập để phát triển năng khiếu thể thao của mình.
Câu 5
Sắm vai
Em cùng các bạn hãy sắm vai để chia sẻ cùng với bạn Lan trong tình huống sau:
Bạn bè đều cho rằng Lan vẽ không đẹp vì rất ít khi thấy Lan đăng kí các cuộc thi vẽ do lớp, trường tổ chức. Trong các tiết học vẽ, cô giáo cũng nhận xét bức tranh của Lan ở mức trung bình - khá, sử dụng màu sắc còn hạn chế. Lan suy nghĩ rất nhiều về những góp ý đó, đôi lúc Lan cũng cảm thấy buồn vì bản thân rất đam mê hội họa. Sau khi trò chuyện với 2 người bạn thân nhất của mình Huệ và Hồng, Lan quyết tâm theo đuổi đam mê của bản thân, dành nhiều thời gian để tự học mà tự luyện việc thể hiện cảm xúc qua màu sắc tại nhà. Sau 3 tháng, nét vẽ của Lan dần hoàn thiện và sinh động hơn rất nhiều. Tại cuộc thi vẽ cấp trường năm nay, Lan xuất sắc đem về giải nhì cho lớp của mình.
Câu hỏi:
- Lan đã tiếp nhận như thế nào về các góp ý của người xung quanh?
- Kết quả tự đánh giá bản thân đã giúp Lan cải thiện khả năng vẽ của mình ra sao?
Phương pháp giải:
Học sinh đọc tình huống và trả lời câu hỏi bên dưới
- Lan đã tiếp nhận sự góp ý của mọi người về khả năng hội họa của mình để từ đó có động lực cố gắng và thay đổi bản thân
- Sau khi cố gắng Lan đã có kết quả tốt trong cuộc thi cấp trường.
Lời giải chi tiết:
- Lan đã tiếp nhận lời nhân xét của cô và các bạn. Lan nhận thấy bản thân chưa thực sự xuất sắc nhưng vì đam mê nên bạn đã quyết tâm cố gắng theo đuổi ước mơ của mình.
- Kết quả tự đánh giá bản thân đã giúp Lan dần hoàn thiện và nét vẽ sinh động hơn nhiều. Lan đã xuất sắc đem về giải nhì cho lớp trong cuộc thi vẽ cấp trường.
Câu 6
Em hãy liệt kê 5 điều mới mẻ mà bản thân em có được nhờ sự rèn luyện so với khi em còn học lớp 5 (Chiều cao, cân nặng, tính cách, mối quan hệ, học tập, mục tiêu,…)
Phương pháp giải:
Học sinh nêu những điểm mới của bản thân có được nhờ sự nỗ lực và cố gắng trong thời gian qua: Chiều cao, cân nặng, học lực, hạnh kiểm, mục tiêu học tập,…
Lời giải chi tiết:
- Chiều cao: Cao hơn 5cm nhờ chạy bộ
- Tính cách: Hòa nhã hơn với mọi người, không còn ương bướng, đòi hỏi, biết nhường nhịn em
- Mối quan hệ: Có nhiều bạn bè hơn
- Học tập: Hoàn thành xuất sắc các môn học
- Mục tiêu: Giành được học bổng trong năm học này.
Câu 7
Đề bài: Em hãy trò chuyện với 3 người (bố mẹ, bạn bè, thầy cô và những người xung quanh) mà em tin tưởng để biết được những nhận xét của họ về những ưu – nhược điểm của em, nhờ họ góp ý những điểm mà em cần khắc phục để có thể phát triển bản thân. Hãy lựa chọn những góp ý phù hợp để xây dựng kế hoạch hoàn thiện bản thân em trong năm học này.
Phương pháp giải:
Trò chuyện với 3 người mà em tin tưởng để họ nhận xét về ưu nhược điểm của em sau đó điền vào bảng. Từ ưu nhược điểm đó xây dựng bảng mục tiêu kế hoạch để hoàn thiện bản thân.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự làm
Writing
Chủ đề 7. TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM
Chương 3. Hình học trực quan. Các hình phẳng trong thực tiễn
Bài 3: Vẻ đẹp quê hương
Chủ đề 7: GIAI ĐIỆU NĂM CHÂU