Câu 1
Lời nói đầu của Hiến pháp nước ta (năm 1992) có ghi : "Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam".
Gợi ý:
- Em phân tích tất cả những ý kiến cơ bản trong lời nói trên, tìm các dẫn chứng để chứng minh từng ý cơ bản đó. Dẫn chứng có thể là tư liệu lịch sử, địa lí, vãn học, nghệ thuật...
- Từ nội dung "Lời nói đầu" được trích trên đây có hai vấn đề lớn nhất, bao trùm nhất truyền thống của dân tộc ta. Từ hai truyền thống đó mà có các truyền thống khác cũng được ghi trong "Lời nói đầu".
Trả lời:
Nước ta trải qua hơn 4000 năm lịch sử chiến đấu dựng nước và giữ nước từ đời vua Hùng nối tiếp truyền thống đến những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Bằng chứng được ghi trong sử sách như cuốn Đại Việt sư ký toàn thư hay tác phẩm Bình Ngô đại cáo…
Câu 2
Ở Việt Nam chúng ta, hầu như nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên, con cháu thắp hương cúng giỗ phụng thờ. Ở mỗi làng xã thường có đình - nơi thờ người có công lập ra làng xã (Thành hoàng) ; có nhà thờ các tộc họ ; có đền miếu - nơi thờ những người có công với đất nước (hoặc địa phương), ngoài ra, còn là nơi thờ người có công lập nên các nghề truyền thống. Ngày mồng mười tháng ba âm lịch hằng năm, nhân dân cả nước lại đến dâng hương Vua Hùng, tổ tiên chung của người Việt Nam ở đền Hùng (Phú Thọ).
Gợi ý : Em hiểu thế nào là truyền thống thờ cúng tổ tiên, nhớ ơn tổ tiên của người Việt Nam chúng ta qua nội dung nêu trên. Em liên hệ cho biết việc thờ cúng tổ tiên, tổ làng nghề, các đền miếu thờ người có cống với địa phương hoặc với đất nước hiện có ở địa phương em đang sinh sống.
Trả lời:
Thờ cúng tổ tiên, nhớ ơn tổ tiên ở Việt Nam là việc lập bàn thờ người đã mất ở nhà và cúng bái hàng ngày hoặc trong những dịp giỗ, Tết để tỏ lòng biết ơn về công sinh thành nuôi dưỡng và gây dựng gia đình, đất nước. ví dụ như đền thờ các vua Hùng, đền thờ An Dương Vương…
Câu 3
Lần đó, Bác Hồ nói chuyện với đơn vị bộ đội. Bác ngồi ở đền Thượng mặc bộ quần áo bà ba màu gụ. Khi bộ đội đến, Bác giơ tay chào và trìu mến nói :
- Bày giò các chú ngồi xuống. Bác cháu ta cùng nói chuyện. Giọng Bác thật nhẹ nhàng, Bác hỏi :
- Các chú có khoẻ không ?
- Thưa Bác khoẻ ạ ! - Bộ đội dồng thanh đáp.
- Các cháu có biết đển thờ ai đây không ?
- Báo cáo Bác, đền thờ một ông vua ạ ! - Một chiến sĩ nói.
- Nhưng vua nào ?
Một chiến sĩ khác trả lời :
- Dạ, Vua Hùng.
- Thế Vua Hùng là người như thế nào ?
- Dạ, Vua Hùng là một ông vua yêu nước ạ !
Bác gật đầu rồi nói :
- Vua Hùng là người có công dựng nước Việt Nam ta.
Bác hỏi :
- Hằng năm bà con ta vẫn đến đây giỗ tổ phải không các chú ?
Các chiến sĩ đều thưa phải. Bác nói tiếp :
- Bác dặn các chú : "Uống nước phải nhớ nguồn. Con cháu thì phải nhớ ơn tổ tiên. Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Đó mới là uống nước nhớ nguồn, mới là nhớ ơn tổ tiên...".
(Theo "Bác Hồ kính yêu" - NXB Kim Đổng)
Gợi ý : Trong bài có lời dặn của Bác Hồ mà mỗi người Việt Nam ngày nay đều nên nhớ : "Uống nước phải nhớ nguồn. Con cháu thì phải nhớ ơn tổ tiên…”
Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Em suy nghĩ và cho biết ý kiến của riêng em về các ý nghĩa "dựng nước", "giữ nước" đã thành truyền thống của nhân dân ta từ xưa đến nay (dẫn chứng qua các thời kì lịch sử cũng như ờ thời đại Hồ Chí Minh ngày nay) một cách tóm tắt.
Trả lời:
Dựng nước và giữ nước là truyền thống bao đời nay của dân tộc ta và cũng là truyền thống quý báu của biết bao thế hệ. Từ đời vua Hùng dựng nước và giữ nên độc lập đất nước, trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc hàng nghìn năm phong kiến nhưng đến ngày nay chúng ta vẫn được sống trong hòa bình độc lập nhờ công lao của thế hệ trước qua các cuộc chiến: chống quân xâm lược nhà Minh, chống quân Tống, chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ để bảo vệ lãnh thổ Việt Nam. Chúng ta những thế hệ sau cần phát huy và giữ gìn truyền thống đẹp này.
Câu 4
Ngày anh di, mẹ già ra đứng ngõ nheo mắt nhìn anh khuất phía hàng cây. Thân già yếu đi vào nhà im lặng, thầm mong anh chiến thắng trở về.
Ngày anh di, em trồng cây bưởi nhỏ, mẹ bảo em : "Hoa bưởi nở, anh về".
Ngày lại ngày em bón phân tưới nước, mong bưởi nở hoa, mong anh trở về.
Kìa hoa trắng nở rồi trên vòm lá. Bưởi nở hoa sao chẳng thấy anh về ! Mẹ lại bảo : "Thằng này ngốc quá, giặc chưa tan, chưa dễ nó về !".
Hết mùa bưởi lại đến mùa hoa bưởi. Em đếm từng ngày, từng phút, từng giây...
Tin anh về từ đầu làng rầm rộ. Cô bác vui tươi đón bộ đội về làng. Anh kể chuyện chiến trường sao thích quá. Em chợt thích làm người lính như anh, mặc đồ xanh, gắn sao vàng trên mũ, đi giữa mọi người hớn hở chuyện buồn vui.
Em đứng dưới gốc cây bưởi ngày xưa ấy, bông thấy mình khác thuở ngày xưa. Sao em giận cái ngày xưa ấy, cày bưởi cao rồi không nhỏ như xưa.
Em dưa mắt nhìn lên vòm lá. Hoa nở trăng ngần trên tán lá sum suê.
LÊ PHUỚC LONG
Học sinh lớp 11 Trường An Lão - Bình Định
(Báo Nhân Dân, tháng 3-1945)
Gợi ý : Em phân tích các tình huống xảy ra đối với người mẹ, người anh, người em trong quá trình cây bưởi lớn lên, đơm hoa, kết quả. Từ đó em cho biết truyền thống yêu nước, bảo vệ Tổ quốc đã thể hiện như thế nào qua người mẹ, người anh, người em trong câu chuyện trên ?
Trả lời:
Truyền thống yêu nước đã được kế thừa và phát huy qua từng thế hệ. Người ẹ chấp nhận xa con để con ra chiến trường chiến đấu giành độc lập dân tộc, người con ở chiến trường gắng sức chiến đấu mogn cho đất nước hòa binh, người em ở nhà mang một niềm tin mãnh liệt rằng anh sớm trở về đất nước sớm được hòa bình.
Câu 5
Như thường lệ, khi đi thăm mộ mẹ mình ở Văn Điển, tôi sang Khu A thắp nén hương viếng mộ thầy giáo đã dạy tôi thời tiểu học và viếng mộ cụ Nguyễn Tuân, nhà văn của nhân dân. Tinh cờ đến quãng đầu Khu A, tối thấy một bà chừng ngoài 60 tuổi đang loay hoay bật mấy lần diêm mà không cháy vì gió mạnh. Tiện có chiếc bật lửa ga, tôi đến thắp lửa giùm bà. Nhìn bia mộ đề tên bác sĩ Tôn Thất Lang, tôi nghĩ bà là người thân trong gia đình giáo sư. Qua lời thăm hỏi, tôi mới vỡ nhẽ con gái của bà là học trò của giáo sư, nay là bác sĩ gây mê tại một tỉnh xa. Mấy năm trước, chị được về nhà ăn tết và thường đến viếng mộ thầy. Năm nay, chị không về được, vì thế bà đến đây thắp hương thay mặt con để tỏ lòng biết ơn giáo sư, một người thầy thuốc giàu lòng nhân ái, một thầy giáo hết lòng yêu thương học trò.
Đến nghĩa trang thăm viếng những người thân đã khuất, lòng tôi man mác một nỗi buồn nhớ, song lần này tôi lại lâng lâng xen lẫn niềm vui. Thì ra Hà Nội ta vẫn còn nhiều ngưòi có ý thức "tôn sư trọng đạo". Mong sao con cháu chúng ta vẫn giữ được truyền thống tốt đẹp này.
BẠCH VÂN
(Báo Hànộimới chủ nhật ngày 3-4-1994)
Gợi ý : Nhân câu chuyện trên, em hiểu thế nào là truyền thống "tôn sư trọng đạo" của nhân dân ta ? Truyền thống đó bắt nguồn từ truyền thống hiếu học cũng là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.
Em phân tích quan hệ giữa hai truyền thống đó.
Trả lời:
Tôn sư trọng đạo là tôn trọng lễ phép kính trọng những người làm thầy người có công lao dậy dỗ cho chúng ta nên người. Truyền thống đó bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Hiếu học là tinh thần ham học hỏi, luôn có thái độ coi trọng sự học, coi trọng người học, coi trọng nười có học.Từ đó hình thành đạo lý “tôn sư trọng đạo”.
Câu 6 -> 7
Câu 6:
Em có biết câu chuyện dân gian về bẻ bó đũa không ? Em hãy kể lại và phần tích ý nghĩa của câu chuyện đó (Câu chuyện nói vế một truyền thống cực kì quý báu của dân tộc ta : truyền thống đoàn kết).
Trả lời:
Câu chuyện bó đũa: người cha nọ có 4 người con. Một hôm ông để một bó đũa và một túi tiền trên bàn rồi gọi các con lại và bảo ai bẻ được bó đũa thì sẽ thưởng tiên. Các người con lần lượt bẻ, ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gẫy được bó đũa. Ông già bèn cởi bó đũa ra, rồi bẽ gẫy từng chiếc đũa một cách dễ dàng. Khi các con thắc mắc ông giải thích: “Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết đoàn kết và đùm bọc lấy nhau, có đoàn kết thì mới có sức mạnh.” Anh em trong nhà phải yêu thương, đoàn kết,giúp đỡ nhau. Đoàn kết tạo nên sức mạnh và có thế làm được nhiều việc lớn hơn.
Câu 7:
Em có biết những câu ca dao, tục ngữ nào nói lên các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta ? (Ví dụ "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng"...). Em nêu lên một số câu và phân tích ý nghĩa các câu đó.
Trả lời:
– “Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng”
Vậy giáo dục con người về tình thương, sự đồng cảm sẻ chia
- Tôn sư trọng đạo
Vậy giáo dục con người về sự biết ơn tôn trọng thầy cô
- Uống nước nhớ nguồn
Vậy giáo dục cong người về sự biết ơn những người có công
- Công cha như núi thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Vậy giáo dục con người về sự biết ơn công ơn sinh thành của cha mẹ, phải làm tròn chữ hiếu, báo đáp công ơn.
Đề thi vào 10 môn Toán Hưng Yên
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Bài 18
Đề kiểm tra giữa học kì 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Địa lí lớp 9