Bài 1. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây
Bài 3. Thoát hơi nước
Bài 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng
Bài 5. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
Bài 6. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)
Bài 7. Thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón
Bài 8. Quang hợp ở thực vật
Bài 9. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3 C4 và CAM
Bài 10. Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh tới quang hợp
Bài 11. Quang hợp và năng suất cây trồng
Bài 12. Hô hấp ở thực vật
Bài 13. Thực hành: Phát hiện diệp lục và carotenoit
Bài 14. Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
Đề bài
I. Cách tiến hành thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1: So sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt lá
- Dùng hai miếng giấy lọc tẩm côban clorua đã sấy khô có màu xanh da trời, đặt đối xứng nhau qua hai mặt của lá .
- Tiếp theo, dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 bản kính vào 2 miếng giấy lọc này ở cả 2 mặt lá tạo thành hệ thống kín
- Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng và diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới lá trong cùng thời gian
2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu vai trò của phân bón NPK
Mỗi nhóm thực hiện một lần nhắc lại thí nghiệm gồm 1 chạu đối chứng (chỉ có nước sạch) và một chậu thí nghiệm (chứa dung dịch NPK) như sau
- Pha một chai phân NPK có nồng độ 1g/1l như đã nêu ở trên
Cách pha cân 1g phân NPK (nếu bình có dung tích 1 lít) hoặc 0,5 g phân NPK (nếu bình có dung tích 0,5 lít) rồi cho vào đáy bình. Tiếp theo đậy nắp chai lại lắc đều hoặc dùng que sạch để khuấy cho phân hòa tan hết
- Rót dung dịch NPK vừa pha vào chậu thí nghiệm và đặt miếng xốp vào chậu trồng cây đã có trong môi trường nuôi cấy
- Chọn các hạt nảy mầm có kích thước tương đương nhau. Số lượng hạt đã nảy mầm tùy thuộc vào số lỗ trong tấm xốp
Xếp các hạt đã được vào các lỗ trong tấm xốp, cho rễ chui vào lỗ hướng xuống dung dịch dưỡng trong chậu. Mỗi lỗ chỉ xếp một hạt. Cần thao tác nhẹ nhàng để không bị gẫy mầm
Đặt các chậu vào góc thực nghiệm trong phòng có ánh sáng hoặc đưa ra vườn trường. Cần đặt các chậu sao cho ánh sáng chiếu đồng đều nên mỗi chậu. Tiếp theo, cần chăm sóc để cây được chiếu sáng hàng ngày cho đến khi thấy được sự khác biệt giữa cây thí nghiệm và cây đối chứng
II. Thu hoạch
Các nhóm báo cáo kết quả thực hành trước lớp
- Mỗi học sinh phải:
+ Làm bài tường trình về thí nghiệm, xác định tố độ thoát hơi nước ở hai mặt lá và ghi kết quả thí nghiệm vào vở
+ Về nhà mỗi học sinh làm tường trình thí nghiệm và nộp báo cáo cho giáo viên.
Lời giải chi tiết
Chú ý :
Bài thí nghiệm ở dạng thực nghiệm nên sẽ không có kết quả chính xác giống nhau giữa các học sinh. Kết quả thí nghiệm phụ thuộc vào đối tượng được sử dụng để thí nghiệm, quá trình làm thí nghiệm và sự hợp tác giữa các thành viên nhóm thí nghiệm.
Tuyệt đối trung thành với kết quả làm thí nghiệm của bản thân.
Tham khảo bản tường trình
1. Thí nghiệm 1:
Bảng ghi tốc độ thoát hơi nước của lá tính theo thời gian
Nhóm | Ngày giờ | Tên cây, vị trí lá | Thời gian chuyển màu của giấy côban clorua | |
Mặt trên | Mặt dưới | |||
1 | ….. | Lá cà chua | 12 s | 8 s |
….. | ….. | ….. | ….. | ….. |
- Hiện tượng:
+ Mặt dưới lá làm giấy lọc tẩm côban clorua chuyển từ xanh da trời sang màu hồng nhanh hơn mặt trên lá
+ Mặt dưới lá làm giấy lọc tẩm côban clorua xuất hiện màu hồng nhiều hơn mặt trên lá
- Giải thích:
Cây thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng
Số lượng khí khổng ở mặt dưới lá nhiều hơn mặt trên lá
→Thoát hơi nước ở mặt dưới lá xảy ra nhanh hơn và nhiều hơn mặt trên lá
2.Thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm
Tên cây | Công thức thí nghiệm | Chiều cao trung bình (cm/cây) | Nhận xét |
Mạ lúa | Đối chứng | 15cm/ 1 cây | Cây thấp, chậm phát triển, thân mản mai, có màu vàng úa |
Thí nghiệm | 18 – 20 cm / 1 cây | Cây phát triển hình thường |
Kết quả: Cây ở chậu thí nghiệm phát triển và cao hơn cây ở chậu đối chứng
- Giải thích: vì các nguyên tố khoáng có vai trò rất quan trọng đối với sinh triển và phát triển ở thực vật
+ Cây ở chậu đối chứng chỉ dược cung cấp nước, thiếu chất dinh dưỡng cung cấp cho cây, quá trình chuyển hóa trong cây diễn ra yếu (quang hợp yếu...) → cây chậm phát triển, có màu vàng thân mảnh mai thiếu sức sống
+ Cây ở chậu thí nghiệm được cung cấp đủ NPK cây sinh trưởng và phát triển bình thường
Unit 2: Personnal Experiences - Kinh nghiệm cá nhân
Chủ đề 4. Sản xuất cơ khí
Unit 5: Global warming
Chuyên đề 3. Vệ sinh an toàn thực phẩm
Chương 5. Hidrocacbon No
SBT Sinh Lớp 11
SGK Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Sinh học 11
SGK Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 11
SGK Sinh Nâng cao Lớp 11