CH tr 46
CH1.
Tại sao chúng ta cần dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi? |
Phương pháp:
Dựa vào các biện pháp phòng chống bệnh qua đường hô hấp
Giải chi tiết:
Vì ho hoặc hắt hơi có thể là nguyên nhân lây nhiễm bệnh ra môi trường xung quanh. Chính vì thế, mỗi khi hắt hơi, chúng ta nên giữ ý và che miệng lại để các nước nhỏ hay virus, vi khuẩn không bắn vào mọi người
CH2.
Việc tiêm các mũi vacxin đầy đủ theo khuyến cáo có ý nghĩa gì trong việc phòng chống bệnh dịch? |
Phương pháp:
Tiêm vaccine giúp kích thích cơ thể sinh ra kháng nguyên chống lại bệnh đó
Giải chi tiết:
Tiêm vaccine giúp kích thích cơ thể sinh ra kháng nguyên chống lại bệnh đó. Khi một lượng nhỏ virus có trong vaccine tiến vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một cuộc tấn công “kẻ xâm nhập” và kích thích cơ thể sản sinh ra các loại kháng thể bảo vệ cơ thể. Các kháng thể sẽ duy trì hoạt động trong cơ thể người được tiêm, từ đó sẵn sàng chống lại các loại virus, vi khuẩn được tiêm trong vaccine.
CH tr 47
CH3.
Tại sao ở các cơ sở chế biến, bếp ăn trường học, bếp ăn nhà hàng,... phải lưu trữ mẫu tất cả các món ăn của mỗi bữa ăn? |
Phương pháp:
Nếu thức ăn tiềm ẩn mầm bệnh, rủi ro thì kéo theo hàng loạt thực khách phục vụ sẽ bị ngộ độc thực phẩm
Giải chi tiết:
Các cơ sở kinh doanh ẩm thực có quy mô lớn như nhà hàng, khách sạn hay các bếp ăn tập thể tại các trường học, bệnh viện, các doanh nghiệp, nhà máy, nhà xưởng... sẽ phục vụ cho đông đảo lượng khách hàng. Nếu thức ăn tiềm ẩn mầm bệnh, rủi ro thì kéo theo hàng loạt thực khách phục vụ sẽ bị ngộ độc thực phẩm, điều này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như tính mạng con người. Đồng thời uy tín của nhà hàng, khách sạn bị ảnh hưởng và giảm xuống.
Chính vì vậy, cần lưu mẫu thực phẩm để cơ quan chức năng kiểm tra, chứng thực về tính vệ sinh và độ an toàn của những nguyên liệu chế biến món ăn. Đồng thời, chủ nhà, người đầu bếp xem xét khi kết hợp các nguyên liệu cùng nhau có gây hại, ảnh hưởng đến sức khỏe thực khách hay không. Do đó, quy trình lưu mẫu thực phẩm là hết sức cần thiết và không thể bỏ qua ở các mô hình kinh doanh hay phục vụ nào.
CH tr 48
CH1.
Giải thích vì sao nhóm biện pháp kiểm soát con đường lây nhiễm thường cho hiệu quả cao trong công tác phòng bệnh truyền nhiễm ở người? |
Phương pháp:
Nếu thức ăn tiềm ẩn mầm bệnh, rủi ro thì kéo theo hàng loạt thực khách phục vụ sẽ bị ngộ độc thực phẩm
Giải chi tiết:
Kiểm soát con đường lây nhiễm khiến bản thân phòng tránh được các bệnh, hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn, virus tạo cơ hội cho mầm bệnh phát triển
CH2.
Tại sao các bệnh viện, trường học cần được tiến hành phun thuốc khử khuẩn định kỳ? |
Phương pháp:
Vì những nơi này tập trung đông đúc người, dễ bị lây lan các bệnh dịch
Giải chi tiết:
Vì những nơi này tập trung đông đúc người, dễ bị lây lan các bệnh dịch, ngoài ra bệnh viện và trường học là nơi tập trung đối tượng bệnh nhân và trẻ nhỏ, có hệ miễn dịch yếu hơn so với người trưởng thành khỏe mạnh. Phun thuốc khử khuẩn định kì giúp phòng chống các tác nhân gây bệnh, đảm bảo môi trường trong lanhg
CH tr 49
CH1.
Bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức người dân có ý nghĩa như thế nào đối với phòng chống bệnh dịch? |
Phương pháp:
Bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp giúp hạn chế các nguồn gây bệnh trong cộng đồng, hạn chế sự sinh sôi của các mầm bệnh
Giải chi tiết:
Bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp giúp hạn chế các nguồn gây bệnh trong cộng đồng, hạn chế sự sinh sôi của các mầm bệnh, giúp bầu không khí trong lành hơn. Nâng cao ý thức người dân giúp hiểu biết về các nguồn bệnh từ đó có ý thức, trách nhiệm hơn
CH2.
Để phòng chống AIDS một cách hiệu quả, người thuộc lứa tuổi vị thành niên cần tránh làm những việc gì để không bị nhiễm HIV? Giải thích? |
Phương pháp:
- Đảm bảo an toàn tình dục
- Không tiêm chích ma túy, không sử dụng chung vật dụng cá nhân
- Tuyên truyền, phòng chống HIV/AIDS giúp nâng cao hiểu biết cho bản thân và xã hội
Giải chi tiết:
- Đảm bảo an toàn tình dục: Vì đây là con đường truyền bệnh phổ biến nhất hiện nay, do đó cần giáo dục an toàn về tình dục cho mọi người từ độ tuổi vị thành niên
- Không tiêm chích ma túy, không sử dụng chung vật dụng cá nhân
- Tuyên truyền, phòng chống HIV/AIDS giúp nâng cao hiểu biết cho bản thân và xã hội
CH tr 50
CH1.
Hãy cho biết các biện pháp phòng chống bệnh Covid-19 đã được triển khai thực hiện bằng cách hoàn thành bảng sau. Trong đó, em đã thực hiện những biện pháp nào để phòng chống bệnh cho bản thân và cộng đồng? |
Phương pháp:
Các biện pháp phòng chống bệnh Covid-19
Giải chi tiết:
Nhóm biện pháp | Nội dung cụ thể |
Biện pháp chung cho cộng đồng | - Không đến các vùng có dịch bệnh. - Hạn chế đến những nơi tập trung đông người; trường hợp đến những nơi đông người cần phải thực hiện các biện pháp như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc cồn. - Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; giữ khoảng cách an toàn (ít nhất 2 m) và đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác. - Khi có dấu hiệu nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần đeo khẩu trang, không ra khỏi nhà và thông báo cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. - Vệ sinh cá nhân thường xuyên như rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối. - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Giữ ẩm cho cơ thể, thường xuyên tập thể dục, có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lí để tăng cường sức khoẻ. |
Biện pháp cho các cơ quan, đơn vị, gia đình | - Thực hiện đầy đủ các biện pháp chung cho cộng đồng. - Thường xuyên vệ sinh (lau sàn, tay nắm cửa, các bề mặt,...); đảm bảo nhà ở, nơi làm việc được thông thoáng. |- Hạn chế tổ chức các hoạt động tập trung đông người (lễ hội, hội thảo,...); đảm bảo số lượng người tham gia các cuộc họp đúng quy định. - Tuỳ từng trường hợp, có thể đóng cửa trường học, công sở, nhà máy, xí nghiệp để hạn chế lây lan dịch bệnh. - Tăng cường học tập, làm việc theo hình thức trực tuyến; hạn chế số lượng người đến cơ quan, đơn vị theo quy định. |
Các biện pháp cách li | - Cách li nghiêm ngặt tại các cơ sở y tế đối với các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. - Cách li tập trung tại các cơ sở cách li của địa phương hoặc tại nơi lưu trú đối với người nhập cảnh. - Đảm bảo an ninh, trật tự tại các khu cách li. - Tuỳ tình hình dịch bệnh, có thể thực hiện cách li xã hội. |
Biện pháp khử khuẩn | - Thường xuyên khử khuẩn nơi ở, trường học, cơ quan,... bằng các dung dịch khử trùng. Số lần khử khuẩn sẽ được căn cứ vào tình trạng thực tế. - Thường xuyên khử khuẩn các phương tiện chuyên chở bệnh nhân. - Phun khử khuẩn những nơi có ca nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, các khu vực có mức nhiễm cao. |
Tiêm chủng | - Thực hiện tiêm vaccine phòng chống Covid-19 theo quy định. |
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11
Chủ đề 1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TIẾP THEO)
Chương 4. Sinh sản ở sinh vật
Chuyên đề 1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam
SBT Sinh Lớp 11
SGK Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Cánh Diều
SBT Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tổng hợp Lí thuyết Sinh học 11
SGK Sinh học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 11
SGK Sinh Nâng cao Lớp 11
SGK Sinh Lớp 11