Câu 1
Việc làm của bạn nào dưới đây chưa tiết kiệm?
(Khoanh tròn vào những chữ cái trước phương án em chọn)
A.Mỗi khi được mẹ cho đi siêu thì, Nam cùng em mua nhiều đồ chơi, vật dụng mặc dù nhà đã có.
B. Khi năm học kết thúc, Lan thường soạn những quyển vở cũ cắt những trang giấy trắng để năm sau làm nháp.
C. Khi cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa để đốn tết, linh thường gấp cẩn thận quần áo cũ không dùng đến để gửi tặng những người có hoàn cảnh khó khăn
D. Bình luôn tiết kiệm tiền tiêu vặt để dùng khi cần thiết.
Phương pháp giải:
Học sinh lựa chọn phươn án đúng với những việc làm chưa tiết kiệm
A.Mỗi khi được mẹ cho đi siêu thì, Nam cùng em mua nhiều đồ chơi, vật dụng mặc dù nhà đã có.
=> Chưa tiết kiệm
B. Khi năm học kết thúc, Lan thường soạn những quyển vở cũ cắt những trang giấy trắng để năm sau làm nháp.
=> Tiết kiệm
C. Khi cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa để đốn tết, linh thường gấp cẩn thận quần áo cũ không dùng đến để gửi tặng những người có hoàn cảnh khó khăn
=> Tiết kiệm
D. Bình luôn tiết kiệm tiền tiêu vặt để dùng khi cần thiết.
=> Tiết kiệm
Lời giải chi tiết:
Hành động chưa tiết kiệm là:
A. Mỗi khi được mẹ cho đi siêu thì, Nam cùng em mua nhiều đồ chơi, vật dụng mặc dù nhà đã có.
=> Việc làm của bạn Nam cùng em của mình là chưa tiết kiệm vì mua nhiều đồ chơi, vật dụng mặc dù nhà đã có.
Câu 2
Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây?
(Đánh dấu X vào ô em chọn)
Ý kiến | Tán thành | Không tán thành |
A. Sống tiết kiệm dễ trở thành bủn xỉn, ích kỉ | ||
B. Tiết kiệm làm cho cuộc sống không được thoải mái | ||
C. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng công sức bản thân và người khác | ||
D. Sống tiết kiệm thường bị bạn bè xa lánh | ||
E. Chỉ tiết kiệm tài sản của mình còn tài sản công thì dùng thoải mái | ||
G. Người tiết kiệm là ngừi biết chia sẻ, vì lợi ích chung | ||
H. Tiết kiệm đem lại ý ngĩa to lơn về kinh tế |
Phương pháp giải:
Học sinh đọc các ý kiến và bày tỏ quan điểm tán thành hay không tán thành với ý kiến đó.
Lời giải chi tiết:
Ý kiến | Tán thành | Không tán thành |
A. Sống tiết kiệm dễ trở thành bủn xỉn, ích kỉ |
| X |
B. Tiết kiệm làm cho cuộc sống không được thoải mái |
| X |
C. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng công sức bản thân và người khác | X |
|
D. Sống tiết kiệm thường bị bạn bè xa lánh |
| X |
E. Chỉ tiết kiệm tài sản của mình còn tài sản công thì dùng thoải mái |
| X |
G. Người tiết kiệm là ngừi biết chia sẻ, vì lợi ích chung | X |
|
H. Tiết kiệm đem lại ý ngĩa to lơn về kinh tế | X |
|
Câu 3
Em đồng tình hay không đồng tình với những suy nghĩ, việc làm dưới đây? Vì sao?
Phương pháp giải:
Học sinh quan sát 4 hình ảnh và đưa ra quan điểm đồng ý hay không đồng ý với hành động đó, sau đó giải thích tại sao đồng ý hay không đồng ý.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh 1: Em không đồng tình với những suy nghĩ, việc làm trong hình 1.
Vì thể hiện sự hà tiện, nếu không may mắc bệnh nặng mà không chữa trị kịp thời dễ dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng…
Hình ảnh 2: Em không đồng tình với những suy nghĩ, việc làm trong hình 2.
Vì bữa sáng rất tốt cho sức khỏe, nhưng bạn lại bỏ bữa sáng sẽ mua son phấn. Đồng thời lứa tuổi học sinh không nên dùng son phấn…
Hình ảnh 3: Em đồng tình với những suy nghĩ, việc làm trong hình 3.
Vì bạn đã biết tiết kiệm tiền cho mẹ nhưng vẫn tổ chức sinh nhật đơn giản, tình cảm cùng các bạn…
Hình ảnh 4: Em không đồng tình với những suy nghĩ, việc làm trong hình 4.
Vì bạn chưa biết tiết kiệm tiền cho bố mẹ, xe đạp cũ vẫn dùng tốt nhưng bạn vẫn đòi mua xe mới
Câu 4
Nhân dịp sinh nhật Hằng được dì Út tặng cho một chiếc cặp sách có hình công chúa rất đẹp. Hằng rất thích, muốn mang dùng ngay và vứt bỏ chiệc cặp sách mà mẹ mua cho Hằng đầu năm học dù vẫn còn mới.
Câu hỏi:
Theo em, Hằng nên sử dụng chiếc cặp sách được tặng như thế nào?
Phương pháp giải:
Học sinh đọc tình huống, vận dụng kiến thức thực tế để đưa ra cho Hằng những lời khuyên, sử dụng hợp lí chiếc cặp của dì Út được tặng.
Lời giải chi tiết:
Theo em, Hằng nên cất chiếc cặp sách được tặng để năm sau dùng, còn sẽ tiếp tục dùng chiếc cặp của mẹ Hằng mua vì nó vẫn còn mới. Hoặc em sẽ dùng chiếc cặp này đi quyên góp ủng hộ cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, để các bạn đó sử dụng trong học tập
Câu 5
Một lần, Minh rủ Phúc đi ăn phở. Khi thấy Phúc ăn hết sạch bát phở, Minh chê bạn là ăn uống không lịch sự và khuyên bạn lần sau đi ăn cần để lại một phần thức ăn. Phúc không đồng tình và cho rằng đó là lãng phí.
Câu hỏi: Em đồng tình với ý kiến bạn nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Học sinh đọc tình huống và đưa ra quan điểm đồng ý với ý kiến cua bạn Minh hay bạn Phúc.
Minh: Minh chê bạn là ăn uống không lịch sự và khuyên bạn lần sau đi ăn cần để lại một phần thức ăn
Phúc: Phúc không đồng tình và cho rằng đó là lãng phí
Lời giải chi tiết:
Em đồng tình với ý kiến bạn Phúc
=> Vì: Bạn đã thực hiện tiết kiệm thực phẩm, đồ ăn, không bỏ phí; Nếu Minh và Phúc không ăn hết nhà hàng cũng sẽ đổ bỏ đi, lúc đó sẽ không sử dụng được nữa.
Câu 6
Tìm hiểu những việc làm tiết kiệm của bạn bè hoặc người thân. Em có suy nghĩ gì về những việc làm thể hiện lối sống tiết kiệm đó?
Phương pháp giải:
Học sinh liên hệ thực tế, tìm những hành động tiết kiệm: Tiết kiệm điện, nước, thực phẩm, tiền, giấy,…
Lời giải chi tiết:
- Trong cuộc sống hàng ngày của gia đình em, bố mẹ em đã tiết kiệm như:
+ Tiết kiệm thời gian: Ngoài thời gian làm ở công ty bố mẹ thu xếp thời gian hợp lí để có nhiều thời gian chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa,..
+ Tiết kiệm điện: bằng cách mua bóng đèn, đồ điện tiêu hao ít năng lượng; tắt khi không sử dụng…
Câu 7
Tìm hiểu việc thực hành tiết kiệm của bạn bè hoặc người thân. Em có suy nghĩ gì về những việc làm thể hiện lối sống tiết kiệm đó?
Phương pháp giải:
Em tìm hiểu bằng cách hỏi trực tiếp bạn bè hoặc người thân và nêu suy nghĩ của mình.
Lời giải chi tiết:
- Một số việc làm thực hành tiết kiệm của bạn bè, người thân:
+ Lập kế hoạch chi tiêu
+ Chỉ mua những đồ cần thiết
+ Giữ gìn quần áo, sách vở cẩn thận
...
- Những việc làm ấy sẽ giúp mọi người tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc. Đó là những việc làm tốt.
Chủ đề 8. CON ĐƯỜNG TƯƠNG LAI
Bài 6: TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN
GIẢI TOÁN 6 SỐ VÀ ĐẠI SỐ TẬP 2 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Unit 2. School
CHƯƠNG VII. ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG