Bài Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp trang 3 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Đại cáo bình Ngô trang 7 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Gương báu khuyên răn trang 7 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 8 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập viết trang 9 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Kiêu binh nổi loạn trang 10 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Người ở bến sông Châu trang 13 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Hồi trống cổ thành trang 15 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 17 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập Viết trang 18 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Đất nước trang 19 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Lính đảo hát tình ca trên đảo trang 20 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Giải bài Đi trong hương tràm trang 21 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Mùa hoa mận trang 22 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 23 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập Viết trang 25 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Bản sắc là hành trang trang 27 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Gió thanh lay động cành cô trúc trang 28 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài Đừng gây tổn thương trang 29 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập tiếng Việt trang 30 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Bài tập Viết trang 33 sách bài tập văn 10 - Cánh diều
Câu 1
Trình bày hoàn cảnh ra đời của Đại cáo bình Ngô và cho biết tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết tác phẩm này.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần chuẩn bị, trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Năm 1428, đất nước đại thắng quân Minh, Lê Lợi cho viết bài cáo để tuyên cáo cho nhân dân biết rõ công cuộc cứu nước đã hoàn toàn thắng lợi. Nguyễn Trãi được nhà vua tin tưởng giao trọng trách viết Đại cáo bình Ngô.
Câu 2
Tìm hiểu luận đề và các luận điểm của bài Đại cáo, qua đó cho biết mục đích viết Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Chỉ ra luận đề và các luận điểm của bài cáo.
- Rút ra mục đích viết của Nguyễn Trãi.
Lời giải chi tiết:
- Luận đề được nêu lên ở ngay hai câu đầu tiên của bài Đại cáo. Ở mỗi phần của văn bản đều có các luận điểm nhằm triển khai các ý tưởng của luận đề.
- Nguyễn Trãi viết bài Đại cáo với mục đích:
+ Bố cáo trước bàn dân thiên hạ về chiến thắng của quân dân Đại Việt trước quân Minh xâm lược.
+ Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc.
+ Lên án tội ác của kẻ thù.
+ Kể lại quá trình khởi nghĩa đầy gian khổ, hi sinh nhưng cuối cùng đã thắng lợi vẻ vang.
+ Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần nhân nghĩa, tài trí thao lược của quân dân ta.
+ Thể hiện khát vọng về một kỉ nguyên mới: xây dựng đất nước thịnh vượng, hoà bình.
Câu 3
Phân tích hình tượng lãnh tụ Lê Lợi được Nguyễn Trãi thể hiện trong Đại cáo bình Ngô.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý những chi tiết miêu tả Lê Lợi.
Lời giải chi tiết:
- Hình tượng Lê Lợi có sự thống nhất giữa con người bình thường với người lãnh tụ cuộc khởi nghĩa, con người mang tư tưởng nhân nghĩa vì dân, vì nước, đối lập với hình tượng kẻ thù xâm lược.
- Hình tượng Lê Lợi gắn bó mật thiết với dân tộc, với nhân dân và xuất phát từ nhân dân.
Câu 4
Hãy phân tích một số dẫn chứng để thấy được sự đa dạng và sinh động của hình tượng kẻ thù qua cách miêu tả của Nguyễn Trãi.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý những chi tiết miêu tả kẻ thù.
Lời giải chi tiết:
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
→Tàn bạo, vô nhân tính như những tên ác quỷ khát máu hiện lên rõ mồn một
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?
→ Tội ác trời không dung đất không tha của quân thù.
Thằng nhãi con Tuyên Đức, động binh không ngừng;
Đồ nhút nhát Thạch, Thăng, đem dầu chữa cháy.
→ Cách gọi đầy mỉa mai khinh bỉ.
Câu 5
Hãy tìm hiểu, phân tích một số đoạn văn biền ngẫu tiêu biểu trong Đại cáo bình Ngô để qua đó thấy được tác dụng nghệ thuật của thể văn được Nguyễn Trãi sử dụng.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, lựa chọn một số đoạn văn biền ngẫu tiêu biểu trong bài để phân tích.
Lời giải chi tiết:
Xã tắc từ đây vững bền,
Giang sơn từ đây đổi mới.
Kiền khôn bĩ rồi lại thái,
Nhật nguyệt hối rồi lại minh.
Muôn thuở nền thái bình vững chắc,
Nghìn thu vết nhục nhã sạch làu.
- Giọng văn: trang nghiêm, trịnh trọng. Đối cặp bằng trắc, từ loại cân chỉnh (Xã tắc từ đây vững bền,/Giang sơn từ đây đổi mới) tạo nên vần điệu. Tuyên bố, khẳng định với toàn dân về nền độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước đã được lập lại.
→ Gợi khung cảnh tuyên bố chiến thắng, đất nước được độc lập, thanh bình. Khép lại một giai đoạn lịch sử hào hùng đã qua và mở ra một kỉ nguyên mới với tương lai tươi sáng phía trước ☞ Nêu cao lòng quyết tâm, ý nghĩa lâu dài với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Ghê gớm thay sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay ánh nhật nguyệt phải mờ.
Đối cặp bằng trắc, từ loại cân chỉnh, tạo nên khung cảnh chiến trường (Ghê gớm - thảm đạm, sắc phong vân - ánh nhật nguyệt, phải đổi – phải mờ).
→ Khung cảnh chiến trường ác liệt, dữ dội khiến trời đất như đảo lộn.
Câu 6
Tư tưởng nổi bật được thể hiện xuyên suốt Bình Ngô đại cáo là gì? Hãy làm sáng tỏ tư tưởng ấy.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Nêu lên tư tưởng nổi bật được thể hiện xuyên suốt Bình Ngô đại cáo
Lời giải chi tiết:
Tư tưởng nổi bật được thể hiện xuyên suốt Bình Ngô đại cáo là: Tư tưởng nhân nghĩa, được thể hiện ở lòng tự hào về ý thức dân tộc, về nền văn hiến dân tộc.
Câu 7
Hãy phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo qua các dẫn chứng cụ thể.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Đánh dấu những đoạn có sử dụng yếu tố biểu cảm và phân tích vai trò.
Lời giải chi tiết:
- Vai trò của các yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo: giúp cho bài Đại cáo có hiệu quả thuyết phục hơn, vì nó tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến tình cảm, cảm xúc của người nghe, người đọc; giúp bài Đại cáo trở nên thấu tình đạt lí.
- Một số dẫn chứng:
+ “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
….. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
→ Yếu tố biểu cảm giúp khẳng định lí tưởng nhân nghĩa và khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt ta.
+ “Lấy chí nhân để thay cường bạo
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”
→ Yếu tố biểu cảm giúp thể hiện chí khí, tinh thần đánh giặc của quân dân ta.
Câu 8
Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo như thế nào? Vì sao Bình Ngô đại cáo được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc?
Phương pháp giải:
- Chú ý cách tác giả quan niệm về quốc gia, dân tộc.
- Nêu quan điểm của bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo: Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt. Điều này thể hiện ý thức cao độ về độc lập chủ quyền của tác giả.
- Bình Ngô đại cáo được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc vì Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của nước nhà. Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi vang lên như một khúc tráng ca bất diệt, ca ngợi chiến thắng hiển hách, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta.
Chủ đề 11: Lập kế hoạch học tập, rèn luyện theo định hướng nghề nghiệp
Chủ đề 4. Phản ứng oxi hóa - khử
Tổng hợp danh pháp các nguyên tố hóa học
Soạn Văn 10 Kết nối tri thức tập 1 - chi tiết
Bài 1. Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10