Lý thuyết
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp - CTST
? mục I
? mục I
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 6 SGK Địa lí 10
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu các đặc điểm cơ bản của môn Địa lí ở cấp Trung học phổ thông.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1 (Đặc điểm cơ bản của môn Địa lí) kết hợp với hiểu biết của bản thân.
Giải chi tiết:
Các đặc điểm cơ bản của môn Địa lí ở cấp Trung học phổ thông:
- Thuộc nhóm khoa học xã hội, được thiết kế theo 3 mạch: Địa lí đại cương, Địa lí kinh tế - xã hội thế giới, Địa lí Việt Nam.
- Nội dung kiến thức: gồm kiến thức cốt lõi và chuyên đề học tập (vừa mở rộng, nâng cao nội dung kiến thức đã học vừa cập nhật các tri thức khoa học, các vấn đề phát triển của thế giới, khu vực, Việt Nam và địa phương).
- Môn Địa lí có tính tích hợp, thể hiện ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau.
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 7 SGK Địa lí 10
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết môn Địa lí có vai trò như thế nào đối với đời sống. Nêu một số ví dụ chứng minh.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Vai trò của môn Địa lí đối với cuộc sống) kết hợp với hiểu biết của bản thân.
Giải chi tiết:
- Vai trò của môn Địa lí đối với đời sống: Cung cấp kiến thức, cơ sở khoa học và thực tiễn về các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên Trái Đất; tình hình phát triển và phân bố các đối tượng địa lí (dân cư, các ngành sản xuất vật chất,…).
- Ví dụ: Khi có hiểu biết về mùa trên Trái Đất, chúng ta sẽ biết các mùa nơi mình đang sinh sống diễn ra như thế nào, có tác động đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người ra sao? Biết được quy luật mùa và tác động của nó, sẽ có cách ứng xử phù hợp để thích nghi với nhịp điệu mùa ở địa phương,…
? mục II
? mục II
Trả lời câu hỏi mục II trang 7 SGK Địa lí 10
Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trao đổi với các bạn và trình bày trước lớp những nội dung theo gợi ý dưới đây:
- Những ngành nghề nào có liên quan đến kiến thức địa lí? Cho ví dụ chứng minh.
- Môn Địa lí góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục II (Định hướng nghề nghiệp), kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
- Những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí:
+ Giáo viên Địa lí;
+ Hướng dẫn viên du lịch;
+ Nhà địa chất học;
+ Chuyên gia bản đồ;
+ Chuyên gia tư vấn môi trường;
+ Chuyên viên quản lí, nghiên cứu về quy hoạch lãnh thổ,…
=> Ví dụ: Để trở thành một giáo viên Địa lí, cần có kiến thức tổng hợp về địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội, từ đó truyền đạt lại cho học sinh.
- Môn Địa lí góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông:
+ Cung cấp kiến thức nền tảng về tình hình phát triển của các ngành kinh tế, giúp học sinh có hiểu biết cơ bản về ngành nghề, một số điều kiện cần có để phát triển ngành nghề ở các phạm vi từ lớn đến nhỏ (thế giới, quốc gia, địa phương).
+ Giúp học sinh hình thành tư duy tổng hợp địa lí, có thể nhận xét và giải thích tình hình phát triển của các ngành kinh tế, dự báo xu hướng phát triển của ngành nghề trong tương lai.
Luyện tập
Luyện tập
Giải bài luyện tập trang 8 SGK Địa lí 10
Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện vai trò của môn Địa lí với đời sống hoặc việc định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học, lựa chọn 1 trong 2 nội dung để vẽ sơ đồ:
- Vai trò của môn Địa lí với đời sống.
- Vai trò của môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Lời giải chi tiết:
Vận dụng
Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 8 SGK Địa lí 10
Em hãy tìm hiểu và trao đổi với bạn về một công việc cụ thể của ngành nghề mà em yêu thích và cho biết công việc đó gắn với kiến thức, kĩ năng môn Địa lí như thế nào.
Phương pháp giải:
Chọn 1 ngành nghề mà em yêu thích có liên quan đến kiến thức môn Địa lí.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Ngành nghề em yêu thích là giáo viên Địa lí.
- Công việc cụ thể: Lên kế hoạch dạy học, soạn nội dung và bài giảng cho học sinh trong các tiết học Địa lí.
- Công việc trên gắn bó chặt chẽ với kiến thức, kĩ năng của môn Địa lí: Giáo viên phải có hiểu biết sâu và rộng về kiến thức Địa lí tự nhiên, Địa lí kinh tế - xã hội, thành thạo các kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích bảng số liệu, tranh ảnh,…
Chủ đề 9: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường tự nhiên
Chương 3. Hàm số bậc hai và đồ thị
Chương 1. Cấu tạo nguyên tử
Xúy Vân giả dại
Chủ đề 6: Bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên