Thực hiện các yêu cầu của đề bài dưới đây:
Đề bài: Trình bày ý kiến của bạn về một trong những vấn đề sau:
- Ưu thế và ích lợi của hợp tác nhóm trong học tập và trong hoạt động thực tiễn. [1]
- Sự trợ giúp của gia đình, bạn bề đối với mỗi người có phải là luôn cần thiết? [2]
- Nội quy nơi công cộng có làm hạn chế sự tự do, thoải mái của mỗi người? [3]
Câu 1
Câu 1
Bạn hãy:
a. Tìm ý, lập dàn ý cho bài trình bày.
b. Luyện tập và trình bày bài nói theo dàn bài đã chuẩn bị.
Phương pháp giải:
Lựa chọn đề bài và lập dàn ý.
Lời giải chi tiết:
a.
* Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: Sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè đối với mỗi người có phải là luôn cần thiết?
* Thân bài:
1. Luận điểm: Sự trợ giúp từ gia đình, bạn bè,… là rất đáng quý và cần thiết trong cuộc đời của mỗi người.
- Lí lẽ: Trợ giúp, giúp đỡ xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm của người trợ giúp; là sự động viên quý giá đối với người được trợ giúp.
- Bằng chứng: Nhờ sự hỗ trợ, tiếp sức kịp thời mà nhiều người đã vượt qua những khó khăn, thử thách
2. Luận điểm: Trợ giúp cần phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng người
- Lí lẽ: Sự trợ giúp sẽ giúp ta giải quyết đúng khó khăn, bởi khó khăn có nhiều loại, có những khó khăn ta có thể tự vượt qua để vững vàng hơn nhưng cũng có những khó khăn cần sự giúp đỡ.
- Bằng chứng: Có khó khăn vật chất, có khó khăn về tinh thần, có khó khăn về nhận thức và kĩ năng, …
3. Luận điểm: Trợ giúp cần phải đúng cách
- Lí lẽ: Trợ giúp không phải là làm thay, khiến nảy sinh tâm lí ỷ lại; mục đích của trợ giúp là tiếp sức để người được trợ giúp vượt qua khó khăn nhất thời và tự lực đi đến thành công.
* Kết bài:
- Sự trợ giúp luôn cần thiết trong cuộc sống của mỗi người, hãy trân trọng những sự trợ giúp và luôn sẵn sàng trợ giúp mọi người xung quanh mình.
b.
Cuộc sống hàng ngày luôn chứa đựng nhiều khó khăn, thử thách, có những khó khăn thử thách ta dễ dàng vượt qua nhưng cũng có những khó khăn thử thách cần có sự tương trợ, giúp đỡ của người thân và bạn bè để có thể vượt qua.
Trợ giúp, giúp đỡ xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm của người trợ giúp; là sự động viên quý giá đối với người được trợ giúp.Nhờ sự hỗ trợ, tiếp sức kịp thời mà nhiều người đã vượt qua những khó khăn, thử thách.Như những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn được bạn bè trong lớp, thầy cô giúp đỡ hay những người có hoàn cảnh khó khăn được các mạnh thường quân giúp đỡ. Việc làm này đã giúp cho cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn, có hi vọng hơn mở ra cho họ những chân trời mới. Thử hỏi nếu không có sự giúp đỡ như vậy cuộc đời họ sẽ khó khăn, bất hạnh đến nhường nào.
Tuy nhiên mặc dù việc giúp đỡ là rất cần thiết nhưng nó phải đúng việc đúng người. Sự trợ giúp nhằm giải quyết đúng khó khăn, bởi khó khăn có nhiều loại. Có khó khăn vật chất, có khó khăn về tinh thần, có khó khăn về nhận thức và kĩ năng…Với mỗi loại chúng ta nên có sự giúp đỡ phù hợp. Nên hiểu rằng việc giúp đỡ chỉ là bước đầu, quan trọng là giúp họ tự tin, vững bước vào cuộc sống, tự lực trên chính đôi chân, khối óc của mình.
Việc trợ giúp cần phải đúng cách. Trợ giúp không phải là bao cấp, làm thay, khiến nảy sinh tâm lí chây lười, ỷ lại; mục đích của trợ giúp là tiếp sức để người được trợ giúp vượt qua khó khăn nhất thời và tự lực đi đến thành công. Thái độ trợ giúp cũng cần vui vẻ, thân thiện, tích cực, tránh dẫn đến những tình huống gây ra hiểu lầm khiến cho người nhận được sự giúp đỡ không thoải mái và vui vẻ.
Tóm lại, sự trợ giúp của người thân, bạn bè luôn cần cho con người, thể hiện đạo lí yêu thương, đùm bọc, tương trợ lẫn nhau. Sự trợ giúp sẽ mang lại nhiều ý nghĩa, khi nó khiến người được trợ giúp có cơ hội vượt qua thử thách và sống có ích hơn.
Câu 2
Câu 2
Giả định rằng, người nghe nêu lên một số câu hỏi liên quan đến các vấn đề trên, chẳng hạn:
- Nếu bắt gặp người vi phạm nội quy nơi công cộng, bạn sẽ xử lí thế nào?
- Luật giao thông đường bộ do ai quy định?
- Bạn đã từng giúp đỡ người già, trẻ em, người gặp khó khăn chưa? Hãy kể tóm tắt về trường hợp đó.
- Bạn có cho rằng hợp tác nhóm trong học tập, trải nghiệm có thể sẽ có mặt trái của nó hay không? Mặt trái ấy (nếu có) là gì? Khắc phục như thế nào?
- Bạn có thể trích dẫn một số tục ngữ, thành ngữ để minh chứng thêm cho lập luận của mình hay không?
- Cho biết cách bạn sẽ tiếp nhận câu hỏi dành cho mình, nội dung trả lời và cách bạn đưa ra câu trả lời ấy.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung câu hỏi để đưa ra câu trả lời và lí giải hợp lí.
Lời giải chi tiết:
- Có những câu hỏi mà câu trả lời của bạn chỉ cần nhắc lại nội dung bạn đã trình bày, nhấn mạnh bổ sung thêm. Chẳng hạn, với câu hỏi yêu cầu “trích dẫn một số tục ngữ, thành ngữ để minh chứng thêm cho lập luận của mình” bạn đã có trích dẫn một số câu tục ngữ làm bằng chứng cho luận điểm Hợp tác nhóm có thể mang lại nhiều ưu thế so với hoạt động riêng lẻ của cá nhân.
- Có những câu hỏi, tuy ít liên quan hoặc hơi xa vấn đề mình trình bày, song bạn vẫn nên vui vẻ, nhã nhặn đưa ra câu trả lời, hoặc là thật ngắn gọn, hoặc là tận dụng việc đưa ra câu trả lời như một cơ hội để giao lưu, thể hiện sự thân thiện, chân thành của mình đối với người nghe. Chẳng hạn, câu hỏi: “- Bạn đã từng giúp đỡ người già, trẻ em, người gặp khó khăn chưa? Hãy kể tóm tắt về trường hợp đó “là một cơ hội như thế, bạn nên sẵn lòng kể lại một câu chuyện, một tình huống như nhắc lại một kỉ niệm về lòng nhân ái.
Unit 4: For a Better Community
Chương 6. Sinh quyển
Chủ đề A. Máy tính và xã hội tri thức
MỞ ĐẦU
Soạn Văn 10 Kết nối tri thức tập 1 - chi tiết
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10