Đề bài
PHIẾU BÀI TẬP TOÁN 5 – TUẦN 15
Chủ đề: Chia một số tự nhiên cho một số thập phân – Chia một số thập phân cho một số thập phân.
ĐỀ 2:
Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Bài 3: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Điền dấu (<, >, =) vào chỗ chấm.
\(223,57:0,125-56,41:0,25\)\(+12,71:0,5\)\(\;...\;223,57\times8-56,41\times4\)\(+12,71\times2\)
A.> | B.< | C.= |
Bài 4: Tìm \(x\) :
a) \(x\times16:12=123\times0,6\)
…………………………......
…………………………......
…………………………......
…………………………......
b) \(x\times0,125=4,87+2,53\)
…………………………......
…………………………......
…………………………......
…………………………......
Bài 5: Bể thứ nhất chứa 2300 lít, bể thứ hai chứa 1350 lít nước. Cùng một lúc người ta rút nước ở hai bể ra, mỗi phút ở bể thứ nhất rút được 52,4 lít nước, mỗi phút ở bể thứ hai rút được 25,5lít nước. Hỏi sau bao lâu thì lượng nước ở hai bể là bằng nhau?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 6: Tổng của một số thập phân và một số tự nhiên là 48,35. Khi thực hiện phép tính này, một bạn đã quên viết dấu phẩy của số thập phân nên đã cộng hai số tự nhiên và có kết quả là 1271. Hãy tìm số thập phân và số tự nhiên đã cho.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Lời giải chi tiết
Bài 1:
Phương pháp giải: Thực hiện phép tính rồi so sánh kết quả ở hai vế.
Cách giải:
Ta có: \(7,58:0,02 = 379\)
\(7,58 \times 50 = 379\)
Do đó \(7,58:0,02 = 7,58 \times 50\).
Vậy ta có kết quả như sau:
a) \(7,58:0,02 < 7,58 \times 50\) \(\Rightarrow \;\; S\)
b) \(7,58:0,02 = 7,58 \times 50\) \(\Rightarrow \;\; Đ\)
c) \(7,58:0,02 > 7,58 \times 50\) \(\Rightarrow \;\; S\)
Bài 2:
Phương pháp giải:
Viết hỗn số đã cho dưới dạng hỗn số có phần phân số là phân số thập phân, từ đó viết được hỗn số đã cho dưới dạng số thập phân.
Cách giải:
Ta có:
\(24\dfrac{3}{5} = 24\dfrac{6}{{10}} = 24,6\) ; \(36\dfrac{1}{8} = 36\dfrac{{125}}{{1000}} = 36,0125\)
Vậy kết quả như sau:
Lưu ý: Có thể thực hiện phép tính đổi phân số ra số thập phân, từ đó viết được hỗn số đã cho dưới dạng số thập phân.
Ta có: \(\dfrac{3}{5} = 3:5 = 0,6\); \(\dfrac{1}{8} = 1:8 = 0,125\).
Nên \(24\dfrac{3}{5} = 24,6\); \(36\dfrac{1}{8} = 36,125\).
Bài 3:
Phương pháp giải:
Viết các số thập phân dưới dạng phân số: 0,125 = \(\dfrac{1}{8}\); 0,25 = \(\dfrac{1}{4}\) ; 0,5 = \(\dfrac{1}{2}\) , sau đó biến đối phép tính ở vế trái để được biểu thức ở vế phải.
Cách giải:
Ta có:
\(223,57:0,125 - 56,41:0,25 \)\(+ 12,71:0,5\)
\( = 223,57:\dfrac{1}{8} - 56,41:\dfrac{1}{4} \)\(+ 12,71:\dfrac{1}{2}\)
\( = 223,57 \times 8 - 56,41 \times 4 \)\(+ 12,71 \times 2\)
Vậy đáp án đúng là đáp án C.
Cách khác: Ta có thể thực hiện phép tính ở hai vế rồi so sánh kết quả với nhau. Tuy nhiên cách này sẽ dài và dễ bị sai hơn cách giải bên trên.
Bài 4:
Phương pháp giải:
- Tính giá trị vế phải trước.
- Xác định vị trí của \(x\) rồi tìm \(x\)dựa vào các quy tắc đã học:
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
+ Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Cách giải:
\(\begin{array}{l}a)\,\,x \times 16:12 = 123 \times 0,6\\\,\,\,\,\,\,\,x \times 16:12 = 73,8\\\,\,\,\,\,\,x \times 16 = 73,8 \times 12\\\,\,\,\,\,\,x \times 16 = 885,6\\\,\,\,\,\,\,x = 885,6:16\\\,\,\,\,\,\,x = 55,35\end{array}\)
\(\begin{array}{l}b)\,\,x \times 0,125 = 4,87 + 2,53\\\,\,\,\,\,\,x \times 0,125 = 7,4\\\,\,\,\,\,\,x = 7,4:0,125\\\,\,\,\,\,x = 59,2\end{array}\)
Bài 5:
Phương pháp giải: Để giải bài toán này ta cần thực hiện theo các bước sau:
- Tính bể nước thứ nhất hơn bể thứ hai bao nhiêu lít = số lượng nước bể 1 – lượng nước ở bể 2.
- Tính số lượng nước chênh lệch ở mỗi phút = lượng nước ở vòi 1 chảy ra mỗi phút – lượng nước ở vòi 2 chảy ra mỗi phút.
- Thời gian để lượng nước còn lại ở hai bể bằng nhau = số lượng nước chênh lệch : số lượng nước chênh lệch trong 1 phút.
Cách giải:
Bể thứ nhất nhiều hơn bể thứ hai số lít nước là:
2300 – 1358,5 = 941,5 (lít)
Mỗi phút vòi thứ nhất chảy nhiều hơn vòi thứ hai số lít là:
52,4 – 25,5 = 26,9 (lít)
Thời gian hai vòi cùng chảy để lượng còn lại trong hai bể bằng nhau là:
941,5 : 26,9 = 35 (phút)
Đáp số: 35 phút.
Bài 6:
Phương pháp giải:
- Từ đề bài ta suy ra số thập phân đã cho có hai chữ số ở phần thập phân.
- Khi quên viết dấu phẩy của số thập phân có hai chữ số ở phần thập phân thì số đó được gấp lên 100 lần. Từ đó ta tìm được 99 lần số thập phân phải tìm chính bằng hiệu của tổng mới và tổng của số tự nhiên và số tự nhiên ban đầu.
Cách giải:
Vì tổng của số thập phân và số tự nhiên là 48,35 nên số thập phân đã cho có hai chữ số ở phần thập phân (là 35).
Khi quên viết dấu phẩy của số thập phân này thì số đó được gấp lên 100 lần.
Do đó 99 lần số thập phân phải tìm là:
1271 – 48,35 = 1222,65
Số thập phân phải tìm là:
1222,65 : 99 = 12,35
Số tự nhiên phải tìm là:
48,35 – 12,35 = 36
Đáp số: 12,35 và 36.
Bài tập cuối tuần 21
Vật chất và năng lượng
CÙNG EM HỌC TIẾNG VIỆT 5 TẬP 2
Bài 7: Tôn trọng phụ nữ
Tuần 17: Luyện tập chung