Đề bài
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a) 5m2 = …. dm2
2dm2 13cm2 = …. cm2
3m2 15dm2 = …. m2
3km2 5hm2 = …. km2
4,5km2 = … hm2
b) 6m3 = …. dm3
4dm3 350cm3 = … dm3
1m3 15dm3 = …. m3
2m3 75cm3 = …. m3
0,2dm3 = … cm3
Bài 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a) 2 năm 5 tháng = … tháng
4 ngày 2 giờ = … giờ
1 giờ 15 phút = … phút
5 phút 36 giây = … giây
b) 26 tháng = … năm … tháng
145 giây = … phút … giây
63 giờ = … ngày … giờ
c) 45 phút = … giờ = 0, … giờ
1 giờ 30 phút = …,… giờ
2 phút 24 giây = …,… phút
Bài 3. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
Cùng hoàn thành một công việc, người thứ nhất làm hết 1 giờ 30 phút, người thứ hai làm hết \(\dfrac{4}{5}\) giờ, người thứ ba làm hết 1,3 giờ, người thứ tư làm hết \(1\dfrac{5}{{12}}\) giờ.
Người hoàn thành công việc nhanh nhất là:
A. Người thứ nhất B. Người thứ hai
C. Người thứ ba D. Người thứ tư
Bài 4. Một hình thửa ruộng hình thang có đáy bé 25m, đáy lớn dài hơn đáy bé 18m, chiều cao bằng \(\dfrac{4}{5}\) đáy bé. Trung bình cứ mỗi 100m2 thu hoạch được 75kg thóc. Hỏi trên thửa ruộng đó thu hoạch được tất cả bao nhiêu tạ thóc?
Bài giải
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 5. Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có kích thước đo trong lòng bể là : chiều dài 3m, chiều rộng 2m, chiều cao 1,5 m. Người ta mở các vòi nước cho chảy vào bể (không có nước). Biết rằng cứ trong \(\dfrac{2}{3}\) giờ thì chảy vào bể được 3000\(l\) nước. Hỏi với sức chảy như vậy thì trong bao lâu bể sẽ đầy nước?
Bài giải
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Lời giải chi tiết
Bài 1.
Phương pháp:
Áp dụng kiến thức:
1km2 = 100hm2 ; 1m2 = 100dm2 ; 1dm2 = 100cm2 ;
1m3 = 1000dm3 ; 1dm3 = 1000cm3.
Cách giải:
a) 5m2 = 500dm2
2dm2 13cm2 = 213cm2
3m2 15dm2 = 3,15m2
3km2 5hm2 = 3,05km2
4,5km2 = 450hm2
b) 6m3 = 3000dm3
4dm3 350cm3 = 4,350dm3 = 4,35dm3
1m3 15dm3 = 1,015m3
2m3 75cm3 = 2,000075m3
0,2dm3 = 200cm3
Bài 2.
Phương pháp:
Áp dụng kiến thức:
1 năm = 12 tháng 1 ngày = 24 giờ
1 giờ = 60 phút 1 phút = 60 giây
Cách giải:
a) 2 năm 5 tháng = 29 tháng
4 ngày 2 giờ = 98 giờ
1 giờ 15 phút = 75 phút
5 phút 36 giây = 336 giây
b) 26 tháng = 2 năm 2 tháng
145 giây = 2 phút 25 giây
63 giờ = 2 ngày 15 giờ
c) 45 phút = \(\dfrac{3}{4}\) giờ = 0,75 giờ
1 giờ 30 phút = 1,5 giờ
2 phút 24 giây = 2,4 phút
Bài 3.
Phương pháp:
Đổi các số đo về cùng đơn vị đo là phút rồi so sánh kết quả với nhau. Người hoàn thành công việc nhanh nhất là người làm hết ít thời gian nhất.
Cách giải:
Ta có:
1 giờ 30 phút = 90 phút
\(\dfrac{4}{5}\) giờ = 48 phút (Vì 60 × \(\dfrac{4}{5}\)= 48)
1,3 giờ = 78 phút (Vì 60 × 1,3 = 78)
\(1\dfrac{5}{{12}}\) giờ = 85 phút (Vì 60 × \(1\dfrac{5}{{12}}\)= 60 ×\(\dfrac{{17}}{{12}}\)= 95).
Ta có: 48 phút < 78 phút < 85 phút < 90 phút .
Vậy người hoàn thành công việc nhanh nhất là người thứ hai.
Chọn đáp án B.
Bài 4.
Phương pháp:
- Tính đáy lớn ta lấy đáy bé cộng với 18m.
- Tính chiều cao ta lấy đáy bé nhân với \(\dfrac{4}{5}\).
- Tính diện tích thửa ruộng ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.
- Tính số thóc thu hoạch được ta lấy diện tích chia cho 100 rồi nhân với 75, sau đó đổi số đo vừa tìm được sang đơn vị là tạ.
Cách giải:
Đáy lớn thửa ruộng hình thang là:
25 + 18 = 43 (m)
Chiều cao thửa ruộng hình thang là:
25 × \(\dfrac{4}{5}\) = 20 (m)
Diện tích thửa ruộng hình thang là:
(43 + 25) × 20 : 2 = 680 (m2)
Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là:
680 : 100 × 75 = 510 (kg)
510kg = 5,1 tạ.
Đáp số: 5,1 tạ.
Bài 5.
Phương pháp:
- Tính thể tích bể nước = chiều dài × chiều rộng × chiều cao.
- Đổi số đo thể tích vừa tìm được sang số đo có đơn vị đo là lít.
- Đổi: \(\dfrac{2}{3}\) giờ = 40 phút.
- Tính số lít nước chảy vào bể trong 1 phút ta lấy số lít nước chảy vào bể trong 40 phút chia cho 40.
- Tính thời gian để bể đầy nước ta lấy thể tích bể nước (với đơn vị đo là lít) chia cho số lít nước chảy vào bể trong 1 phút.
Cách giải:
Thể tích bể nước là:
3 × 2 × 1,5 = 9 (m3)
9m3 = 9000dm3 = 9000\(l\)
Đổi: \(\dfrac{2}{3}\) giờ = 40 phút.
Trong 1 phút các vòi nước chảy vào bể được số lít nước là:
3000 : 40 = 75 (\(l\))
Thời gian để các vòi nước chảy đầy bể là:
9000 : 75 = 120 (phút)
120 phút = 2 giờ
Đáp số: 2 giờ.
Tuần 3: Luyện tập chung
Bài tập cuối tuần 21
VNEN TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 2
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
Review 3