Câu 1
Câu 1
Trình bày khái niệm và đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.
Phương pháp giải:
Dựa vào phần tri thức Ngữ Văn trong SGK
Lời giải chi tiết:
- Khái niệm: Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thuộc thể nghị luận văn học, được viết ra để bàn về một tác phẩm văn học.
- Đặc điểm:
+ Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là về nhân vật, chi tiết, ngôn từ, đề tài, chủ đề,..
+ Trình bày những lý lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Các lí lẽ, bằng chứng cần căn cứ vào tác phẩm đang bàn luận. Lí lẽ là những lí giải, phân tích về tác phẩm. Bằng chứng là những sự việc, chi tiết, từ ngữ, trích dẫn,... từ tác phẩm để làm sáng tỏ lí lẽ.
+ Các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Câu 2
Câu 2
Trình bày hiểu biết của em về mục đích và nội dung chính của văn bản nghị luận.
Phương pháp giải:
Trình bày hiểu biết của em về mục đích và nội dung chính của văn bản nghị luận.
Lời giải chi tiết:
- Mục đích của văn bản nghị luận là để thuyết phục người đọc, người nghe về ý kiến, quan điểm của người viết trước một vấn đề đời sống hoặc văn học.
- Nội dung chính của văn bản nghị luận là ý kiến, quan điểm mà người viết muốn thuyết phục người đọc. Để xác định nội dung chính của văn bản nghị luận, ta có thể căn cứ vào nhan đề văn bản; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nếu trong văn bản.
Câu 3
Câu 3
Trình bày hiểu biết của em về ý kiến lớn và ý kiến nhỏ trong văn bản nghị luận.
Phương pháp giải:
Dựa vào phần tri thức Ngữ Văn trong SGK
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản nghị luận, bên cạnh ý kiến lớn, còn những ý kiến nhỏ nêu ra để bổ trợ cho ý kiến lớn. Mỗi quan hệ giữa ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận được thể hiện qua sơ đồ sau:
Với một văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, ý kiến lớn thể hiện quan điểm về tác phẩm cần phân tích, ý kiến nhỏ thể hiện quan điểm về các yếu tố trong tác phẩm, góp phần làm sáng tỏ ý kiến lớn.
Câu 4
Câu 4
Khi đọc văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, em cần thực hiện những thao tác nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào phần trả lời của các câu hỏi suy ngẫm và phản hồi bài 3 SGK
Lời giải chi tiết:
Khi đọc văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, ta cần:
- Xác định ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.
- Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
- Chỉ ra mục đích viết của văn bản và mối quan hệ giữa mục đích viết với các đặc điểm văn bản
Câu 5
Câu 5
Chỉ ra lí lẽ, bằng chứng trong đoạn trích sau:
Bằng trí tưởng tượng phong phú, em bé nghe được cái mà người lớn không nghe được, tiếng gọi của sóng, của mây: “Mẹ ơi trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Tiếng gọi hối hả, giục giã, bồn chồn, nó lặp đi lặp lại như gõ cửa tâm hồn vốn thích bay bổng, mộng mơ của bé. Giấc mơ tưởng đã trở thành hiện thực. Nhưng bé chợt phân vân. Có một cái gì như níu kéo:
- Con nói: “Mẹ mình đang đợi ở nhà,... Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.
- Con bảo: “Chiều chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.
(Theo Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo, trích Bình giảng văn 9, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản mẫu và đọc lại kiến thức liên quan đến lí lẽ và bằng chứng
Lời giải chi tiết:
Lí lẽ, bằng chứng trong đoạn trích:
- Bằng chứng: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”, “Con nói: “Mẹ mình đang đợi ở nhà,... Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”;, “Con bảo: “Chiều chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?” (là những cụm từ được trích ra từ văn bản).
- Lí lẽ: là những lí giải, lập luận của người viết về các bằng chứng trích ra từ văn bản (phần còn lại).
Câu 6
Câu 6
Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đoạn văn sau thuộc văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học?
Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của truyện còn đến từ kết thúc hết sức bất ngờ. Cho đến cuối văn bản, cũng tức là cuối tuyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại cho Giôn-xi (lúc đó là vào buổi chiều, Giôn-xi đang vui vẻ và đan chiếc khăn choàng len màu xanh sẫm) về cái chết của cụ Bơ-mơn, về “kiệt tác” chiếc lá cuối cùng. Người kể chuyện không “nói hộ” ý nghĩ của nhân vật cụ Bo-mơn nhưng lại cố ý “bỏ qua”, không kể việc cụ đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào. Nhưng đó cũng chính là ý đồ nghệ thuật của người sáng tạo mà người đọc cảm nhận được qua sự mô tả cách nhìn, thái độ, trạng thái tinh thần của cụ Bơ-mơn.
(Theo Minh Khuê, trích Tác phẩm văn học trong nhà trường - Những vấn đề trao đổi, tập 3,NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
Phương pháp giải:
Đọc lại phần 1 trong tri thức Ngữ Văn SGK
Lời giải chi tiết:
Các dấu hiệu giúp ta nhận ra đoạn văn sau thuộc văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học:
- Thể liện rõ ý kiến của người việt về tác phẩm: Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của truyện còn đến từ kết thúc hết sức bất ngờ.
- Có những bằng chứng trích ra từ tác phẩm (Cho đến cuối văn bản, cũng tức là cuối truyện ngắn, Q Hen-ri mới để cho Xu kể lại cho Giôn-xi (lúc đó là vào buổi chiều, Giôn-xi đang vui vẻ và đan chiếc khăn choàng len màu xanh sẫm) về cái chết của cụ Bo-mơn, về “kiệt tác” chiếc lá cuối cùng), lí lẽ lí giải phân tích những bằng chứng trích ra từ tác phẩm (Người kể chuyện không “nói hộ” ý nghĩ của nhân vật cụ Bo-miơn nhưng lại cố ý “bỏ qua” không kể việc cụ đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào. Nhưng đó cũng chính là ý đồ nghệ thuật của người sáng tạo mà người đọc cảm nhận được qua sự mô tả cách nhìn, thái độ, trạng thái tinh thần của cụ Bo-mơn).
- Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí: nêu ý kiến đưa ra bằng chứng => trình bày lí lẽ để lí giải bằng chứng. Cách sắp xếp này giúp người đọc dễ theo dõi mạch lập luận, tăng sức thuyết phục cho ý kiến.
Câu 7 a
Câu 7 a
Đọc văn bản Những vần thơ của tình yêu thiên nhiên và khát khao sự sống và trả lời các câu hỏi bên dưới:
a. Vẽ sơ đồ thể hiện mới quan hệ giữa ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản trên. Xác định mục đích và nội dung chính của văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản mẫu, dựa vào các kiến thức đã được học trong bài và phần tri thức Ngữ Văn hoàn thành các câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Mục đích của văn bản: nhằm thuyết phục người đọc về quan điểm của người việt (đoạn cuối bài thơ Vội vàng thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên, niềm say đắm sự sống).
- Nội dung chính của văn bản: Vẻ đẹp thiên nhiên, niềm say đắm sự sống của Xuân Diệu trong đoạn cuối bài thơ Vội vàng thể hiện qua các biện phápnghệ thuật độc đáo, tâm thế hoà nhập với sự sống.
Câu 7 b
Câu 7 b
b. Nhận xét về cách triển khai lí lẽ, bằng chứng trong đoạn văn sau. Cách triển khai lí lẽ, bằng chứng như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?
Đúng như người ta nói: “Không có tình yêu thì không phải thơ Xuân Diệu”. “Cánh bướm tình yêu” khẽ khàng xuất hiện, dường như vô tình xe duyên cho Xuân Diệu và cuộc sống. Để rồi lòng Xuân Diệu chuyển sang đắm say mãnh liệt: “thâu”, “một cái hôn nhiều”. Thiên nhiên hiện lên từng chi tiết sắc sảo: “non mước”, “cây”, “cỏ rạng”... Hạnh phúc nhất tràn ngập tuôn ra bắt đầu từ “cải hôn nhiều”. Đó cũng là nghệ thuật thể hiện của Xuân Diệu. Xuân Diệu thực sự “say”: “chếnh choáng mùi thơm”, “đã đầy ảnh sáng”, “no nê thanh sắc của thời tươi”. Xuân Diệu đã hoàn tất bức tranh thiên đường của hạnh phúc bằng ánh sáng rực rỡ mà dịu dàng lan toả khắp nơi.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản mẫu, dựa vào các kiến thức đã được học trong bài và phần tri thức Ngữ Văn hoàn thành các câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Bằng chứng là các cụm từ trích ra từ văn bản Vội vàng; lí lẽ là những phân tích lí giải của người viết về các bằng chứng. Cách triển khai lí lẽ và bằng chứng như vậy góp phần giúp người đọc hình dung ra giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ, từ đó làm tăng sức thuyết phục cho quan điểm của người viết (đoạn cuối bài thơ Vội vàng thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên, niềm say đắm sự sống).
Câu 7 c
Câu 7 c
c. Chỉ ra những dấu hiệu giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản mẫu, dựa vào các kiến thức đã được học trong bài và phần tri thức Ngữ Văn hoàn thành các câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Những dấu hiệu giúp người đọc nhận biết đây là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học:
- Thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về bài thơ Vội vàng.
- Có bằng chứng là những cụm từ trích ra từ văn bản Vội vàng, lí lẽ là những lập luận, lí giải của người viết về các bằng chứng.
- Cách sắp xếp ý kiến, lí lẽ, bằng chứng hợp lí. Đi tử ý kiến lớn đến các ý kiến nhỏ, đi từ nghệ thuật (ý kiến nhỏ 1) đến nội dung (ý kiến nhỏ 2), các lí lẽ và bằng chứng triển khai theo trình tự của bài thơ, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được quan điểm của người viết, tăng sức thuyết phục cho văn bản.
Câu 7 d
Câu 7 d
d. Từ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Xuân Diệu được phân tích trong văn bản, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản mẫu, dựa vào các kiến thức đã được học trong bài và phần tri thức Ngữ Văn hoàn thành các câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Từ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Xuân Diệu được phân tích trong văn bản, em rút ra bài học cho bản thân: hãy tận hưởng, hãy sống hết mình. Đó không phải là lối sống gấp gáp vội vàng mà là nhịp sống sôi nổi, hăng say.
Chương 1: Số hữu tỉ
Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo tập 2 - siêu ngắn
Đề thi học kì 1
Chủ đề 12. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất
Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7