Câu 1
Câu 1
Vận dụng hiểu biết của em về kiểu bài nói Trình bày về một quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động và giải thích:
a. Điểm khác biệt giữa bài nói với bài viết về cùng một đề tài.
b. Công việc chính của mỗi bước khi thực hiện bài nói.
Phương pháp giải:
Trả lời dựa vào SGK phần Viết và Nghe nói
Lời giải chi tiết:
a. Việc giải thích, nêu điểm khác biệt giữa bài nói với bài viết về cùng một đề tài nên tập trung vào một số khía cạnh sau:
- Khác biệt về hình thức và yêu cầu giao tiếp: bài nói giao tiếp trực tiếp với người nghe; bài viết giao tiếp gián tiếp với người đọc
- Khác biệt về không gian, thời gian giao tiếp: bài nói giao tiếp trong không gian, thời gian xác định và có giới hạn; bài viết không nhất thiết tuân theo các giới hạn này.
- Khác biệt về điều kiện sử dụng ngôn ngữ giao tiếp: bài nói bên cạnh lời thuyết minh còn được hỗ trợ bởi giọng nói, âm sắc, âm lượng, ngôn ngữ cơ thể; bài viết chỉ dựa vào lời văn trong văn bản.
-…
b. Em thực hiện như với câu c, Bài tập 1 phần VIẾT, lần lượt tóm tắt công việc chính trong bốn bước:
Bước 1: Xác định đề tài, người nghe mục đích, không gian và thời gian nói
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Bước 3: Luyện tập và trình bày
Bước 4: Trao đổi, đánh giá
Câu 2
Câu 2
Đọc kĩ đề bài và thực hiện các yêu cầu nêu đưới đây:
Đề bài: Trình bày về một quy tắc hoặc luật lệ của một trong những hoạt động hoặc trò chơi dưới đây:
- Đọc sách và tuân thủ các quy định về mượn sách, đọc sách ở thư viện.
- Thi đấu bóng đá, bóng chuyền và quy tắc, luật lệ của các hoạt động này.
- Tham gia giao thông đúng luật lệ.
- Sử dụng an toàn các thiết bị điện ở nhà hoặc ở trường.
- Mở chai lọ bị kẹt nắp, tẩy sạch các vết ố bẩn trên quần áo, vật dụng, chặt dừa lấy nước hay chế biến sinh tố....
- Trò chơi cướp cờ hoặc trò chơi kéo co.
Yêu cầu:
a. Xác định đề tài, tìm ý, lập dàn ý cho bài nói.
b. Tập trình bày theo dàn ý.
c. Dự kiến nội dung trả lời cho một số câu hỏi giả định do người nghe nêu lên, chẳng hạn:
- Tóm tắt ngắn gọn các điều khoản chính (hoặc điều khoản quan trọng nhất) trong quy tắc/ luật lệ mà em vừa trình bày.
- Giải thích về mối quan hệ giữa các điều khoản chính trong bài trình bày của em.
- Giải thích thuật ngữ/ cụm từ “...” mà em sử dụng khi trình bày điều khoản...
d. Giả sử em lần lượt được nghe hai bạn trình bày bài nói về hai đề tài:
- Đọc sách và tuân thủ các quy định về mượn sách, đọc sách ở thư viện.
- Sử dụng an toàn các thiết bị điện ở nhà hoặc ở trường.
Hãy nêu ít nhất một câu hỏi mà em dự kiến sẽ hỏi sau phần trình bày của mỗi bạn.
đ. Qua kết quả luyện tập, em thấy mình tự tin sẽ đạt những tiêu chí kĩ năng nào (đánh dấu vào cột ĐẠT), chưa tự tin về tiêu chí nào (đánh dấu vào cột CHƯA ĐẠT)?
Bảng kiểm kĩ năng giải thích về một quy tắc hoặc luật lệ
trong một trò chơi hay hoạt động
Nội dung kiểm tra | ĐẠT | CHƯA ĐẠT |
Người nói giới thiệu tên mình | ||
Phần mở đầu ấn tượng, tạo được sự thu hút | ||
Phần kết thúc ngắn gọn, lịch sự và tạo được sự khích lệ với người nghe | ||
Giới thiệu sơ lược về hoạt động | ||
Trình bày ngắn gọn, rõ ràng những nội dung cần chuẩn bị cho hoạt động | ||
Giải thích rõ ràng, dễ hiểu quy tắc/ luật lệ của hoạt động (cách thức) thực hiện, những điều cần lưu ý (nếu có) | ||
Sử dụng từ ngữ phù hợp để làm rõ nội dung, thứ tự sắp xếp các nội dung của quy tắc/ luật lệ | ||
Sử dụng cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt và ngữ điệu phù hợp với nội dung | ||
Kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan để làm rõ nội dung trình bày | ||
Tương tác với người nghe | ||
Chào và cảm ơn người nghe |
Phương pháp giải:
Trả lời dựa vao SGK
Lời giải chi tiết:
a.
Mở bài | - Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động/ trò chơi. - Nêu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ. |
Thân bài | 1. Giới thiệu vắn tắt mục đích bối cảnh, thời gian, không gian diễn ra hoạt động/ trò chơi và sự cần thiết thực hiện hoạt động/ trò chơi theo quy tắc. 2. Trình bày các điều khoản/ nội dung của quy tắc hay luật lệ: - Điều khoản/ nội dung 1 - Điều khoản/ nội dung 2 - Điều khoản/ nội dung 3 - … 3. Một vài lưu ý đặc biệt (nếu có). |
Kết bài | - Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ. - Đưa ra khuyến nghị, động viên đối với người nghe. |
b. Dựa vào dàn ý đã lập cho bài nói để luyện tập việc trình bày.
Lưu ý khi luyện tập:
- Lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp với văn nói; sử dụng các từ chỉ thứ tự trình bày các bước, dùng ngữ điệu nhấn mạnh.
- Dùng câu phù hợp với văn nói để khích lệ người nghe thực hiện trò chơi hay hoạt động được giới thiệu
- Chuẩn bị phần mở bài và kết thúc sao cho hấp dẫn.
Lưu ý khi trình bày:
- Chào người nghe và giới thiệu tên em
- Dùng ngôi thứ nhất để giải thích hoạt động và các quy trình thực hiện, sử dụng cách xưng hô phù hợp.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc và có điểm nhấn về nội dung.
- Sử dụng ngữ điệu linh hoạt đặc biệt là phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Trong quá trình nói tương tác với người nghe bằng ánh nhìn.
- Sử dụng kết hợp các phương tiện trực quan.
- Kết thúc cần nói lời cảm ơn.
c. Trong vai trò người nói, em cần tập cách nói rành mạch, ôn tồn, thể hiện sự tôn trọng, chân tình trong khi trao đổi các ý kiến, câu hỏi phản hồi từ phía người nghe. Đề bài đã nêu ra một số phản hồi giả định, em lần lượt tập cách nghĩ nhanh và hồi đáp gãy gọn các yêu cầu:
- Tóm tắt thật ngắn gọn các điều khoản chính (hoặc điều khoản quan trọng nhất) trong quy tắc/ luật lệ mà em vừa trình bày.
- Giải thích về mối quan hệ giữa các điều khoản chính trong bài trình bày của em.
- Giải thích thuật ngữ/ cụm từ “...” mà em sử dụng khi trình bày điều khoản...
d. Trong vai trò người nghe, em tập nêu ý kiến phản hồi dưới hình thức câu hỏi. Cụ thể, với mỗi đề tài phía dưới, em đặt một câu hỏi để tạo tương tác với người nói
- Đọc sách và tuân thủ các quy định về mượn sách, đọc sách ở thư viện.
- Sứ dụng an toàn các thiết bị điện ở nhà hoặc ở trường.
Ví dụ, với đề tài thứ nhất, hỏi:
- “Bạn có biết việc quy định cách mượn sách in và sách điện từ (Ebook) ở thư viện khác nhau ở điểm nào không? Nếu có hãy chia sẻ với mọi người.”
Hoặc, với đề tài thứ hai, có thể hỏi:
“- Bạn hãy giải thích thêm “cầu dao” với “cầu chì” khác nhau thế nào? Khi cần thay một cầu chì bị cháy ta cần thực hiện các thao tác nào?”
- …
đ. Bài tập này tạo cơ hội cho em tự đánh giá kĩ năng nói của mình, điều quan trọng là em tự biết, tự nhìn nhận, đánh giá bản thân ở một thời điểm cụ thể để có kế hoạch tự điều chỉnh. Sự trung thực với chính mình và tự hiểu biết bản thân trong trường hợp này là rất có ý nghĩa.
Nội dung kiểm tra | Đạt | Chưa đạt |
Người nói giới thiệu tên mình. | ||
Phần mở đầu ấn tượng, tạo được sự thu hút. | ||
Phần kết thúc ngắn gọn, lịch sự và tạo được sự khích lệ với người nghe. | ||
Giới thiệu sơ lược về hoạt động/ trò chơi. | ||
Trình bày ngắn gọn, rõ ràng những nội dung cần chuẩn bị cho hoạt động/ trò chơi. | ||
Giải thích rõ ràng, dễ hiểu quy tắc/ luật lệ của hoạt động/ trò chơi (cách thức) thực hiện, những điều cần lưu ý (nếu có). | ||
Sử dụng từ ngữ phù hợp để làm rõ nội dung, thứ tự sắp xếp các nội dung của quy tắc/ luật lệ. | ||
Sử dụng cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt và ngữ điệu phù hợp với nội dung. | ||
Kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan để làm rõ nội dung trình bày. | ||
Tương tác với người nghe. | ||
Chào và cảm ơn người nghe. |
|
Phần 3. Vật sống
Chương 4: Tam giác bằng nhau
Soạn Văn 7 Kết nối tri thức tập 2 - chi tiết
Phần Địa lí
Unit 8: Films
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Cánh diều Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Văn 7 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Đề thi, đề kiểm tra Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Lý thuyết Văn Lớp 7
SBT Văn - Cánh diều Lớp 7
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 7
Soạn văn chi tiết - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - Cánh diều Lớp 7
Soạn văn chi tiết - CTST Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - CTST Lớp 7
Soạn văn chi tiết - KNTT Lớp 7
Soạn văn siêu ngắn - KNTT Lớp 7
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 7
Văn mẫu - Cánh Diều Lớp 7
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Văn mẫu - Kết nối tri thức Lớp 7
Vở thực hành văn Lớp 7