A. Vi khuẩn Gram dương có thành tế bào gồm nhiều lớp peptidoglycan, còn thành tế bào vi khuẩn Gram âm chỉ có một lớp mỏng peptidoglycan.
B. Các kênh protein có cả ở thành tế vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm.
C. Thành tế bào của vi khuẩn Gram âm dày, còn thành tế bào của vi khuẩn Gram dương mỏng
D. Vi khuẩn Gram âm có thành tế bào cấu tạo chủ yếu từ peptidoglycan, trong khi vi khuẩn Gram dương có thành tế bào cấu tạo chủ yếu từ phospholipid.
a) Đây là đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy nào?
b) Chú thích cho các pha được đánh số trên hình và nêu đặc điểm của mỗi pha
A. Vi khuẩn cố định đạm tồn tại trong các nốt sần ở rễ cây họ Đậu và trong đất
B. Vi khuẩn phản nitrate hoá chuyển hoá nitrate (NO3-) thành khí nitrogen (N2)
C. Quá trình amoni hóa là quá trình ion amoni (NH4+) được giải phóng từ quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ.
D. Nitrate hóa là quá trình nitrite (NO2-) được chuyển thành ion amoni (NH4+)
CH tr 66 1
CH tr 66 1
Sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm vi sinh vật
A. Nấm hương B. Vi khuẩn lactic C. Tảo silic D. Trùng roi
Phương pháp giải:
Vi sinh vật là nhóm sinh vật có kích thước rất nhỏ, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi. Vi sinh vật được chia thành vi sinh vật nhân sơ gồm vi khuẩn, Archaea và vi sinh vật nhân thực gồm vi tảo, vi nấm, nguyên sinh động vật.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A.
CH tr 66 2
CH tr 66 2
Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nhóm vi sinh vật?
A. Sinh trưởng nhanh B. Phân bố rộng C. Sinh sản nhanh D. Sinh khối nhỏ
Phương pháp giải:
Vi sinh vật có kích thước tế bào nhỏ, cấu tạo đơn giản nên các vi sinh vật thường có đặc điểm chung là tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh, sinh trưởng, sinh sản nhanh và phân bố rộng.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
CH tr 67 3
CH tr 67 3
Sinh trưởng ở quần thể vi sinh vật là:
A. sự tăng kích thước cơ thể B. sự tăng kích thước tế bào
C. sự tăng số lượng tế bào D. sự tăng khối lượng tế bào
Phương pháp giải:
Sinh trưởng quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng lên về mặt số lượng tế bào trong quần thể.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
CH tr 67 4
CH tr 67 4
Nhóm vi sinh vật nào sau đây gồm toàn các sinh vật nhân sơ?
A. Tảo đơn bào, nguyên sinh động vật
B. Vi nấm, động vật đa bào kích thước hiển vi
C. Vi nấm, vi tảo, vi khuẩn
D. Vi khuẩn, Archaea
Phương pháp giải:
Vi khuẩn, Archaea thuộc sinh vật nhân sơ
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
CH tr 67 5
CH tr 67 5
Nhóm sinh vật nào sau đây có số lượng nhiều nhất trên Trái Đất?
A. Vi khuẩn B. Tảo C. Động vật nguyên sinh D. Nấm
Phương pháp giải:
Nhóm sinh vật nào sau đây có số lượng nhiều nhất trên Trái Đất là vi khuẩn
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A.
CH tr 67 6
CH tr 67 6
Có bao nhiêu ý sau là đúng khi nói về các vi sinh vật cực đoan?
(1) Là nhóm vi sinh vật có khả năng sống được trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt
(2) Hầu hết chúng thuộc nhóm Archaea
(3) Chúng có khả năng chịu được độ mặn rất cao nhưng lại không thể sống ở dưới đáy biển sâu.
(4) Đa số chúng là sinh vật nhân thực
A. (1), (3) B. (1), (5) C. (1), (2) D. (4), (5)
Phương pháp giải:
Vi sinh vật cực đoan sống được ở những nơi có điều kiện cực kì khắc nghiệt và hầu hết thuộc nhóm Archaea
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
CH tr 67 7
CH tr 67 7
Các vi sinh vật tự dưỡng có khả năng
A. tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể từ các chất vô cơ.
B. tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể từ các chất vô cơ nhờ ánh sáng mặt trời và hệ sắc tố quang hợp
C. tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng từ các phản ứng oxy hoá các chất vô cơ
D. tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể từ nguồn năng lượng ánh sáng và các chất vô cơ
Phương pháp giải:
Các vi sinh vật tự dưỡng có khả năng tự tổng hợp được các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể từ các chất vô cơ
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A.
CH tr 67 8
CH tr 67 8
Các vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn carbon là CO2 thuộc nhóm
A. hoá tự dưỡng B. quang tự dưỡng C. hoá dị dưỡng D. quang dị dưỡng
Phương pháp giải:
Các vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là ánh sáng và nguồn carbon là CO2 thuộc nhóm quang tự dưỡng
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B
CH tr 67 9
CH tr 67 9
Sinh vật hoá dưỡng có đặc điểm nào sau đây?
A. Sử dụng nguồn năng lượng là các chất vô cơ
B. Sử dụng nguồn năng lượng là các chất hữu cơ.
C. Sử dụng nguồn năng lượng từ các phản ứng oxi hoá khử
D. Sử dụng nguồn năng lượng là các chất hóa học vô cơ hoặc hữu cơ
Phương pháp giải:
Sinh vật hoá dưỡng là những sinh vật sử dụng nguồn năng lượng là các chất hóa học vô cơ hoặc hữu cơ
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
CH tr 68 10
CH tr 68 10
Nguồn năng lượng của các sinh vật quang dưỡng là
A. các chất vô cơ
B. các chất hữu cơ
C. ánh sáng
D. các chất hoá học vô cơ hoặc hữu cơ
Phương pháp giải:
Sinh vật quang dưỡng sử dụng ánh sáng làm nguồn năng lượng
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
CH tr 68 11
CH tr 68 11
Nhóm vi sinh vật nào dưới đây có nguồn năng lượng và carbon đều là chất hữu cơ?
A. Quang tự dưỡng B. Quang dị dưỡng C. Hoá dị dưỡng D. Hoá tự dưỡng
Phương pháp giải:
Nhóm vi sinh vật hóa dị dưỡng có nguồn năng lượng và carbon đều là chất hữu cơ
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
CH tr 68 12
CH tr 68 12
Điền các cụm từ thích hợp thay cho các số trong sơ đồ phân chia các nhóm vi sinh vật dưới đây:
Lời giải chi tiết:
Sơ đồ phân chia các nhóm vi sinh vật được thể hiện như sau:
CH tr 68 13
CH tr 68 13
Quan sát cấu tạo thành tế bào vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương trong hình dưới đây, hãy cho biết khẳng định nào sau đây là đúng.
A. Vi khuẩn Gram dương có thành tế bào gồm nhiều lớp peptidoglycan, còn thành tế bào vi khuẩn Gram âm chỉ có một lớp mỏng peptidoglycan.
B. Các kênh protein có cả ở thành tế vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm.
C. Thành tế bào của vi khuẩn Gram âm dày, còn thành tế bào của vi khuẩn Gram dương mỏng
D. Vi khuẩn Gram âm có thành tế bào cấu tạo chủ yếu từ peptidoglycan, trong khi vi khuẩn Gram dương có thành tế bào cấu tạo chủ yếu từ phospholipid.
Phương pháp giải:
Vi khuẩn Gram dương có thành tế bào gồm nhiều lớp peptidoglycan, còn thành tế bào vi khuẩn Gram âm chỉ có một lớp mỏng peptidoglycan
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A.
CH tr 69 14
CH tr 69 14
Loại sinh vật nào có thể sử dụng các chất hóa học vô cơ làm nguồn năng lượng và nguồn carbon?
A. Quang tự dưỡng B. Hoá tự dưỡng C. Quang dị dưỡng D. Hoá dị dưỡng
Phương pháp giải:
Sinh vật hóa tự dưỡng sử dụng các chất hóa học vô cơ làm nguồn năng lượng và nguồn carbon.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B.
CH tr 69 15
CH tr 69 15
Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp và kết quả vào cột C
Lời giải chi tiết:
Dựa vào các kiểu dinh dưỡng của sinh vật, ta có kết quả nối như sau:
1- b; 2-c; 3-a; 4-d
CH tr 69 16
CH tr 69 16
Điền chữ Đ (Đúng), chữ S (Sai) vào ô phù hợp bên cạnh các phát biểu sau:
Lời giải chi tiết:
CH tr 69 17
CH tr 69 17
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ (...) được đánh số trong các câu sau:
Các nhà khoa học nghi ngờ trong một mẫu đất có một loại vi sinh vật có khả năng kháng sinh. Để bắt đầu nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp (1) … để tách vi sinh vật có trong đất thành các (2) … mọc riêng rẽ trên môi trường thạch mà chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường. Sau đó, vi sinh vật được (3) …trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.
Lời giải chi tiết:
Dựa vào một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật, ta có kết quả điền như sau:
phân lập
khuẩn lạc
nuôi cấy
CH tr 70 18
CH tr 70 18
Để xác định vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm Gram âm hay Gram dương, làm cơ sở cho việc sử dụng thuốc điều trị phù hợp, nâng cao hiệu quả chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?
A. Nhuộm đơn B. Soi tươi C. Nhuộm Gram D. Nhuộm kép
Phương pháp giải:
Người ta sử dụng biện pháp nhuộm Gram để xác định vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm Gram âm hay Gram dương, làm cơ sở cho việc sử dụng thuốc điều trị phù hợp, nâng cao hiệu quả chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
CH tr 70 21
CH tr 70 21
Vi khuẩn quang dị dưỡng sử dụng
A. ánh sáng làm nguồn năng lượng và CO2 làm nguồn carbon
B. ánh sáng làm nguồn năng lượng và chất hữu cơ làm nguồn carbon
C. N2 làm nguồn năng lượng CO2 làm nguồn carbon
D. CO2 vừa là nguồn năng lượng vừa là nguồn carbon
Phương pháp giải:
Vi khuẩn quang dị dưỡng sử dụng ánh sáng làm nguồn năng lượng và chất hữu cơ làm nguồn carbon.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B.
CH tr 70 22
CH tr 70 22
Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn carbon chủ yếu, người ta phân chia làm mấy nhóm vi sinh vật?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Phương pháp giải:
Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn carbon chủ yếu, người ta phân chia làm 4 nhóm vi sinh vật như sau:
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
CH tr 71 23
CH tr 71 23
Thành phần nào sau đây của tế bào vi khuẩn quyết định kết quả nhuộm Gram?
A. Màng tế bào B. Lông và roi C. Lông nhung và pill D. Peptidoglycan
Phương pháp giải:
Thành tế bào ( peptidoglycan) của tế bào vi khuẩn quyết định kết quả nhuộm Gram
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
CH tr 71 24
CH tr 71 24
Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra ở vi sinh vật nhân sơ?
A. Cố định đạm B. Sinh sản phân đôi C. Quang hợp D. Sinh sản nảy chồi
Phương pháp giải:
Quá trình cố định đạm chỉ xảy ra ở vi sinh vật nhân sơ
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A.
CH tr 71 25
CH tr 71 25
Trong các sinh vật sau đây: Nấm men, tảo, vi khuẩn lam, vi khuẩn lactic, nấm mốc có bao nhiêu vi sinh vật thuộc nhóm tự dưỡng?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Phương pháp giải:
Những sinh vật có khả năng tự tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết từ các chất vô cơ gọi là vi sinh vật tự dưỡng.
Tảo và vi khuẩn lam là vi sinh vật thuộc nhóm tự dưỡng
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B.
CH tr 71 26
CH tr 71 26
Vi sinh vật có thể hấp thụ được các chất hữu cơ có kích thước phân tử lớn như protein, tinh bột, lipid, cellulose bằng cách nào?
A. Nhập bào
B. Khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất.
C. Vận chuyển qua các kênh màng
D. Tiết các enzyme phân giải ngoại bào, sau đó mới hấp thụ vào tế bào
Phương pháp giải:
Vi sinh vật có thể hấp thụ được các chất hữu cơ có kích thước phân tử lớn như protein, tinh bột, lipid, cellulose bằng cách tiết các enzyme phân giải ngoại bào, sau đó mới hấp thụ vào tế bào.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
CH tr 71 27
CH tr 71 27
Điền vào chỗ (...) trong câu sau:
Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng lên về … trong quần thể
Phương pháp giải:
Nắm được sự sinh trưởng của quần thể sinh vật
Lời giải chi tiết:
Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng lên về số lượng tế bào trong quần thể.
CH tr 71 28
CH tr 71 28
Ở một loài vi khuẩn, nếu bắt đầu nuôi 1300 tế bào thì sau 3 giờ, lượng tế bào đạt được là 10400 tế bào. Tính thời gian thế hệ của loài vi khuẩn trên.
Lời giải chi tiết:
Áp dụng công thức:Nt = N0 x 2t/g = N0 x 2n
Trong đó: Nt là số tế bào tạo thành; N0 là số tế bào ban đầu
t là thời gian phân chia; n là số lần phân chia
g là thời gian thế hệ
Ta có:
10400 = 1300 x 23x60/g → g = 60
Vậy thời gian thế hệ của vi khuẩn trên là 60
CH tr 71 29
CH tr 71 29
Môi trường nuôi cấy không liên tục là
A. Môi trường có các yếu tố tối ưu đối với sự phát triển của vi sinh vật
B. Môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới
C. Môi trường thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng mới và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất
D. Môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất
Phương pháp giải:
Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D
CH tr 71 30
CH tr 71 30
Môi trường nuôi cấy liên tục là
A. môi trường có các yếu tố tối ưu đối với sự phát triển của vi sinh vật
B. môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới
C. môi trường thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng mới và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất.
D. môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất
Phương pháp giải:
Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng mới và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
CH tr 72 31
CH tr 72 31
Trong nuôi cấy không liên tục, sự sinh trưởng của vi khuẩn gồm mấy pha cơ bản ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Phương pháp giải:
Trong nuôi cấy không liên tục, sự sinh trưởng của vi khuẩn gồm 4 pha cơ bản: pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha suy vong.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
CH tr 72 32
CH tr 72 32
Tại sao ở pha suy vong, số lượng tế bào trong quần thể lại giảm?
Lời giải chi tiết:
Ở pha suy vong, số lượng tế bào trong quần thể ngày càng giảm do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy ngày càng nhiều.
CH tr 72 33
CH tr 72 33
Trong nuôi cấy liên tục, sự gia tăng kích thước của quần thể theo thời gian có dạng đồ thị nào?
A. Parabol B. Đối xứng C. Chữ S D. Chữ M
Phương pháp giải:
Trong nuôi cấy liên tục, sự gia tăng kích thước của quần thể theo thời gian có dạng đồ thị hình chữ S (đường màu xanh).
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C
CH tr 72 34
CH tr 72 34
Trong nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối, người ta nên dừng lại ở giai đoạn nào dưới đây?
A. Giữa pha lũy thừa
B. Cuối pha cân bằng
C. Cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng
D. Đầu pha suy vong
Phương pháp giải:
Dựa vào đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục, người ta nên dừng ở cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng để thu được sinh khối lớn nhất.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
CH tr 72 35
CH tr 72 35
Quan sát hình dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Đây là đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy nào?
b) Chú thích cho các pha được đánh số trên hình và nêu đặc điểm của mỗi pha
Lời giải chi tiết:
a) Đây là đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục - môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.
b) Sự sinh trưởng của vi khuẩn bao gồm 4 pha cơ bản: pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha suy vong.
Trong đó: (1) pha tiềm phát; (2) pha lũy thừa; (3) pha cân bằng; (4) pha suy vong
CH tr 73 36
CH tr 73 36
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, pha nào có mật độ vi khuẩn trong quần thể cao nhất?
A. Pha tiềm phát B. Pha lũy thừa C. Pha cân bằng D. Pha suy vong
Phương pháp giải:
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, pha cân bằng có mật độ vi khuẩn trong quần thể cao nhất.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C
CH tr 73 37
CH tr 73 37
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, pha nào có số lượng vi khuẩn trong quần thể tăng nhanh nhất?
A. Pha tiềm phát B. Pha lũy thừa C. Pha cân bằng D. Pha suy vong
Phương pháp giải:
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, pha lũy thừa có số lượng vi khuẩn trong quần thể tăng nhanh nhất.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B
CH tr 73 38
CH tr 73 38
Biện pháp ướp muối, ướp đường để bảo quản thực phẩm là ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của yếu tố nào sau đây dưới sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật?
A. Chất dinh dưỡng B. Độ ẩm C. Độ pH D. Áp suất thẩm thấu
Phương pháp giải:
Áp suất thẩm thấu cao gây co nguyên sinh ở các tế bào vi sinh vật khiến chúng không phân chia được. Áp suất thẩm thấu thấp làm các tế bào vi sinh vật bị trương nước và có thể vỡ ra.
Biện pháp ướp muối, ướp đường để bảo quản thực phẩm là ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu dưới sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D
CH tr 73 39
CH tr 73 39
Việc làm nào sau đây là ứng dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của độ ẩm tới sinh trưởng của quần thể vi sinh vật?
A. Dùng nhiệt độ cao để thanh trùng vi sinh vật
B. Ướp muối, ướp đường thực phẩm
C. Phơi khô, sấy khô thực phẩm
D. Lên men
Phương pháp giải:
Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm. Nước là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng, tham gia phân hủy các chất. Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C
CH tr 73 40
CH tr 73 40
Hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật là:
A. phân đôi B. nảy chồi C. hình thành bào tử
D. phân mảnh
Phương pháp giải:
Hình thức sinh sản phổ biến nhất ở vi sinh vật là phân đôi
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A
CH tr 73 41
CH tr 73 41
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ (...) trong câu sau:
a) Vi sinh vật nhân sơ chỉ có thể phân đôi …
b) Hình thức sinh sản phổ biến ở nấm là sinh sản bằng …
Lời giải chi tiết:
a) Vi sinh vật nhân sơ chỉ có thể phân đôi vô tính
b) Hình thức sinh sản phổ biến ở nấm là sinh sản bằng bào tử
CH tr 73 42
CH tr 73 42
Hình dạng của vi khuẩn được xác định bởi
A. plasmis
B. thành tế bào
C. khả năng hình thành bào tử
D. bộ xương tế bào nằm trong tế bào chất
Phương pháp giải:
Hình dạng của vi khuẩn được xác định bởi thành tế bào
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B
CH tr 74 43
CH tr 74 43
Quá trình nào sau đây liên quan đến sự hợp tác trao đổi chất giữa các tế bào nhân sơ?
A. phân đôi
B. hình thành nội bào tử
C. hình thành màng sinh học
D. quang tự dưỡng
Phương pháp giải:
Quá trình hình thành màng sinh học liên quan đến sự hợp tác trao đổi chất giữa các tế bào nhân sơ
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C
CH tr 74 44
CH tr 74 44
Quá trình quang hợp giải phóng O2 xảy ra ở
A. vi khuẩn lam
B. Archaea
C. vi khuẩn Gram dương
D. vi khuẩn hóa tự dưỡng
Phương pháp giải:
Quá trình quang hợp giải phóng O2 xảy ra ở vi khuẩn lam
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A
CH tr 74 45
CH tr 74 45
Vi sinh vật được phân loại dựa vào các đặc điểm khác nhau, tuy nhiên để biết được chính xác từng loài và mối quan hệ họ hàng của các loại vi sinh vật, các nhà khoa học thường sử dụng các đặc điểm nào sau đây?
A. Đặc điểm hóa sinh, DNA, RNA
B. Đặc điểm về hình thái tế bào
C. Đặc điểm về hình thái khuẩn lạc
D. Đặc điểm sinh sản
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm hóa sinh, DNA, RNA để biết được chính xác từng loài và mối quan hệ họ hàng của các loại vi sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A
CH tr 74 46
CH tr 74 46
Để sát khuẩn ngoài da, em cần sử dụng loại hóa chất nào sau đây?
A. Hợp chất phenol B. Hợp chất kim loại nặng
C. Formaldehyde D. Cồn iodine
Phương pháp giải:
Để sát khuẩn ngoài da, em cần sử dụng loại hóa chất cồn iodine
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D
CH tr 74 47
CH tr 74 47
Phân giải ngoại bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân giải ở vi sinh vật vì quá trình này
A. giúp tạo ra năng lượng cho vi sinh vât
B. tạo ra các chất đơn giản để vi sinh vật có thể hấp thụ và tiếp tục phân giải nội bào
C. tạo ra đại phân tử hữu cơ cần thiết giúp vi sinh vật phát triển
D. tạo ra các enzyme nội bào cho vi sinh vật.
Phương pháp giải:
Phân giải ngoại bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân giải ở vi sinh vật vì quá trình này tạo ra các chất đơn giản để vi sinh vật có thể hấp thụ và tiếp tục phân giải nội bào
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B
CH tr 75 48
CH tr 75 48
Dựa vào chu trình N2 dưới đây, em hãy cho biết khẳng định nào sau đây là không đúng.
CHU TRÌNH NITROGEN
A. Vi khuẩn cố định đạm tồn tại trong các nốt sần ở rễ cây họ Đậu và trong đất
B. Vi khuẩn phản nitrate hoá chuyển hoá nitrate (NO3-) thành khí nitrogen (N2)
C. Quá trình amoni hóa là quá trình ion amoni (NH4+) được giải phóng từ quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ.
D. Nitrate hóa là quá trình nitrite (NO2-) được chuyển thành ion amoni (NH4+)
Phương pháp giải:
Nitrate hóa là quá trình nitrite (NO2-) được tạo thành từ ion amoni (NH4+)
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D
CH tr 75 49
CH tr 75 49
Những sinh vật đầu tiên cung cấp khí oxygen cho bầu khí quyển là
A. vi khuẩn lam
B. vi sinh vật quang dưỡng
C. vi sinh vật kị khí
D. vi sinh vật tự dưỡng
Phương pháp giải:
Những sinh vật đầu tiên cung cấp khí oxygen cho bầu khí quyển là vi khuẩn lam
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A
CH tr 76 50
CH tr 76 50
Vi khuẩn tạo ra hai loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố. Nội độc tố là …, còn ngoại độc tố là…
A. một phần của vi khuẩn; chất hoá học khuếch tán ra khỏi vi khuẩn
B. được tiêm vào tế bào chủ; tiết ra trên bề mặt của tế bào chủ
C. chất hoá học nhắm vào đường tiêu hoá của vật chủ; chất hoá học nhắm vào lớp bao phủ bên ngoài của vật chủ (ví dụ: da)
D. được giải phóng khi vi khuẩn còn sống; được giải phóng khi vi khuẩn chết
Phương pháp giải:
Vi khuẩn tạo ra hai loại độc tố: nội độc tố và ngoại độc tố. Nội độc tố là một phần của vi khuẩn, còn ngoại độc tố là chất hoá học khuếch tán ra khỏi vi khuẩn.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A
CH tr 76 51
CH tr 76 51
Vì sao vi sinh vật phát triển rất nhanh?
A. Do có cấu tạo phức tạp, tốc độ sinh sản nhanh.
B. Do hấp thụ các chất chậm nhưng tốc độ chuyển hoá nhanh
C. Do quá trình hấp thụ, chuyển hoá vật chất, năng lượng, sinh tổng hợp diễn ra với tốc độ nhanh
D. Do quá trình hấp thụ, chuyển hoá vật chất, năng lượng chậm nhưng quá trình sinh tổng hợp diễn ra với tốc độ nhanh
Phương pháp giải:
Do quá trình hấp thụ, chuyển hoá vật chất, năng lượng, sinh tổng hợp trong vi khuẩn diễn ra với tốc độ nhanh nên vi sinh vật phát triển rất nhanh.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C
CH tr 76 52
CH tr 76 52
Xác định tính đúng sau của các nhận định bằng cách điền chữ Đ (Đúng), chữ S (Sai) vào cột trống trong bảng sau:
Lời giải chi tiết:
CH tr 76 53
CH tr 76 53
Việc làm tương, nước chấm là ứng dụng quá trình phân giải của vi sinh vật trên nguồn cơ chất nào?
A. Lipid B. Lactose C. Polysaccharide D. Protein
Phương pháp giải:
Việc làm tương, nước chấm là ứng dụng quá trình phân giải của vi sinh vật trên nguồn protein.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D
CH tr 76 54
CH tr 76 54
Những quá trình sản xuất nào sau đây là ứng dụng quá trình tổng hợp của vi sinh vật?
(1) Sản xuất sinh khối (protein đơn bào)
(2) Sản xuất rượu; tương; cà, dưa muối
(3) Sản xuất các chế phẩm sinh học (chất xúc tác sinh học, gôm,...)
(4) Sản xuất nem chua, nước mắm
A. (1), (3) B. (2), (3) C. (1), (2) D. (3), (4)
Phương pháp giải:
Quá trình sản xuất ứng dụng quá trình tổng hợp của vi sinh vật là:
(1) Sản xuất sinh khối (protein đơn bào) và
(3) Sản xuất các chế phẩm sinh học (chất xúc tác sinh học, gôm,...).
Còn quá trình
(2) Sản xuất rượu; tương; cà, dưa muối và
(4) Sản xuất nem chua, nước mắm là ứng dụng quá trình phân giải của vi sinh vật trên nguồn protein
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A
CH tr 77 55
CH tr 77 55
Trâu bò tiêu hoá được rơm rạ, mối tiêu hoá được gỗ là trong dạ dày 4 túi của trâu bò và trong ruột mối có chứa các vi sinh vật có khả năng sinh enzyme gì trong các enzyme sau?
A. Protease B. Lipase C. Cellulase D. Amylase
Phương pháp giải:
Trâu bò tiêu hoá được rơm rạ, mối tiêu hoá được gỗ là trong dạ dày 4 túi của trâu bò và trong ruột mối có chứa các vi sinh vật có khả năng sinh enzyme cellulase
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C
CH tr 77 56
CH tr 77 56
Ý nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên?
A. Đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên
B. Phân giải chất thải làm giàu chất dinh dưỡng trong đất
C. Cộng sinh với các loài khác đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các loài đó.
D. Cung cấp oxygen và chất hữu cơ cho toàn bộ sinh giới
Phương pháp giải:
Vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên:
- Phân giải chất thải và xác sinh vật thành chất khoáng, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, làm giàu chất dinh dưỡng cho đất.
- Vi sinh vật tự dưỡng tạo ra O2 và chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng.
- Cộng sinh với nhiều loài sinh vật, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các loài đó trong tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D
CH tr 77 57
CH tr 77 57
Cho các hiện tượg sau: rau cải có vị chua sau khi muối; quần áo bị mốc đen; bánh mì nở phồng khi nướng; thực phẩm bị mốc, thối; thùng rác bốc mùi khó chịu, vết thương mưng mủ, dịch sữa lỏng chuyển thành đặc, sữa chua có vị chua và mùi thơm dịu, hiện tượng nước thải trở nên trong và mất mùi khi qua các bể xử lý. Sắp xếp các hiện tượng trên vào đúng nhóm trong bảng sau:
Lời giải chi tiết:
CH tr 77 58
CH tr 77 58
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Một số vi sinh vật được dùng trong lên men thực phẩm
B. Vi sinh vật có hại gây bệnh cho con người, vật nuôi và thực vật
C. Vi sinh vật vừa có lợi, vừa có hại cho con người
D. Vi sinh vật và hoạt động của chúng gây ô nhiễm môi trường, vì thế không thể dùng vi sinh vật để xử lí ô nhiễm môi trường
Phương pháp giải:
Dựa vào khả năng hấp thụ và phân giải nhiều hợp chất, kể cả chất thải, chất độc hại và kim loại nặng của vi sinh vật, con người đã sử dụng chúng để xử lý ô nhiễm môi trường → hiệu quả và ít tốn kém, không gây ô nhiễm môi trường.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D
CH tr 77 59
CH tr 77 59
Khẳng định nào dưới đây sai?
A. Một số vi sinh vật được dùng trong sản xuất bánh mì, rượu, bia, sữa chua, nước mắm,...
B. Vi khuẩn mang lại những lợi ích lớn về kinh tế
C. Các vi sinh vật giúp phân hủy các chất hữu cơ và hợp chất gây ô nhiễm trong nước thải, giải quyết được vấn đề xử lý nước thải trong công nghiệp
D. Trong tự nhiên, vi sinh vật dị dưỡng tạo ra oxygen và chất dinh dưỡng cho các sinh vật khác.
Phương pháp giải:
Trong tự nhiên, vi sinh vật tự dưỡng tạo ra oxygen và chất dinh dưỡng cho các sinh vật dị dưỡng.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D
CH tr 78 60
CH tr 78 60
Xác định tính đúng sai của các nhận định dưới đây bằng cách điền chữ Đ (Đúng), chữ S (Sai) vào cột trống trong bảng sau:
Lời giải chi tiết:
CH tr 78 61
CH tr 78 61
Hãy kể tên những thực phẩm được tạo ra nhờ hoạt động lên men của vi khuẩn lactic
Lời giải chi tiết:
Những thực phẩm đã sử dụng vi khuẩn lactic lên men là: sữa chua, rau quả chua, nem chua….
CH tr 78 62
CH tr 78 62
Hầu hết các kháng sinh đã biết được sản xuất bởi loại vi sinh vật nào?
A. Nấm B. Vi khuẩn Gram dương
C. Xạ khuẩn D. Vi khuẩn Gram âm
Phương pháp giải:
Hầu hết các kháng sinh đã biết được sản xuất bởi xạ khuẩn
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C
CH tr 78 63
CH tr 78 63
Nấm men Saccharomyces cerevisiae được sử dụng trong
A. sản xuất thuốc kháng sinh và các loại thực phẩm
B. sản xuất đồ uống có cồn, bánh mì
C. sản xuất sữa chua, dưa chua
D. bảo quản sản phẩm nông nghiệp và cải tiến các loại phân bón vi sinh
Phương pháp giải:
Nấm men Saccharomyces cerevisiae được sử dụng trong sản xuất đồ uống có cồn, bánh mì.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B
CH tr 78 64
CH tr 78 64
Những sản phẩm nào dưới đây là thành tựu của công nghệ vi sinh vật?
(1) Bia
(2) Thuốc bảo vệ thực vật Bt
(3) Phân đạm
(4) Thuốc kháng sinh penicillin
(5) Vaccine phòng bệnh sởi, quai bị, rubella
(6) Nước mắm
(7) Trà sữa
(8) Phân vi lượng
(9) Phân vi sinh
(10) Kem đánh răng
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6) B. (1), (2), (7), (8), (9), (10)
C. (1), (2), (3), (4), (5), (10) D. (1), (2), (4), (5), (6), (9)
Phương pháp giải:
Thành tựu của công nghệ vi sinh vật bao gồm:
(1) Bia
(2) Thuốc bảo vệ thực vật Bt
(4) Thuốc kháng sinh penicillin
(5) Vaccine phòng bệnh sởi, quai bị, rubella
(6) Nước mắm
(9) Phân vi sinh
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D
CH tr 79 65
CH tr 79 65
Trên thị trường thường gặp các loại bột giặt sinh học. Em hiểu chữ “sinh học” ở đây là gì và cơ chế tác dụng của loại bột giặt này là gì?
Phương pháp giải:
Các chế phẩm sinh học thường liên quan tới các quá trình, các tác động của sinh vật hoặc các phản ứng hóa sinh.
Lời giải chi tiết:
Chữ "sinh học" trong bột giặt sinh học có nghĩa là trong bột giặt chứa ít nhất là một loại enzyme từ vi sinh vật dùng tẩy sạch một số vết bẩn do thức ăn gây nên. Trong đó, amilaza có tác dụng tẩy bỏ tinh bột, proteaza có tác dụng tẩy bỏ thịt và lipaza có tác dụng tẩy bỏ mỡ.
CH tr 79 66
CH tr 79 66
Enzyme được sử dụng trong kỹ thuật PCR phát hiện ung thư sớm và xác định vi sinh vật gây bệnh là:
A. enzyme Taq polymerase B. enzyme lipase
B. enzyme helicase D. enzyme protease
Phương pháp giải:
Enzyme được sử dụng trong kỹ thuật PCR phát hiện ung thư sớm và xác định vi sinh vật gây bệnh là enzyme Taq polymerase.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A
CH tr 79 67
CH tr 79 67
Lấy 5 ví dụ về tầm quan trọng của vi khuẩn và Archaea đối với các loài sinh vật khác.
Phương pháp giải:
Nắm được vai trò của vi khuẩn đối với các loài sinh vật khác
Lời giải chi tiết:
- Vi khuẩn phân giải cellulose đối với các loài động vật nhai lại
- Vi khuẩn cộng sinh trong cơ thể người giúp tăng cường miễn dịch
- Tạo ra 02 và chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng
- Vi sinh vật thường được dùng làm sản xuất men tiêu hóa cho con người, động vật
- Archaea đóng một vai trò quan trọng trong xử lý nước thải
CH tr 79 68
CH tr 79 68
Hãy dùng internet để tìm hiểu các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Những bệnh phổ biến nào do vi khuẩn gây ra? Chọn một bệnh do vi khuẩn gây ra để tìm hiểu sâu hơn. Mô tả triệu chứng, cách thức lây truyền, phương thức điều trị và các biện pháp phòng ngừa bệnh đó.
Phương pháp giải:
Hiểu và nắm được các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Lời giải chi tiết:
Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục là:
Chlamydia. Bệnh được gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis và lây nhiễm cho cả nam lẫn nữ
Bệnh lậu
Giang mai
Bệnh Trichomonas vaginalis
Bệnh herpes sinh dục
Sùi mào gà
U nhú sinh dục
Rận mu
Bệnh phổ biến do vi khuẩn gây ra như chàm Chlamydia, bệnh lậu, …
Triệu chứng, cách thức lây truyền, phương thức điều trị và các biện pháp phòng ngừa bệnh lậu là: Bệnh lậu do vi khuẩn gây bệnh lậu là Neisseria gonorrhoeae, một song cầu Gram (-) hạt cà phê, với đường lây nhiễm qua đường sinh dục, đường miệng hoặc hậu môn. Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu cũng có thể truyền sang con trong quá trình sinh nở.
Bệnh lậu có thời gian ủ bệnh ngắn khoảng 2-7 ngày. Ở nam giới, nhiễm lậu cầu không triệu chứng rất ít gặp (3% – 5%).
Triệu chứng: Bệnh lậu có thể gây đau khi đi tiểu, chảy mủ từ dương vật. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ gây ra các vấn đề với tuyến tiền liệt và tinh hoàn. Ở phụ nữ, 70% các trường hợp có mầm móng lậu cầu nhưng không có triệu chứng. Triệu chứng ban đầu thường nhẹ hơn, nhưng nếu không được điều trị cũng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm vùng chậu, vô sinh, sẩy thai…
Biện pháp phòng ngừa bệnh lậu:
Không dùng chung khăn tắm, đồ lót với người khác.
Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su đúng để bảo vệ bạn và cả bạn tình.
Chung thủy 1 vợ 1 chồng.
Nếu bạn bị mắc bệnh lậu thì nghiêm cấm không được quan hệ tình dục tránh lây bệnh cho người khác và phải điều trị bệnh dứt điểm tránh nhiễm lại bệnh
CH tr 79 69
CH tr 79 69
Trước đây, các bác sĩ thường kê đơn có nhiều loại thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, bệnh nhân không phải lúc nào cũng dùng hết “liệu trình” sử dụng thuốc kháng sinh của họ. Việc này có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng kháng kháng sinh phổ biến hiện nay, đặc biệt là hiện tượng đa kháng thuốc xảy ra ở nhiều loại vi khuẩn gây bệnh?
Phương pháp giải:
Hiểu được cơ chế kháng kháng sinh để sử dụng cho phù hợp
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh làm cho kháng sinh không thể tiêu diệt hoặc ngăn chặn được sự phát triển của chúng.
Việc này có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng kháng kháng sinh phổ biến hiện nay bởi vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh làm cho việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn trở nên khó khăn, thậm chí không thể điều trị được. Nhiễm khuẩn do vi khuẩn đề kháng buộc bác sĩ phải sử dụng thuốc kháng sinh thay thế, thường có độc tính cao hơn dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài và gây ra tốn kém chi phí y tế.
CH tr 79 70
CH tr 79 70
Sau khi sử dụng kháng sinh phổ rộng kéo dài, nhiều người có hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Hãy giải thích hiện tượng này và đề xuất biện pháp khắc phục.
Phương pháp giải:
Vi khuẩn là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn tiêu hóa như các hiện tượng đầy bụng, khó tiêu.
Lời giải chi tiết:
Trong ruột luôn chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi. Vi khuẩn này luôn duy trì cân bằng để đảm bảo quá trình tiêu hóa của cơ thể, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng, đào thải cặn bã và các chất độc hại, đồng thời ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột.
Sau khi sử dụng kháng sinh phổ rộng kéo dài cũng có thể tiêu diệt, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn. Sự cân bằng ở đường ruột lúc này bị phá vỡ, thúc đẩy các vi khuẩn gây bệnh đã ẩn chứa sẵn trong hệ tiêu hóa và vi khuẩn mới xâm nhập dẫn đến rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh.
Đề xuất biện pháp khắc phục:
Trường hợp rối loạn tiêu hóa nhẹ các triệu chứng sẽ tự hết sau khi ngưng dùng kháng sinh
Trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng cần dùng thêm các chế phẩm vi sinh có chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột để cân bằng lại vi khuẩn đường ruột
Ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước, bù nước bằng dung dịch oresol. Đối với trẻ nhỏ cần tăng cường bú sữa để bù nước.
Có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn và đổi loại kháng sinh phù hợp
CH tr 79 71
CH tr 79 71
Em hãy trình bày ngắn gọn quá trình lên men lactic trong quá trình làm sữa chua.
Phương pháp giải:
Khả năng phân giải ngoại bào của vi sinh vật được ứng dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm. Trong đó sữa chua là sản phẩm lên men của vi khuẩn lactic
Lời giải chi tiết:
Vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa thành axit lactic, đồng thời trong quá trình lên men đã có sự tỏa nhiệt và biến đổi của protein làm sữa đông tụ lại và vị ngọt của sữa giảm, vị chua tăng lên đồng thời lên men phụ tạo ra diacetyl, các este và các axit hữu cơ làm cho sữa có vị chua, thơm ngon
CH tr 79 72
CH tr 79 72
Trên thực tế, dưa chua để lâu sẽ bị khú, vì sao?
Phương pháp giải:
Dưa để lâu chính là môi trường nuôi cấy không liên tục, không được bổ sung chất dinh dưỡng, không lấy bớt các sản phẩm.
Lời giải chi tiết:
Trên thực tế, dưa chua để lâu sẽ bị khú vì: Trong quá trình muối dưa là tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic hoạt động, hàm lượng axit lactic tăng dần đến một mức độ nào đó sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic lúc đó một loại nấm men có thể phát triển được trong môi trường có độ pH thấp làm giảm hàm lượng axit lactic. Khi hàm lượng axit lactic giảm đến mức độ nhất định thì vi khuẩn lên men thối sẽ phát triển được làm khú dưa.
CH tr 79 73
CH tr 79 73
Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có váng trắng và vị chua gắt, để lâu nữa thì có mùi thối ủng. Hãy giải thích.
Phương pháp giải:
Ngoài lên men rượu còn có lên men axetic.
Lời giải chi tiết:
Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có váng trắng và vị chua gắt, để lâu nữa thì có mùi thối ủng bởi khi để lâu bị lên men axêtic tạo thành dấm nên có vị chua và khi để lâu nữa axit axetic sẽ bị oxi hoá tạo thành CO2 và nước làm cho dấm bị nhạt đi.
CH tr 79 74
CH tr 79 74
Nếu đựng siro quả (nước quả đậm đặc đường) trong bình nhựa kín thì sau một thời gian bình sẽ căng phồng. Vì sao?
Phương pháp giải:
Sự lên men có thể giải phóng một số chất.
Lời giải chi tiết:
Bình nhựa đựng siro quả (nước quả đậm đặc đường) trong bình nhựa kín sau một thời gian bình có thể căng phồng lên vì vi sinh vật có trên bề mặt vỏ quả đã tiến hành lên men giải phóng một lượng khí (CO2) làm căng phồng bình dù hàm lượng đường rất cao.
CH tr 79 75
CH tr 79 75
Trong trồng trọt hiện nay, đặc biệt là trồng cây cảnh, người ta thường sử dụng phân vi sinh. Vậy phân vi sinh là gì? Cơ chế tác dụng của nó đối với đất trồng như thế nào? Nêu ưu, nhược điểm của phân bón vi sinh so với phân bón tổng hợp.
Phương pháp giải:
Phân bón vi sinh là sản phẩm của chế phẩm vi sinh giúp mang lại hiệu quả cao trong nông nghiệp và kinh tế.
Lời giải chi tiết:
Phân vi sinh hay còn được gọi là phân bón hữu cơ sinh học. Đây là sản phẩm được sản xuất từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi trong môi trường. Trong quá trình sản xuất, phân bón được pha trộn và cho lên men cùng các vi sinh và nguyên liệu hữu cơ. Nhờ vậy vi khuẩn mầm bệnh gây hại tồn tại trong thành phần sẽ bị triệt tiêu hoàn toàn. Tạo nên loại phân bón cung cấp rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng cho cây trồng.
- Cơ chế tác động: Phân vi sinh thường dùng bón lót để cải tạo và phục hồi đất trước khi gieo trồng. Các vi sinh vật trong phân có vai trò sản xuất ra chất mùn để kết dính hình thành kết cấu đất. Nhờ đó mà đất sẽ trở nên màu mỡ và tơi xốp hơn, có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển.
*Ưu điểm của phân bón vi sinh:
+ Cung cấp các dinh dưỡng cho cây trồng, thúc đẩy hệ vi sinh vật trong đất hoạt động tốt hơn nhằm phân giải những hợp chất khó hấp thụ thành dễ hấp thụ
+ Cung cấp một số kháng sinh kích thích khả năng miễn dịch của cây giúp hạn chế sâu bệnh và làm giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, duy trì và làm tăng độ phì nhiêu của đất
+ Cung cấp một lượng mùn cho đất, giúp cải tạo đất
+ Làm thức ăn cho hệ vi sinh vật trong đất, ức chế và tiêu diệt các mầm bệnh có trong đất
+ Không lo đất bị chua hóa hay phèn hóa như sử dụng phân bón hóa học
+ Thân thiện với hệ sinh thái, môi trường và an toàn cho người, động vật nuôi
*Nhược điểm của phân bón vi sinh
+ Hiệu quả chậm nên phải dùng số lượng lớn và thường được sử dụng để bón lót với liều lượng thích hợp
+ Việc ủ phân bón vi sinh ở dạng thủ công có thể gây ra mất cảnh quan và phát tán mùi hôi
+ Điều kiện bảo quản phải nghiêm ngặt để tránh mất hàm lượng dinh dưỡng
+ Phân bón vi sinh không cung cấp hoặc chỉ cung cấp một lượng vừa phải các chất dinh dưỡng (từ những vi sinh vật cố đinh đạm, vi sinh vật phân giải lân,..) cho cây trồng, không đủ khả năng cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
CH tr 79 76
CH tr 79 76
Vì sao khi làm dưa chua nên phơi héo rau, cần cho thêm đường, đổ nước ngập mặn rau và phải dùng vật nặng nén chặt?
Phương pháp giải:
Muối dưa cần dựa vào quá trình lên men lactic của vi khuẩn
Lời giải chi tiết:
Khi muối dưa người ta thường phơi héo rau và cho thêm một ít nước dưa cũ để cung cấp các vi khuẩn lactic và làm giảm độ pH của môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic phát triển.
Cần cho thêm đường để cung cấp thức ăn ban đầu cho vi khuẩn lactic, nhất là với loại rau, quả dùng để muối dưa có hàm lượng đường thấp dưới 5%.
Khi muối dưa người ta thường đổ ngập nước ngập mặt rau và nén chặt rau, quả để tạo điều kiện yếm khí cho vi khuẩn lactic phát triển đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối.
Chủ đề 3: Ngân sách nhà nước và thuế
Unit 3. Going Places
Chương 9. Nguồn lực phát triển kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
Chủ đề 4: Chủ động, tự tin trong học tập và giao tiếp
Bài 8. Một số nội dung Điều lệnh Quản lí bộ đội và Điều lệnh Công an nhân dân
Chuyên đề học tập Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 10
Đề thi, kiểm tra Sinh - Cánh diều
Đề thi, kiểm tra Sinh - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Sinh học lớp 10
Chuyên đề học tập Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Sinh Lớp 10
SBT Sinh - Cánh diều Lớp 10
SBT Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Sinh - Cánh diều Lớp 10
SGK Sinh - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SGK Sinh - Kết nối tri thức Lớp 10