Thần Trụ Trời (Thần thoại Việt Nam)
Prô-mê-tê và loài người (Thần thoại Hy Lạp)
Đọc kết nối chủ điểm: Đi san mặt đất (Truyện của người Lô Lô)
Thực hành tiếng Việt trang 19
Đọc mở rộng theo thể loại: Cuộc tu bổ lại các giống vật (Thần thoại Việt Nam)
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể
Ôn tập trang 34
Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây (Sử thi Ê-đê)
Gặp Ka-ríp và Xi-la (Sử thi Hy lạp)
Đọc kết nối chủ điểm: Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
Thực hành tiếng Việt trang 50
Đọc mở rộng theo thể loại: Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời (Sử thi Ê-đê)
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Ôn tập trang 62
Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Văn bản 2, 3 - Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật
Đọc kết nối chủ điểm: Lí ngựa ô ở hai vùng đất
Thực hành tiếng Việt trang 90
Đọc mở rộng theo thể loại: Chợ Nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ
Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu
Ôn tập trang 107
Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)
Huyện Trìa xử án (tuồng đồ)
Đọc kết nối chủ điểm: Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
Thực hành tiếng Việt trang 127
Xã trưởng – Mẹ Đốp (chèo cổ)
Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến (tuồng đồ)
Viết một bản hướng dẫn ở nơi công cộng
Viết một bản nội quy hoặc hướng dẫn ở nơi công cộng
Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau
Ôn tập trang 148
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây
Nội dung chính
Đoạn trích kể về cuộc chiến đấu giành lại vợ của Đăm Săn khi Hơ Nhị bị Mtao Mxây bắt. |
Tóm tắt
Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Đăm Săn đã cùng dân làng đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ mình. Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây thách đọ đao. Lúc đầu, Mtao Mxây vẫn giữ thái độ hống hách, ngạo mạn nhưng sau khi thấy thái độ quyết liệt cùng những lời dọa nạt sẽ phá nhà thì Mtao Mxây dần trở nên sợ hãi. Cuộc chiến giữa hai người bắt đầu diễn ra và có thể thấy rõ sự đối lập giữa hai người. Mtao Mxây rung khiên múa, tiếng kêu lạch xạch như quả mướp khô, bước thấp bước cao. Ngược lại, Đăm Săn mỗi lần rung khiên thì vượt một đồi tranh, chạy nhanh vun vút. Cảm thấy tình thế không ổn, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho miếng trầu nhưng Đăm Săn đã đớp được nó và sức mạnh tăng lên gấp bội. Cuộc chiến lại tiếp tục. Cây giáo của Đăm Săn nhắm thẳng vào đùi và người Mtao Mxây nhưng không thủng. Lúc này, chàng đã thấm mệt, vừa chạy vừa ngủ thì mơ thấy ông Trời bày cho cách lấy một cái chày mòn ném vào vành tai Mtao Mxây. Đăm Săn bừng tỉnh, làm theo đúng lời dặn của ông Trời và kết quả chàng đã giành chiến thắng. Sau chiến thắng đó, Đăm Săn càng trở nên giàu có, tiếng tăm vang lừng và cùng mọi người trong làng mở tiệc liên hoan kéo dài suốt cả mùa khô.
Trước khi đọc
Hãy nhớ lại một vài nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được mọi người gọi là anh hùng và cho biết: do đâu mà họ được tôn xưng như thế?
Phương pháp giải:
- Hồi tưởng những nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được mọi người gọi là anh hùng mà bạn biết.
- Khái quát về nhân vật đó để hiểu được lí do vì sao họ được tôn xưng là anh hùng.
Lời giải chi tiết:
Một vài nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được mọi người gọi là anh hùng:
- Nhân vật lịch sử:
+ Đinh Tiên Hoàng (924 – 979): là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam; ông có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn à Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ.
+ Hồ Chí Minh (1890 – 1969): là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20.
+ Lê Thái Tổ (1385 – 1433): là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê – triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam; dưới sự lãnh đạo của ông, nghĩa quân sau 10 năm chiến đấu gian khổ đã đánh bại quân Minh và giành lại độc lập cho người Việt.
- Nhân vật văn học:
+ Hình tượng người tráng sĩ thời Trần thuộc thời đại Đông A trong thi phẩm Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão) hiện lên với vẻ đẹp hùng tráng, hào sảng với những khát vọng cháy bỏng và nhân cách cao đẹp; mang hoài bão, ước mơ muốn giúp chúa xoay chuyển tình thế, khôi phục đất nước.
+ Anh hùng Đăm Săn trong Sử thi Đăm Săn: một người lãnh đạo lý tưởng toàn thiện toàn mỹ với vẻ đẹp, sức mạnh, tài năng, lòng dũng cảm cùng những khát vọng lớn lao đại diện cho lý tưởng của cộng đồng dân tộc.
Trong khi đọc
Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Lời văn ở đoạn này gần với truyện hay vở kịch?
Phương pháp giải:
Đọc những lời văn ở phần 1 (Liên hệ).
Lời giải chi tiết:
Sau khi đọc phần 1, chúng ta có thể thấy lời văn ở đoạn này gần với kịch. Bởi đoạn văn chủ yếu là đoạn hội thoại của hai nhân vật Đăm Săn, Mtao Mxây và có sự phân chia thoại của từng nhân vật rất rõ ràng.
Câu 2 (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Lưu ý những hình ảnh được sử dụng để miêu tả Đăm Săn. Những hình ảnh đó có điểm gì độc đáo?
Phương pháp giải:
- Đọc những đoạn văn trong phần 2 (Suy luận).
- Chú ý những câu văn miêu tả Đăm Săn.
Lời giải chi tiết:
- Những hình ảnh được sử dụng để miêu tả Đăm Săn:
+ Mỗi lần xốc tới, vượt một đồi tranh, vượt một đồi lồ ô.
+ Chạy vun vút qua phía đông, tây.
+ Múa trên cao, gió như bão; múa dưới thấp, gió như lốc.
+ Múa chạy nước kiệu, núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung.
- Nhận xét: Những hình ảnh được sử dụng để miêu tả Đăm Săn chủ yếu mang yếu tố kì ảo nhằm đặc tả, nhấn mạnh sức mạnh kì vĩ của nhân vật Đăm Săn.
Câu 3 (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Chú ý sự xuất hiện của cụm từ “bà con xem...” và ý nghĩa, tác dụng của nó trong lời kể?
Phương pháp giải:
- Đọc đoạn văn phần 3 (Theo dõi).
- Chú ý sự xuất hiện của cụm từ “bà con xem...”.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa, tác dụng của cụm từ “bà con xem...” trong lời kể:
- Giúp độc giả hiểu được cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây đang được kể lại từ một già làng, trưởng bản (người đứng đầu buôn làng) và đối tượng nghe là bà con buôn làng.
- Giúp câu chuyện tăng tính khách quan, chân thực.
- Giúp làm nổi bật đặc trưng của sử thi.
- Thể hiện thái độ tôn trọng người nghe của người kể chuyện, giúp người nghe chú ý đến những điều người kể đang nói đến.
- Tìm sự đồng điệu giữa người kể và người nghe về câu chuyện sử thi ấy.
Câu 4 (trang 41, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Cảnh tiệc tùng trong đoạn này được miêu tả qua lời của ai? Điều đó giúp ích gì trong việc thể hiện hình tượng nhân vật Đăm Săn?
Phương pháp giải:
- Đọc những đoạn văn trong phần 4 (Suy luận).
- Chú ý đoạn văn miêu tả cảnh tiệc tùng.
Lời giải chi tiết:
- Cảnh tiệc tùng trong đoạn văn này được miêu tả qua lời của một người kể chuyện (già làng, trưởng bản – những người đứng đầu buôn làng).
- Từ đó, hình tượng Đăm Săn hiện lên chi tiết, khách quan, chân thực, nhiều góc độ, giúp người đọc cảm nhận được những ấn tượng nhất định về nhân vật Đăm Săn.
Câu 5 (trang 42, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Việc miêu tả ngoại hình nhân vật Đăm Săn có gì khác thường và có tác dụng như thế nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ đoạn văn phần 5 (Suy luận).
- Chú ý các chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật Đăm Săn.
Lời giải chi tiết:
- Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật Đăm Săn:
+ Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác tấm áo chiến, sát bên nghênh ngang đủ giáo gươm.
+ Đôi mắt linh lợi như mắt chim ghếch ăn hoa tre.
+ Bắp chân to bằng cây xà ngang.
+ Bắp đùi to bằng ống bễ.
+ Sức ngang sức voi đực.
+ Hơi thở ầm ầm tựa sấm dậy.
→ Lối nói quá cùng biện pháp tu từ so sánh đã khắc họa nên ngoại hình nhân vật Đăm Săn rất phi thường, kì ảo, khác với cách miêu tả ngoại hình của một người bình thường. Từ đó, tô đậm, làm nổi bật vẻ đẹp ngoại hình cường tráng, mạnh mẽ của Đăm Săn.
Sau khi đọc
Câu 1 (trang 42, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản trên.
Phương pháp giải:
- Đọc lại toàn bộ văn bản.
- Chú ý vào các sự kiện chính trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Các sự kiện chính trong văn bản bao gồm:
- Sự kiện 1: Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Biết tin, Đăm Săn cùng dân làng kéo đến nhà Mtao Mxây để cứu vợ mình.
- Sự kiện 2: Đăm Săn đưa ra lời thách thức đọ đao cùng Mtao Mxây. Lúc đầu, thái độ của Mtao Mxây rất hống hách, ngạo mạn. Tuy nhiên, khi thấy sự quyết tâm ngày càng mạnh cùng những lời dọa nạt sẽ phá nhà mình của Đăm Săn, hắn ta trở nên run sợ.
- Sự kiện 3: Cuộc đọ đao của Đăm Săn và Mtao Mxây diễn ra. Mtao Mxây rung khiên múa, tiếng kêu lạch xạch như quả mướp khô. Ngược lại, Đăm Săn mỗi lần rung khiên thì vượt một đồi tranh, một đồi lồ ô, chạy nhanh vun vút.
- Sự kiện 4: Khi đã thấm mệt, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho miếng trầu nhưng Đăm Săn đã đớp được và sức mạnh càng nhân lên.
- Sự kiện 5: Đăm Săn dùng cây giáo thần của mình nhằm đâm Mtao Mxây nhưng mãi không thủng. Khi chàng vừa chạy vừa ngủ thì được ông Trời báo mộng dùng cái chày mòn ném vào tai địch.
- Sự kiện 6: Đăm Săn nghe lời làm theo, kết quả Mtao Mxây thất bại.
- Sự kiện 7: Sau khi giành được chiến thắng, Đăm Săn thu về bao nhiêu của cải, cùng bản làng mở tiệc ăn mừng suốt mùa khô.
Câu 2 (trang 42, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Đăm Săn đã gặp khó khăn gì vào thời điểm cuối cuộc giao chiến với Mtao Mxây? Nhờ đâu mà chàng vượt qua được khó khăn ấy để giành chiến thắng?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ những đoạn văn miêu tả cuộc giao chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây tại trang 40.
Lời giải chi tiết:
- Khó khăn mà Đăm Săn gặp phải vào thời điểm cuối cuộc giao chiến với Mtao Mxây là:
+ Đăm Săn dùng cây giáo thần của mình nhằm vào đùi và người của Mtao Mxây nhưng kết quả không thủng.
+ Đồng thời lúc này, Đăm Săn cũng đã thấm mệt.
- Chàng vượt qua được khó khăn ấy để giành chiến thắng nhờ vào sự giúp đỡ của ông Trời:
+ Khi chàng vừa chạy vừa ngủ, đã nằm mộng thấy ông Trời mách rằng hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai kẻ địch.
+ Đăm Săn bừng tỉnh, thực hiện đúng theo lời dặn của ông Trời và giành chiến thắng.
Câu 3 (trang 42, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Đăm Săn và Mtao Mxây đều là những tù trưởng tài giỏi, nhưng văn bản trên đã cho thấy, người xứng đáng được xem là anh hùng của cộng đồng chỉ có thể là Đăm Săn. Hãy so sánh hai nhân vật để làm rõ điều đó.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Chú ý những chi tiết miêu tả hai nhân vật Đăm Săn và Mtao Mxây để tìm ra sự khác biệt.
Lời giải chi tiết:
Vấn đề so sánh | Đăm Săn | Mtao Mxây |
Ngôn ngữ | Bình tĩnh, mạnh mẽ, dứt khoát, bản lĩnh “Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy”. | - Lúc đầu buông lời ngạo nghễ, trêu tức Đăm Săn. - Lúc sau, sợ sệt, cầu xin “Ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm”. |
Cuộc giao chiến | - Hiệp 1: "Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía Tây". - Hiệp 2: Bắt được miếng trầu của Hơ Nhị, sức mạnh tăng lên, dùng cái chày mòn ném trúng vành tai Mtao Mxây. | - Hiệp 1: Múa khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô; bước thấp bước cao chạy hết từ bãi tây sang bãi đông; vung dao chỉ chém trúng cái chão cột trâu. - Hiệp 2: Mtao Mxây tháo chạy, tránh quanh chuồng trâu, chuồng lợn và cuối cùng ngã lăn ra đất. |
Nhận xét | Bộc lộ rõ sự chính trực, mạnh mẽ, điềm tĩnh, đàng hoàng. | Bộc lộ sự huênh hoang, tự đắc, hèn nhát, dễ thất bại. |
→ Từ bảng so sánh trên, ta đã hiểu rất rõ lí do Đăm Săn và Mtao Mxây đều là những tù trưởng tài giỏi, nhưng người xứng đáng được xem là anh hùng của cộng đồng chỉ có thể là Đăm Săn.
Câu 4 (trang 42, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Trong sử thi, lời nói của nhân vật thường góp phần quan trọng trong việc thể hiện tính cách, vị thế xã hội của mình. Hãy chọn và phân tích một số lời thoại của Đăm Săn trong văn bản trên để làm rõ điều đó.
Phương pháp giải:
- Chú ý những lời thoại của nhân vật Đăm Săn trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
Một số lời thoại nổi bật, thể hiện tính cách và vị thế xã hội của nhân vật Đăm Săn bao gồm:
- “Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy!” hay “Xuống, diêng! Xuống, diêng! Ngươi không xuống ư? Ta sẽ lấy cái sàn hiên của nhà ngươi ta bổ đôi, ta sẽ lấy cái cầu thang của nhà người chẻ ra kéo lửa, ta hun cái nhà của ngươi cho mà xem!” → Qua hai câu thoại trên có thể thấy rằng Đăm Săn là một tù trưởng bản lĩnh, gan dạ, bình tĩnh, dứt khoát, không hề có thái độ sợ hãi kẻ thù.
- “Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!” → Câu thoại này thể hiện Đăm Săn là người trọng lời hứa, không chơi xấu kẻ thù, sử dụng cách nói thâm độc (ý xếp kẻ thù cùng hạng với các con vật trong chuồng).
- “Sao ngươi lại chém cái chão cột trâu? Còn khoeo chân ta, ngươi dành làm gì?” → thể hiện thái độ coi thường sức mạnh của Đăm Săn dành cho Đăm Săn và Mtao Mxây.
- “Ơ các con, ơ các con, hãy đi lấy rượu bắt trâu! (...) Hỡi anh em trong nhà, hỡi bà con trong làng, xin mời tất cả đến với ta ... chậu thau âu đồng nhiều không còn chỗ để” → Từ lời thoại này, Đăm Săn hiện lên là một người trọng tình nghĩa, khi chiến thắng vang dội vẫn luôn ghi nhớ công ơn của tổ tiên, buôn làng vì đã giúp đỡ mình, xứng đáng là một vị tù trưởng, một vị anh hùng của buôn làng.
Câu 5 (trang 42, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Cho biết:
a. Tác dụng của lối nói quá và cách ví von trong văn bản; nhận xét về ngôn ngữ sử thi.
b. Cụm từ “bà con xem...” trong văn bản trên là lời của ai hướng đến ai? Theo bạn, việc sử dụng những cụm từ như thế trong văn bản sử thi có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ văn bản.
- Tìm câu văn có sử dụng lối nói quá và cách ví von trong văn bản để thấy tác dụng của chúng.
- Chú ý cụm từ “bà con xem...”.
Lời giải chi tiết:
a.
- Lối nói quá được sử dụng trong văn bản:
+ “Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô”.
+ “Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây”.
+ “Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.
→ Lối nói quá được sử dụng trong văn bản
- Cách ví von được sử dụng trong văn bản:
+ “Khiên hắn kêu lạch xạch như quả mướp khô”. à tài múa khiên thấp kém của Mtao Mxây.
+ Múa trên cao, gió như bão; múa dưới thấp, gió như lốc à nhấn mạnh, làm nổi bật tài năng phi thường, sức mạnh như vũ bão của tù trưởng Đăm Săn.
- Ngôn ngữ sử thi trong văn bản trên khá giản dị, hàm súc, bộc lộ rõ tính hào hùng; đôi khi có vần, có nhịp như những bài thơ (“Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”); sử dụng những từ ngữ địa phương mang đậm không gian sử thi Tây Nguyên (ché rượu, khiên, diêng, cồng hlong, ...).
b.
- Cụm từ “bà con xem...” được lặp lại khá nhiều lần trong văn bản. Đó thường là lời của các già làng, trưởng bản nói và hướng đến bà con quanh bản.
- Theo em, việc sử dụng những cụm từ như vậy trong văn bản sử thi nhằm:
+ Giúp câu chuyện tăng tính khách quan, chân thực.
+ Giúp làm nổi bật đặc trưng của sử thi.
+ Giúp người nghe chú ý vào vấn đề mình đang nói.
+ Tìm sự đồng điệu giữa người kể và người nghe về câu chuyện sử thi ấy.
Câu 6 (trang 42, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Cảnh tiệc tùng và hình ảnh Đăm Săn ở nửa sau của văn bản gợi cho bạn suy nghĩ gì về phong tục và không khí hội hè của người Ê-đê?
Phương pháp giải:
- Chú ý đọc những đoạn văn cuối, phần miêu tả cảnh tiệc tùng và hình ảnh Đăm Săn.
Lời giải chi tiết:
- Cảnh tiệc tùng:
+ Nhà Đăm Săn đông nghịt khách, tôi tớ đầy nhà.
+ Thịt lợn, thịt trâu ăn không ngớt, ăn đến cháy đen hết ống le, ống lồ ô.
- Hình ảnh Đăm Săn:
+ Nằm trên võng, tóc thả trên sàn.
+ Đăm Săn chiêng lắm la nhiều, đầu đội khăn nhiễu vai mang nải hoa, đánh đâu đập tan đó.
+ Danh tiếng vang lừng.
+ Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, ...
→ Từ ảnh tiệc tùng và hình ảnh Đăm Săn ở nửa sau của văn bản cho thấy không khí hội hè của người Ê-đê diễn ra trong thời gian khá dài cùng những phong tục độc đáo. Tất cả mọi người dân trong bản tập trung về một nơi, họ ăn mừng chiến thắng cùng nhau, góp công, góp sức, góp của và đặc biệt họ rất kính trọng, biết ơn, tôn thờ một người tù trưởng vừa có tài, vừa có tâm như Đăm Săn.
Câu 7 (trang 42, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Có người cho rằng văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây có đủ yếu tố của truyện, kịch và thơ. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ văn bản.
- Hiểu rõ đặc điểm của truyện, kịch và thơ.
Lời giải chi tiết:
Theo ý kiến của em, văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây hội tụ đầy đủ yếu tố của truyện, kịch và thơ, bởi:
- Yếu tố truyện: văn bản kể về cuộc giao chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây cùng những kì tích mà người anh hùng Đăm Săn đã có được.
- Yếu tố thơ: trong bài có những câu văn khá ngắn, chất chứa vần và nhịp điệu trong đó (“Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”).
- Yếu tố kịch: văn bản chủ yếu là cuộc hội thoại giữa hai nhân vật chính là Đăm Săn và Mtao Mxây; các lời thoại cũng được phân chia rõ ràng theo tên nhân vật.
Thơ duyên
Đề thi giữa kì 2
Đề kiểm tra học kì 1
Chủ đề 8: Bảo vệ môi trường tự nhiên
Đề kiểm tra 15 phút
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10