Thần Trụ Trời (Thần thoại Việt Nam)
Prô-mê-tê và loài người (Thần thoại Hy Lạp)
Đọc kết nối chủ điểm: Đi san mặt đất (Truyện của người Lô Lô)
Thực hành tiếng Việt trang 19
Đọc mở rộng theo thể loại: Cuộc tu bổ lại các giống vật (Thần thoại Việt Nam)
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể
Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể
Ôn tập trang 34
Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây (Sử thi Ê-đê)
Gặp Ka-ríp và Xi-la (Sử thi Hy lạp)
Đọc kết nối chủ điểm: Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
Thực hành tiếng Việt trang 50
Đọc mở rộng theo thể loại: Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời (Sử thi Ê-đê)
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
Nói và nghe: Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Ôn tập trang 62
Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam
Văn bản 2, 3 - Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật
Đọc kết nối chủ điểm: Lí ngựa ô ở hai vùng đất
Thực hành tiếng Việt trang 90
Đọc mở rộng theo thể loại: Chợ Nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu có sử dụng trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ
Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu
Ôn tập trang 107
Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)
Huyện Trìa xử án (tuồng đồ)
Đọc kết nối chủ điểm: Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
Thực hành tiếng Việt trang 127
Xã trưởng – Mẹ Đốp (chèo cổ)
Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến (tuồng đồ)
Viết một bản hướng dẫn ở nơi công cộng
Viết một bản nội quy hoặc hướng dẫn ở nơi công cộng
Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau
Ôn tập trang 148
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Hương Sơn phong cảnh
Nội dung chính
Bài thơ là bức tranh miêu tả vẻ đẹp chùa Hương và thể hiện cảm xúc yêu mến của tác giả với phong cảnh nơi đây. |
Trước khi đọc
Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.
Phương pháp giải:
- Chia sẻ những cảm nhận của bản thân về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mình mà bản thân đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.
- Nên kèm theo ảnh minh họa để phần giới thiệu thêm phong phú.
Lời giải chi tiết:
Chùa là một địa điểm linh thiêng và ở đó cũng quy tụ những nét đẹp vừa cổ kính, vừa hiện đại. Ngôi chùa mình muốn giới thiệu hôm nay là chùa Hương.
Chùa Hương thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Vẻ đẹp nơi chùa Hương có thể nói là được tạo nên từ bàn tay khéo léo, kì công của con người và sự ban tặng của mẹ thiên nhiên. Các chùa được xây rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng bên dưới là những hàng cây xanh thẳm. Văng vẳng trong không gian là tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách lúc gần lúc xa. Hình ảnh và âm thanh hòa quyện với nhau tạo nên một không gina tuyệt diệu. Từ bên ngoài, cửa động như miệng một con rồng khổng lồ ăn sâu vào trong lòng núi. Ánh đèn nến lung linh, huyền ảo cùng nhưng nhũ đá, cột muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Không hổ danh nơi này được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhất động”.
Đến với chùa Hương, bạn không chỉ cảm nhận được sự thiêng liêng, huyền bí mà còn được thưởng trọn sự giao hòa của thiên nhiên đất trời.
Đọc văn bản
Câu 1 (trang 66, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Lưu ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ 4 câu thơ đầu tiên.
- Chú ý những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình: Đệ nhất động, ao ước.
Câu 2 (trang 66, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Bạn hình dung thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ câu thơ thứ 10 – 14.
- Nêu hình dung của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Hình dung của bản thân về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ: Hương Sơn với nhiều động khác nhau, mỗi động mang một nét đẹp riêng. Khung cảnh nơi đây tuyệt đẹp, thơ mộng, trữ tình và đa sắc màu. (Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt, hang lồng bóng nguyệt, lối uốn thang mây).
Câu 3 (trang 66, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bài thơ.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ câu thơ 15 – 19.
- Chú ý một số yếu tố nêu ra ở đề bài.
Lời giải chi tiết:
- Số tiếng trong mỗi dòng không đồng nhất: câu 15 (7 tiếng), câu 16 (8 tiếng), câu 17 (7 tiếng), câu 18 (8 tiếng), câu 19 (6 tiếng) à có sự xen kẽ số tiếng ở câu 15 – 18.
- Cách gieo vần không có định, tự do, có gieo vần “ay” ở “đây” và “tay”.
- Cách ngắt nhịp tự do.
- Cách kết thúc bài thơ sử dụng cấu trúc “càng...càng” à chủ thể trữ tình muốn bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình trước phong cảnh Hương Sơn.
Sau khi đọc
Câu 1 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Xác định bố cục bài thơ.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
Lời giải chi tiết:
- Phần 1 (4 câu thơ đầu): Sự ngạc nhiên của chủ thể trữ tình khi lần đầu đặt chân đến Hương Sơn.
- Phần 2 (14 câu thơ tiếp): Vẻ đẹp của khung cảnh Hương Sơn qua cái nhìn của chủ thể trữ tình.
- Phần 3 (còn lại): Cảm xúc của chủ thể trữ tình sau khi tham quan cảnh đẹp Hương Sơn.
Câu 2 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
- Chú ý một số từ ngữ khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn.
Lời giải chi tiết:
Một số từ ngữ khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn dược gợi tả qua các đoạn thơ: họa hình, long lanh, thăm thẳm, lối uống thang mây, đệ nhất động.
Câu 3 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ để xác định chủ thể trữ tình.
Lời giải chi tiết:
Chủ thể trữ tình của bài thơ là tác giả và đó là chủ thể ẩn.
Câu 4 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
- Chú ý những chi tiết nói lên tâm trạng của chủ thể trữ tình.
Lời giải chi tiết:
- Bốn câu thơ đầu:
+ Sự ngạc nhiên, thích thú, thỏa mãn của chủ thể trữ tình khi đã được đặt chân đến Hương Sơn phong cảnh, nơi mà người đã ao ước bấy lâu nay, nơi được mệnh danh là “Đệ nhất động” (Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay/”Đệ nhất động” hỏi nơi đây có phải?”).
- 14 câu thơ tiếp:
+ Chủ thể trữ tình cảm nhận cảnh vật một cách thực tế nhất.
+ Chủ thể trữ tình liệt kê và miêu tả chi tiết những cảnh đẹp nơi Hương Sơn, so sánh với những hình ảnh mĩ lệ (long lanh như gấm dệt; lối uốn thang mây;...) → sự quan sát tỉ mỉ từng nét đẹp, từng ngóc ngách của chủ thể trữ tình.
- 5 câu thơ cuối:
+ “Chừng giang sơn còn đợi ai đây”: “giang sơn” chính là đất nước. Ngoài việc muốn nói đến vẻ đẹp của Hương Sơn, chủ thể trữ tình cũng muốn bày tỏ tình yêu nước thầm kín của mình.
+ Chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp tình yêu của mình tước vẻ đẹp của Hương Sơn, sự khóng khoáng, lãng tử qua câu thơ cuối “Càng trông phong cảnh càng yêu”.
Câu 5 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích hiệu quả của cách xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ đối với việc thể hiện cảm hứng ấy.
Phương pháp giải:
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: tình yêu thiên nhiên, sự say mê cảnh đẹp và tình yêu đất nước.
+ Tác giả sử dụng những từ ngữ giàu giá trị tạo hình (thăm thẳm, long lanh, lối uốn thang mây).
+ Sử dụng biện pháp tu từ so sánh (Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt).
+ Sử dụng liên tiếp ba cặp từ láy (non non, nước nước, mây mây).
+ Sử dụng câu thơ bộc lộ trực tiếp tâm trạng của chủ thể trữ tình (Càng trông phong cảnh càng yêu).
→ Tất cả góp phần miêu tả vẻ đẹp nơi Hương Sơn phong cảnh hiện lên trước mắt người đọc cụ thể, rõ rệt. Từ đó góp phần thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ và tình cảm của chủ thể trữ tình khi được đặt chân đến nơi đây.
Câu 6 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ toàn bộ bài thơ.
- Chú ý phần vần và nhịp ở mỗi khổ thơ.
Lời giải chi tiết:
Khi đọc toàn bộ bài thơ, ta có thể thấy vần và nhịp trong bài khá tự do, không theo một quy tắc nhất định. Chính sự tự do trong cách ngắt nhịp và gieo vần ấy giúp bài thơ thêm phần sáng tạo, giúp chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp những tình cảm tha thiết của mình trước vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn nói riêng và vẻ đẹp của đất nước mình nói chung.
Câu 7 (trang 67, SGK Ngữ Văn 10, tập một)
Đề bài: Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta mà bạn có dịp đến tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.
Phương pháp giải:
- Tìm một cảnh đẹp khác (ngoài Hương Sơn) mà bản thân đã được đến hoặc qua tìm hiểu.
- Chia sẻ cảm nhận của bản thân.
- Nên đi kèm với hình ảnh minh họa để những cảm nhận của bản thân thêm phần sâu sắc.
Lời giải chi tiết:
Nhắc đến cảnh đẹp của Việt Nam thì không thể bỏ qua cái tên Vịnh Hạ Long. Trên một diện tích rất rộng của mặt nước phẳng lặng trải đều những dãy núi đá với kích thước và hình dáng khác nhau. Ta cảm thấy cảnh tượng kì lạ này do cây bút thần của một họa sĩ thiên tài tạo ra vậy. Càng đi sâu hơn nữa vào vịnh, ta càng thấy vịnh phong phú và đa dạng, càng thấy màu sắc của người họa sĩ vĩ đại và thiên nhiên lộng lẫy hơn. Rất nhiều những động nhỏ, to, có hang thông suốt qua núi đá. Nếu đi thuyền vào trong hang động, bạn sẽ rơi vào một thế giới kì lạ. Có những vòm đá cao rũ xuống những dãy thạch nhũ bằng đá mang sắc thái khác nhau. Đẹp nhất có lẽ là hang “Đầu Gỗ”. Đây là cung điện với nhiều gian phòng, với nhiều tầng lớp ngoắt ngoéo. Chỉ một giọt nước nhè nhẹ rơi xuống từ những dải nhũ đá cũng đủ phá vỡ sự im lặng , tạo ra một âm thanh thú vị giống giai điệu của bản nhạc nhẹ. Hạ Long vẫn đang ngày một phát triển hơn, hiện đại hơn để thu hút khách du lịch tham quan. Bạn suy nghĩ gì về Vịnh Hạ Long, cùng chia sẻ cho mình biết nhé!
Unit 1: Family Life
Unit 4: International Organizations and Charities
Chủ đề 7: Hệ thống chính trị nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Môn bóng rổ
Phần 3. Sinh học vi sinh vật và virus
Chuyên đề học tập Văn - Cánh diều Lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Kết nối tri thức lớp 10
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Cánh diều lớp 10
Văn mẫu - Cánh diều Lớp 10
Văn mẫu - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn - Chân trời sáng tạo lớp 10
Văn mẫu - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
Chuyên đề học tập Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Lý thuyết Văn Lớp 10
SBT Văn - Cánh diều Lớp 10
SBT Văn - Chân trời sáng tạo Lớp 10
SBT Văn - Kết nối tri thức Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Cánh Diều - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Chân trời sáng tạo - siêu ngắn Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - chi tiết Lớp 10
Soạn văn - Kết nối tri thức - siêu ngắn Lớp 10
Tác giả tác phẩm Lớp 10