Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Một ống nghiệm chứa 1 thể tích CH4 và 4 thể tích Cl2 được úp trên chậu nước có đặt miếng giấy quỳ ẩm. Đưa hỗn hợp ra ngoài ánh sáng khuếch tán. Hiện tượng nào xảy ra sau đây có thể quan sát được?
A.Màu vàng lục của clo trong ống nghiệm nhạt dần.
B.Mực nước trong ống nghiệm dâng cao hơn.
C.Mẩu giấy quỳ tím chuyển sang đỏ.
D.Cả A, B và C đều đúng.
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon đồng đẳng có phân tử khối hơn kém nhau 28 u thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức của hai hiđrocacbon trong hỗn hợp ban đầu là:
A.CH4 và C3H8.
B.C2H2 và C4H6
C.C2H6 và C4H10
D.C3H8 và C5H12
Câu 3. Để điều chế 2,8 gam CH4 với hiệu suất là 75% thì khối lượng nhôm cacbua cần dùng là:
A.8,4 gam
B.6,3 gam
C.11,2 gam
D.4,8 gam.
Câu 4. Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon (X) thu được \({n_{C{O_2}}} < {n_{{H_2}O}}.\) Hỏi (X) thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?
A.Ankan B.Anken
C.Ankin D.Aren
Câu 5. Phát biểu nào cho dưới đây là đúng?
A.Hiđrocacbon mạch vòng chỉ có xicloankan.
B.Xicloankan là một hiđrocacbon mạch vòng.
C.Công thức tổng quát của xicloankan là CnH2n.
D.Công thức tổng quát của monoxicloankan là (CH2)n, \(\forall n.\)
Câu 6. Một hỗn hợp hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có tỉ khối hơi so với H2 là 24,8. Công thức phân tử của hai ankan là:
A.C2H6 và C3H8 B.C3H8 và C4H10
C.C4H10 và C5H12 C.CH4 và C2H6.
Câu 7. Hợp chất xicloankan nào sau đây có phản ứng cộng mở vòng đối với H2 (Ni, \(t^\circ \)) và Br2?
A.Xiclopentan
B.Xiclopropan
C.Xiclohexan
D.Xicloheptan
Câu 8. Hợp chất 2-amino-3-clo-butan-1-ol có công thức cấu tạo thu gọn là:
\(\begin{array}{l}A.C{H_3}CH\left( {N{H_2}} \right)CHClC{H_2}OH\\B.C{H_3}CH\left( {N{O_2}} \right)CHClC{H_2}OH\\C.C{H_2}\left( {OH} \right)CH\left( {N{H_2}} \right)CHClC{H_3}\\D.C{H_3}C{H_2}CHClCH\left( {N{O_2}} \right)C{H_2}OH\end{array}\)
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9. Khi cho hợp chất 2,3-đimetylbutan phản ứng với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1 có chiếu ánh sáng làm xúc tác, thu được bao nhiêu sản phẩm đồng phân?
Câu 10. Lấy 10,2 gam hỗn hợp hai ankan ở \(27,3^\circ C\), 2atm chiếm thể tích 2,464 lít. Tìm thể tích oxi (đktc) dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp này.
Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợp khí hai ankan kế tiếp nhau, thu được 14,56 lít CO2 (đo ở \(0^\circ C\), 2atm).
a) Tính thể tích của hỗn hợp hai ankan ở đktc.
b) Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của hai ankan.
Lời giải chi tiết
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | D | A | C | A |
Câu | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | B | B | C |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9.
(2 đồng phân)
Câu 10.
Ta có: \(n = \dfrac{{PV}}{{RT}} = \dfrac{{2 \times 2,464}}{{0,082\left( {273 + 27,3} \right)}}\)\(\, = 0,2\left( {mol} \right)\)
Gọi a là số mol của ankan thứ nhất CnH2n+2
b là số mol của ankan thứ hai CmH2m+2
Phản ứng:
Theo đề bài ta có hệ phương trình:
\(\begin{array}{l}{\rm{ }}\left\{ \begin{array}{l}a + b = 0,2\\\left( {14n + 2} \right)a + \left( {14m + 2} \right)b = 10,2\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a + b = 0,2\\14\left( {an + bm} \right) = 9,8\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a + b = 0,2\\an + bm = 0,7\end{array} \right.\end{array}\)
Từ (1) và (2) ta có:
\(\begin{array}{l}\sum {{n_{{O_2}}}} = \left( {\dfrac{{3n + 1}}{2}} \right)a + \left( {\dfrac{{3m + 1}}{2}} \right)b \\ = \dfrac{{3\left( {an + bm} \right) + \left( {a + b} \right)}}{2}\\{\rm{ = }}\dfrac{{3.0,7 + 0,2}}{2} = 1,15\left( {mol} \right)\end{array}\)
Vậy thể tích oxi cần dùng là: \({V_{{O_2}}} = 1,15 \times 22,4 = 25,76\) (lít)
Câu 11.
Ta có: \({n_{C{O_2}}} = \dfrac{{PV}}{{RT}} = \dfrac{{2 \times 14,56}}{{0,082 \times 273}} = 1,3\left( {mol} \right)\)
Gọi công thức tương đương của hai ankan: \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 2}}\) có a ml
Theo đề bài, ta có hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l}\left( {14\overline n + 2} \right)a = 19,2\\a\overline n = 1,3\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\overline n = 2,6\\a = 0,5\end{array} \right.\)
Vì 2 ankan kế tiếp nhau nên ankan thứ nhất: C2H6 và ankan thứ hai C3H8.
Và Vhỗn hợp ankan \( = a.22,4 = 0,5 \times 22,4 = 11,2\) (lít)
Công thức cấu tạo: \({C_2}{H_6}:C{H_3} - C{H_3};\)\(\,{C_3}{H_8}:C{H_3} - C{H_2} - C{H_3}\)
Chuyên đề 2. Một số vấn đề về pháp luật lao động
Unit 6: World Heritages
Bài 5. Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi - Tập bản đồ Địa lí 11
Unit 10: Travel
Unit 6: Transitions
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11