Đề bài
Câu 1. Cho X, Y, Z là các hiđrocacbon ở thể khí, khi phân hủy mỗi chất X, Y, Z đều thu được thể tích H2 gấp 3 lần thể tích hiđrocacbon bị phân hủy. Biết rằng X, Y, Z không phải là đồng phân. Xác định công thức phân tử của ba hiđrocacbon đem dùng.
Câu 2. Biết tỉ khối hơi của hỗn hợp hi anken đối với hiđro bằng 21. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hỗn hợp (đktc) thì thể tích khí CO2 (đktc) và khối lượng nước tạo thành là bao nhiêu?
Câu 3. Cho hỗn hợp X gồm một anken và một ankin. Biết 50ml hỗn hợp này phản ứng tối đa với 80ml H2 (có xúc tác, các thể tích đo ở cùng điều kiện). Hỏi thành phần phần trăm theo số mol mỗi chất trong hỗn hợp X là bao nhiêu?
Lời giải chi tiết
Câu 1. \(\begin{array}{l}{C_x}{H_y} \to xC + \frac{y}{2}{H_2}\\{\rm{ \;\;\;a \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;ax }}\;\;\;\;\;\;a\frac{y}{2}{\rm{ }}\left( {mol} \right)\end{array}\)
Theo đề bài, ta có phương trình: \(a\dfrac{y}{2} = 3a \Rightarrow y = 6\)
Vì X, Y và Z không đồng phân nên nghiệm hợp lí là: C2H6; C3H6 và C4H6.
Câu 2.
Gọi công thức tương đương của hai anken là: \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n }}\)
Ta có: \({n_{{C_{\overline n }}{H_{2\overline n }}}} = \dfrac{{5,6}}{{22,4}} = 0,25\left( {mol} \right);\)
\({M_{_{{C_{\overline n }}{H_{2\overline n }}}}} = 14\overline n = 42 \Rightarrow \overline n = 3\)
\(\begin{array}{l}{C_{\overline n }}{H_{2\overline n }} + \frac{{3\overline n }}{2}{O_2} \to \overline n C{O_2} + \overline n {H_2}O\\{\rm{ \;\;\;0,25 }} \to {\rm{ \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\; 0,25}}\overline n {\rm{\;\;\;\; 0,25}}\overline n {\rm{ }}\left( {mol} \right)\end{array}\)
Vậy \({V_{C{O_2}}} = 0,25 \times 3 \times 22,4 = 16,8\) (lít)
Và \({m_{{H_2}O}} = 0,25 \times 3 \times 18 = 13,5\) (gam)
Câu 3.
Gọi công thức tổng quát của anken: CnH2n và ankin: CmH2m-2 \[\begin{array}{l}{C_n}{H_{2n}} + {H_2} \to {C_n}{H_{2n + 2}}\\{\rm{ }}{{\rm{V}}_1} \to {\rm{ \;\;\;\;}}{{\rm{V}}_1}{\rm{ }}\left( l \right)\\{C_m}{H_{2m - 2}} + 2{H_2} \to {C_m}{H_{2m + 2}}\\{\rm{ }}{{\rm{V}}_2} \to {\rm{ \;\;\;\;\;\;\;\;\; 2}}{{\rm{V}}_2}{\rm{ }}\left( l \right)\end{array}\]
Theo đề ta có hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l}{V_1} + {V_2} = 50\\{V_1} + 2{V_2} = 80\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{V_1} = 20ml\\{V_2} = 30ml\end{array} \right.\)
Vậy: \(\% {V_{anken}} = \dfrac{{20}}{{50}} \times 100 = 40\% \)
\(\% {V_{ankin}} = 100\% - 40\% = 60\% .\)
CHƯƠNG IV. TỪ TRƯỜNG
Bài 2. Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Hóa học lớp 11
Unit 6: High-flyers
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Lịch sử lớp 11
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11