Đề bài
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Chất hữu cơ là:
A. Hợp chất của cacbon và hidro.
B. Hợp chất của cacbon.
C. Hợp chất của cacbon (trừ CO2, CO, muối cacbonat,…).
D. Hợp chất của cacbon và một số nguyên tố khác.
Câu 2: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO người ta thấy thoát ra khí CO2, hơi H2O và khí N2. Chọn kết luận chính xác nhất trong các kết luận sau :
A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có hoặc không có oxi.
B. X là hợp chất của 3 nguyên tố C, H, N.
C. Chất X chắc chắn có chứa C, H, có thể có N.
D. X là hợp chất của 4 nguyên tố C, H, N, O.
Câu 3: Tiến hành thí nghiệm theo mô hình sau:
Bông trộn CuSO4 khan chuyển sang màu:
A. Đỏ
B. Tím
C. Vàng
D. Xanh
Câu 4: Hợp chất X có CTĐGN là C4H9ClO. CTPT nào sau đây ứng với X ?
A. C4H9ClO.
B. C8H18Cl2O2.
C. C12H27Cl3O3.
D. Không xác định được.
Câu 5: Cho chất anđehit fomic (HCHO) và axit axetic (CH3COOH), hãy chọn nhận xét đúng trong các nhận xét sau :
A. Hai chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất.
C. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất.
II. Tự luận
Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 0,295 gam chất hữu cơ A chứa C, H, O thu được 0,44 gam CO2 và 0,225 gam H2O. Trong một thí nghiệm khác, phân tích một khối lượng chất A như trên cho 55,8cm3 N2 (ở đktc). Tỉ khối hơi của A so với không khí là 2,04. Lập công thức phân tử của hợp chất A.
Câu 2. Trộn 12cm3 một hiđrocacbon A ở thể khí với 60cm3 oxi (lấy dư) rồi đốt cháy. Sau khi làm lạnh để nước ngưng tụ rồi đưa về điều kiện ban đầu thì thể tích khí còn lại là 48cm3, trong đó 24cm3 hấp thụ bởi KOH, phần còn lại bị hấp thụ bởi photpho. Tìm công thức pân tử của A (các thể tích đo trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
Lời giải chi tiết
Đáp án:
1. C | 2. A | 3. D | 4. A | 5. B |
Câu 1:
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO2, CO, HCN, muối cacbonat, muối xianua, muối cacbua...)
Đáp án C
Câu 2:
Khi đốt X trong oxi:
+ Thu được CO2 nên X có chứa C
+ Thu được H2O nên X có chứa H
+ Thu được N2 nên X có chứa N
Vậy X có chứa C, H, N và có thể có O
Đáp án A
Câu 3:
C6H12O6 + 12CuO \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) 12Cu + 6CO2 + 6H2O
CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O
(trắng) (xanh)
Đáp án D
Câu 4:
Đặt công thức phân tử của X là (C4H9OCl)n (n \( \in \) N*).
Độ bất bão hòa của phân tử $k=\frac{8n-10n+2}{2}=\frac{2-2n}{2}=1-n\ge 0$ => n = 1
Vậy công thức phân tử của X là C4H9OCl
Đáp án A
Câu 5:
Công thức đơn giản nhất của anđehit fomic: CH2O
Công thức đơn giản nhất của axit axetic: CH2O
=> 2 chất khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất
Đáp án B
II. Tự luận
Câu 1.Theo đề bài ra, ta có: \(\begin{array}{l}{M_A} = 2,04 \times 29 = 59\\{m_C} = \dfrac{{0,44}}{{44}} \times 12 = 0,12\left( {gam} \right)\\{m_H} = \dfrac{{0,225}}{{18}} \times 2 = 0,025\left( {gam} \right)\\{m_O} = 0,295 - \left( {0,12 + 0,025 + 0,07} \right) = 0,08\left( {gam} \right)\end{array}\)
Gọi công thức tổng quát của A: CxHyOzNt
Lập tỉ lệ:
\(\begin{array}{l}x:y:z:t \\= \dfrac{{0,12}}{{12}}:\dfrac{{0,025}}{1}:\dfrac{{0,08}}{{16}}:\dfrac{{0,07}}{{14}}\\{\rm{ = 0,01 : 0,025 : 0,005 : 0,005}}\\{\rm{ = 2:5:1:1}}\end{array}\)
Suy ra, công thức nguyên của A: (C2H5ON)n
Mà: \({M_A} = 59\)
\(\Leftrightarrow \left( {24 + 5 + 16 + 24} \right)n = 59 \Rightarrow n = 1\)
Vậy công thức phân tử của A: C2H5ON.
Câu 2.
Cách 1 \(\begin{array}{l}{C_x}{H_y} + \left( {x + \frac{y}{4}} \right){O_2} \to xC{O_2} + \frac{y}{2}{H_2}O\\{\rm{ 12}} \;\;\;\to \;\;\;{\rm{ 12}}\left( {x + \frac{y}{4}} \right){\rm{ \;\;\;\;\; 12x \; c}}{{\rm{m}}^3}\end{array}\)
\({V_{C{O_2}}}\) (do KOH hấp thụ) \( = 12x = 24 \Rightarrow x = 2\)
\({V_{C{O_2}}}\) (do P hấp thụ) \( = 60 - 12\left( {x + \dfrac{y}{4}} \right) = 48 - 24 \)
\(\Rightarrow y = 4\)
Vậy công thức phân tử của A: C2H4.
Cách 2. \(\begin{array}{l}{C_x}{H_y} + \left( {x + \frac{y}{4}} \right){O_2} \to xC{O_2} + \frac{y}{2}{H_2}O\\\;\;\;{\rm{ 1}} \to {\rm{ }}\;\;\;\left( {x + \frac{y}{4}} \right){\rm{ \;\;\;\;\;\;\;\;\;x \; c}}{{\rm{m}}^3}\\{\rm{\;\;\; 12 \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\; 36 \;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\; 24 \; c}}{{\rm{m}}^3}\end{array}\)
\({V_{{O_2}}}\)dư = 48 – 24 = 24 (cm3);
\({V_{{O_2}}}\)phản ứng = 60 – 24 = 36 (cm3)
Vậy công thứ phân tử của A: C2H4.
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo tập 1
Chương 1: Cân bằng hóa học
Chương IV. Dòng điện không đổi
Nghị luận xã hội lớp 11
CHƯƠNG VI - KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11