Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Để đốt cháy hoàn 100ml dung dịch cồn \(92^\circ \) (D = 0,8 g/ml) thì thể tích không khí cần dùng là:
A.500 lít. B.540,6 lít.
C.537,6 lít. D.650 lít.
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 30ml dung dịch ancol etylic (chưa rõ độ cồn). Dẫn hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thu được 100 gam kết tủa. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, \({D_{{C_2}{H_5}OH}} = 0,8g/ml.\) Ancol etylic đem dùng có độ cồn là:
A.\(85^\circ \)
B.\(96^\circ \)
C.75
D.\(90^\circ \)
Câu 3. Công thức của ancol nào sau đây khi tách nước thu được sản phẩm?
A.3-Metylbutan-1-ol
B.2-Metylbutan-1-ol
C.3-Metylbutan-2-ol
D.2-Metylbutan-2-ol
Câu 4. Trong công nghiệp, glixerol được sản xuất theo sơ đồ nào sau đây?
A.\(propen \to propanol \to glixerol\)
B.\(bu\tan \to axitbutilic \to glixerol\)
\(C.propen \to anlyl{\rm{ clorua}} \to 1,3\)-điclopropan-2-ol\( \to \)glixerol
D.metan\( \to \)etan\( \to \)propan\( \to \)glixerol.
Câu 5. Ancol etylic được tạo thành bằng phương pháp nào sau đây?
A. Thủy phân saccarozo.
B. Lên mên glucozo.
C.Thủy phân xenlulozo.
D. Lên men tinh bột.
Câu 6. Khi so sánh nhiệt độ sôi của ancol etylic và nước thì:
A.Nước có nhiệt độ soi cao hơn vì nước có phân tử khối nhỏ hơn.
B.Ancol có nhiệt độ soi cao hơn vì ancol là chất dễ bay hơi.
C.Nước có nhiệt độ soi cao hơn vì nước tạo được nhiều liên kết hiđro hơn.
D.Nước và ancol đều có nhiệt độ sôi gần bằng nhau.
Câu 7. Cho ba ancol: ancol metylic; ancol etylic và ancol propylic. Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Tất cả đều nhẹ hơn nước.
B. Tan vô hạn trong nước.
C. Nhiệt độ sôi tăng dần.
D. Đều có tính axit.
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn hai ancol (X) và (Y) đồng đẳng kế tiếp nhau, thu được tỉ lệ số mol CO2 : H2O tăng dần. Hỏi (X) thuộc dãy đồng đẳng của ancol nào sau đây?
A.Ancol no.
B.Ancol không n có một liên kết đôi.
C.Ancol thơm.
D.Ancol đa chức.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9. Cho 0,1 mol ancol X phản ứng hết với natri dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Hỏi số nhóm chức (-OH) của ancol X đem dùng?
Câu 10. Cho natri tác dụng với 1,06 gam hỗn hợp hai ancol đồng đẳng liên tiếp của ancol metylic thấy thoát ra 224ml hiđro (đktc). Xác định công thức phân tử của mỗi ancol.
Câu 11. Cho 4,6 gam một ancol no, đa chức, mạch hở X tác dung với natrij dư thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Biết \({M_X} \le 92\). Xác định công thức phân tử của ancol X.
Lời giải chi tiết
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | C | B | A | C |
Câu | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | C | D | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 9.
Cứ 1 mol ancol đơn chức phản ứng với natri thu được 0,5 mol H2, 0,1 mol ancol tác dụng với natri tạo ra 0,1 mol H2 suy ra ancol X chứa hai nhóm chức (-OH).
Câu 10.
Gọi công thức của hai ancol: \({C_n}{H_{2n + 1}}OH\) x (mol); và CmH2m+1OH y (mol).
Ta có: \({n_{ancol}} = x + y = 2 \times \dfrac{{224}}{{22400}} \)\(\,= 0,02\left( {mol} \right){\rm{ }}\left( I \right)\)
Ta có thể sử dụng 3 phương pháp biện luận sau:
+ Phương pháp 1: Biện luận n theo y hay y theo n.
Theo đề bài, ta có: \(x\left( {14n + 18} \right) + y\left( {14m + 18} \right) = 1,06{\rm{ }}\left( {II} \right)\)
Giả sử n < m. Thay m = n + 1 vào (II) ta có:
\(\begin{array}{l}x\left( {14n + 18} \right) + y\left( {14m + 18} \right) = 1,06\\ \Leftrightarrow 14n\left( {x + y} \right) + 18\left( {x + y} \right) + 14y = 1,06{\rm{ }}\left( {III} \right)\end{array}\)
Thay x + y = 0,02 vào phương trình ta được:
0,04n + 2y = 0,1 (IV)
Đến đây ta sẽ biện luận n theo y hay y theo n. Có 2 cách sau:
- Cách 1. Biện luận n theo y. Điều kiện: 0 < y < 0,2
+) Nếu y = 0 thì n = 2,5
+) Nếu y = 0,02 thì n = 1,5
Suy rá giá trị duy nhất n = 2.
Vậy công thức hai ancol là: C2H5OH và C3H7OH.
- Cách 2. Biện luận y theo n. Điều kiện: \(n < \dfrac{{0,1}}{{0,04}}\)
Vì n nguyên dương nên n = 1 hoặc 2
+) Nếu \(n = 1 \Rightarrow y = 0,03\) (vô lí vì y < 0,02)
+) Nếu \(n = 2 \Rightarrow y = 0,01\) (nhận) Suy ra nghiệm duy nhất n = 2.
+ Phương pháp 2: dựa vào phân tử khối trung bình
Ta có: \(\overline M = \dfrac{{1,06}}{{0,02}} = 53\)
Như vậy, có một ancol có M < 53 và một ancol có \(M'\) > 53
\( \Rightarrow M < 53\) là CH3OH (M = 32) và C2H5OH (M = 46)
Và \(M'\)> 53 là C3H7OH (M = 60) và nhiều ancol khác
Vì là hai ancol đồng đẳng liên tiếp nên nghiệm hợp lí là: C2H5OH và C3H7OH.
+ Phương pháp 3: Sử dụng số nguyên tử cacbon trung bình
Gọi công thức chung của hai ancol: \({C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}OH\)
Ta có: \({n_{{H_2}}} = \dfrac{{0,224}}{{22,4}} = 0,01\left( {mol} \right)\)
Từ (1) \( \Rightarrow {C_{\overline n }}{H_{2\overline n + 1}}OH = 0,02\left( {mol} \right) \)
\(\Rightarrow \overline M = \dfrac{{1,06}}{{0,02}} = 53\)
Mà: \( \Rightarrow \overline M = 14\overline n + 18 = 53 \Rightarrow \overline n = 2,5\)
Vì hai ancol đồng đẳng liên tiếp nên nghiệm hợp lí là: C2H5OH và C3H7OH.
Câu 11.
Ta có: \({n_{{H_2}}} = \dfrac{{1,68}}{{22,4}} = 0,075\left( {mol} \right)\)
Gọi công thức của ancol no, đa chức, mạch hở có dạng: CnH2n+2-x(OH)x
Theo đề bài, ta có phương trình:
\(\begin{array}{l}{M_X} = \dfrac{{0,15}}{x}\left( {14n + 2 + 16x} \right) = 4,6\\ \Leftrightarrow 2,1n + 0,3 = 2,2x{\rm{ }}\left( 1 \right)\end{array}\)
Mặt khác: \(1n + 2 + 16x \le 92{\rm{ }}\left( 2 \right)\)
Giải (1) và (2) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 3\\n = 3\end{array} \right. \)
\(\Rightarrow \) Vậy công thức phân tử: C3H5(OH)3.
Chuyên đề 1. Phát triển kinh tế và sự biến đổi môi trường tự nhiên
Đề kiểm tra giữa học kì 1
Chủ đề 3. Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á
Review 2 (Units 4-5)
Unit 1: Food for Life
SGK Hóa học Nâng cao Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Hóa học lớp 11
SBT Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Cánh Diều
SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Hóa học 11 - Cánh Diều
Tổng hợp Lí thuyết Hóa học 11
SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Hóa Lớp 11