Đề bài
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Chọn chữ cái A,B,C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Số hữu tỉ là:
A. Phân số khác 0
B. Các số viết được dưới dạng \(\dfrac{a}{b}\left( {a,b \in N,b \ne 0} \right)\)
C. Các số viết được dưới dạng \(\dfrac{a}{b}\left( {a,b \in Z,b \ne 0} \right)\)
D. Các số viết được dưới dạng \(\dfrac{a}{b}\left( {a,b \in Z} \right)\)
Câu 2: Giá trị x thỏa mãn \(27{x^2} - 3 = 0\)là:
A. \(x = \dfrac{1}{9}\); B. \(x = \dfrac{1}{3}\);
C. \(x = 3\) D. \(x = \pm \dfrac{1}{3}\).
Câu 3: Kết quả của phép tính \(\dfrac{{{3^5}{{.4}^4}}}{{{9^2}{{.8}^2}}}\)là
A. \(\dfrac{3}{{16}}\); B.\(1\);
C. \(\dfrac{3}{4}\); D. Một kết quả khác.
Câu 4: Hình lăng trụ đứng tam giác có bao nhiêu mặt?
A. 3 B. 5 C. 6 D. 9
Câu 5: Hình lăng trụ đứng tam giác có đáy là tam giác có 3 cạnh đều bằng \(3cm\), chiều cao hình lăng trụ bằng \(10cm\). Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đó là:
A. \(30c{m^2}\) B. \(90c{m^2}\) C. \(90c{m^3}\) D. \(13c{m^2}\)
Câu 6: Một bể cá hình lập phương có độ dài cạnh là \(0,8m\), thể tích nước chiếm \(\dfrac{3}{4}\) bể. Hỏi trong bể chứa bao nhiêu lít nước?
A. 348 lít nước B. 384 lít nước C. 405 lít nước D. 400 lít nước
II. TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM)
Câu 7: ( 1 điểm) Tính giá trị của các biểu thức sau:
a)
\({\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \dfrac{{ - 4}}{{13}}.10\dfrac{3}{{41}} - \dfrac{4}{{13}}.2\dfrac{{38}}{{41}}\)
b)
\({\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \sqrt {25} .\left( {0,4 - 1\dfrac{1}{2}} \right):\left[ {{{\left( { - 2} \right)}^3}.\dfrac{{11}}{8}} \right]\)
Câu 8: (1,5 điểm)
Tìm x, biết:
a) \(0,2 - x = - 1\dfrac{2}{5}\)
b) \(\dfrac{{x + \dfrac{3}{2}}}{6} = \dfrac{{ - 5}}{{12}}\)
c) \(3.\left( { - 2x + \dfrac{5}{2}} \right).\left( {x + 11} \right) = 0\)
Câu 9: (1 điểm)
Có hai tấn ảnh kích thước 20 cm x 30 cm được in trên giấy ảnh kích thước 43,2 cm x 55,8 cm. Nếu cắt ảnh theo đúng kích thước thì diện tích phần giấy ảnh còn lại là bao nhiêu?
Câu 10: (3,5 điểm)
Một cái thùng sắt hình hộp chữ nhật có chiều rộng bằng \(\dfrac{5}{8}\) chiều dài và kém chiều dài 3,6 m; chiều cao bằng 2,5 m. Hỏi
a) Diện tích toàn phần của cái thùng
b) Nếu người ta sơn bên ngoài cái thùng, cứ 3,6 m2 tốn 3 kg sơn thì cần bao nhiêu kg sơn?
2. Người ta đào một đoạn mương có dạng hình lăng trụ đứng tứ giác. Biết mương có chiều dài 30 m, sâu 1,5 m, trên bề mặt có chiều rộng 1,8 m và đáy mương là 1,2 m.
a) Tính diện tích đáy hình thang của hình lăng trụ
b) Tính thể tích đất phải đào lên.
Câu 11: (0,5 điểm)
Cho biểu thức \(A = \dfrac{1}{5} + \dfrac{1}{{{5^2}}} + \dfrac{1}{{{5^3}}} + .... + \dfrac{1}{{{5^{2022}}}}\). Chứng minh \(A < \dfrac{1}{4}\)
Lời giải
Lời giải
I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Câu 1: C | Câu 2: D | Câu 3: D | Câu 4: B | Câu 5: B | Câu 6: B |
Câu 1:
Phương pháp
Định nghĩa số hữu tỉ
Lời giải
Số hữu tỉ là các số viết được dưới dạng \(\dfrac{a}{b}\left( {a,b \in Z,b \ne 0} \right)\)
Chọn D
Câu 2:
Phương pháp
Nếu A = thì A = B hoặc A = - B
Lời giải
\(\begin{array}{l}27{x^2} - 3 = 0\\ \Leftrightarrow 27{x^2} = 3\\ \Leftrightarrow {x^2} = \dfrac{3}{{27}} = \dfrac{1}{9}\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = \dfrac{1}{3}}\\{x = \dfrac{{ - 1}}{3}}\end{array}} \right.\end{array}\)
Vậy \(x \in \left\{ {\dfrac{1}{3};\dfrac{{ - 1}}{3}} \right\}\)
Chọn D
Câu 3:
Phương pháp
Đưa các thừa số về dạng lũy thừa có cơ số là số nguyên tố rồi rút gọn
Lời giải
\(\dfrac{{{3^5}{{.4}^4}}}{{{9^2}{{.8}^2}}} = \dfrac{{{3^5}.{{\left( {{2^2}} \right)}^4}}}{{{{\left( {{3^2}} \right)}^2}.{{\left( {{2^3}} \right)}^2}}} = \dfrac{{{3^5}{{.2}^{2.4}}}}{{{3^{2.2}}{{.2}^{3.2}}}} = \dfrac{{{3^5}{{.2}^8}}}{{{3^4}{{.2}^6}}} = 3.4 = 12\)
Chọn D
Câu 4:
Phương pháp
Hình lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt, 6 đỉnh, 9 cạnh
Lời giải
Hình lăng trụ đứng tam giác có 5 mặt.
Chọn B
Câu 5:
Phương pháp
Diện tích xung quanh hình lăng trụ đứng = Chu vi đáy. Chiều cao
Lời giải
Chu vi đáy của lăng trụ là: \(C = 3 + 3 + 3 = 9\left( {cm} \right)\)
Diện tích xung quanh hình lăng trụ đó là: \({S_{xq}} = C.h = 9.10 = 90\left( {c{m^2}} \right)\)
Chọn B
Câu 6:
Phương pháp
+ Tính thể tích hình lập phương cạnh a: V = a.a.a
+ Tính thể tích nước trong bể
Lời giải
Thể tích bể nước là: \(V = 0,8.0,8.0,8 = 0,512\left( {{m^3}} \right)\)
Thể tích nước trong bể là: \({V_1} = \dfrac{3}{4}.V = \dfrac{3}{4}.0,512 = 0,384\left( {{m^3}} \right)\)
Đổi 0,384 = 384 = 384 lít
Chọn B
II. TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM)
Câu 7: ( 1 điểm)
Phương pháp
a) Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân và cộng \(ab + ac = a\left( {b + c} \right)\).
b) Đưa về phân số và tính toán.
Lời giải:
a) \(\begin{array}{*{20}{l}}{{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \dfrac{{ - 4}}{{13}}.10\dfrac{3}{{41}} - \dfrac{4}{{13}}.2\dfrac{{38}}{{41}}}\\{ = \dfrac{{ - 4}}{{13}}\left( {10\dfrac{3}{{41}} + 2\dfrac{{38}}{{41}}} \right)}\\{ = \dfrac{{ - 4}}{{13}}.13}\\{ = - 4}\end{array}\) | b) \(\begin{array}{*{20}{l}}{{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \sqrt {25} .\left( {0,4 - 1\dfrac{1}{2}} \right):\left[ {{{\left( { - 2} \right)}^3}.\dfrac{{11}}{8}} \right]}\\{ = 5.\left( {\dfrac{2}{5} - \dfrac{3}{2}} \right):\left( { - 8.\dfrac{{11}}{8}} \right)}\\{ = 5.\left( {\dfrac{4}{{10}} - \dfrac{{15}}{{10}}} \right):\left( { - 11} \right)}\\{ = 5.\dfrac{{ - 11}}{{10}}.\dfrac{{ - 1}}{{11}}}\\{ = \dfrac{1}{2}}\end{array}\) |
Câu 8
Phương pháp
a) Đưa các số hữu tỉ về dạng phân số
Số trừ = số bị trừ - hiệu
b) Đưa 2 tỉ số về dạng có cùng mẫu số rồi sử dụng nhận xét: Nếu \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{b} \Rightarrow a = c(b \ne 0)\)
c) Nếu A . B = 0 thì A = 0 hoặc B = 0
Lời giải
a)
\(\begin{array}{l}0,2 - x = - 1\dfrac{2}{5}\\ \Leftrightarrow \dfrac{2}{{10}} - x = \dfrac{{ - 7}}{5}\\ \Leftrightarrow \dfrac{1}{5} - x = \dfrac{{ - 7}}{5}\\ \Leftrightarrow x = \dfrac{1}{5} - (\dfrac{{ - 7}}{5})\\ \Leftrightarrow x = \dfrac{1}{5} + \dfrac{7}{5}\\ \Leftrightarrow x = \dfrac{8}{5}\end{array}\)
Vậy \(x = \dfrac{8}{5}\)
b)
\(\begin{array}{l}\dfrac{{x + \dfrac{3}{2}}}{6} = \dfrac{{ - 5}}{{12}}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{2.(x + \dfrac{3}{2})}}{{12}} = \dfrac{{ - 5}}{{12}}\\ \Leftrightarrow \dfrac{{2x + 3}}{{12}} = \dfrac{{ - 5}}{{12}}\\ \Leftrightarrow 2x + 3 = - 5\\ \Leftrightarrow 2x = - 5 - 3\\ \Leftrightarrow 2x = - 8\\ \Leftrightarrow x = - 4\end{array}\)
Vậy x = -4
c)
\(\begin{array}{l}3.\left( { - 2x + \dfrac{5}{2}} \right).\left( {x + 11} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{ - 2x + \dfrac{5}{2} = 0}\\{x + 11 = 0}\end{array}} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{2x = \dfrac{5}{2}}\\{x = - 11}\end{array}} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = \dfrac{5}{4}}\\{x = - 11}\end{array}} \right.\end{array}\)
Vậy \(x \in \left\{ {\dfrac{5}{4}; - 11} \right\}\)
Câu 9: (1 điểm)
Phương pháp
+ Tính diện tích 2 tấm ảnh
+ Tính diện tích giấy ảnh.
Chú ý: Diện tích hình chữ nhật = chiều dài . chiều rộng
Lời giải
Diện tích 2 tấm ảnh là: 2.(20.30)=1200 ()
Diện tích tờ giấy ảnh là: 43,2 . 55,8 = 2410,56 ()
Diện tích phần giấy ảnh còn lại là: 2410,56 – 1200 = 1210,56 ()
Câu 10: (3,5 điểm)
Phương pháp
a) Tính chiều dài, chiều rộng của hình hộp chữ nhật bằng cách dùng bài toán hiệu – tỉ
Tính diện tích toàn phần của hình hộp = Diện tích xung quanh + 2. Diện tích đáy
b) + Tính số kg sơn cần để sơn 1
+ Tính số kg sơn cần để sơn bên ngoài thùng
2. a) Diện tích hình thang = (đáy lớn + đáy nhỏ) . chiều cao.
b) Thể tích lăng trụ = Diện tích đáy . chiều cao
Lời giải
a) Hiệu số phần bằng nhau là: 8 – 5 = 3 (phần)
Chiều rộng hình hộp là: 3,6 : 3 . 5 =6 (m)
Chiều dài hình hộp là: 3,6 : 3 . 8 =9,6 (m)
Diện tích xung quanh hình hộp là: \({S_{xq}} = 2.\left( {6 + 9,6} \right).2,5 = 78\left( {{m^2}} \right)\)
Diện tích đáy hình hộp là: \({S_{day}} = 6.9,6 = 57,6\left( {{m^2}} \right)\)
Diện tích toàn phần của thùng là: \({S_{tp}} = {S_{xq}} + 2.{S_{day}} = 78 + 2.57,6 = 193,2\left( {{m^2}} \right)\)
b) Cứ 1 m2 tốn số kg sơn là: 3 : 3,6 = \(\dfrac{5}{6}\) (kg)
Người ta sơn bên ngoài cái thùng cần số kg sơn là: \(193,2.\dfrac{5}{6} = 161\left( {kg} \right)\)
2.
Đoạn mương có dạng hình lăng trụ tứ giác có đáy là hình thang có 2 đáy là 1,2 m và 1,8 m, chiều cao là 1,5 m; chiều cao lăng trụ là 30 m.
a) Diện tích đáy hình thang của lăng trụ là: S = (1,2+1,8).1,5:2=2,25 ()
b) Thể tích đất phải đào lên là: V = S . h = 2,25 . 30 = 67,5 ()
Câu 11: (0,5 điểm)
Phương pháp
+ Nhân biểu thức A với 5.
+ Tìm 5A – A rồi suy ra A
Lời giải
\(\begin{array}{l}A = \dfrac{1}{5} + \dfrac{1}{{{5^2}}} + \dfrac{1}{{{5^3}}} + .... + \dfrac{1}{{{5^{2022}}}}\\ \Rightarrow 5A = \dfrac{5}{5} + \dfrac{5}{{{5^2}}} + \dfrac{5}{{{5^3}}} + .... + \dfrac{5}{{{5^{2022}}}}\\ = 1 + \dfrac{1}{5} + \dfrac{1}{{{5^2}}} + \dfrac{1}{{{5^3}}} + .... + \dfrac{1}{{{5^{2021}}}}\\ \Rightarrow 5A - A = 1 + \dfrac{1}{5} + \dfrac{1}{{{5^2}}} + \dfrac{1}{{{5^3}}} + .... + \dfrac{1}{{{5^{2021}}}} - \left( {\dfrac{1}{5} + \dfrac{1}{{{5^2}}} + \dfrac{1}{{{5^3}}} + .... + \dfrac{1}{{{5^{2022}}}}} \right)\\ \Rightarrow 4A = 1 - \dfrac{1}{{{5^{2022}}}}\\ \Rightarrow A = \dfrac{1}{4} - \dfrac{1}{{{{4.5}^{2022}}}} < \dfrac{1}{4}\end{array}\)
Vậy \(A < \dfrac{1}{4}\)
Chủ đề 6. Từ
Unit 6: Survival
Ngữ âm
Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng sinh vật
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Bài tập trắc nghiệm Toán - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 7
Lý thuyết Toán Lớp 7
SBT Toán - Cánh diều Lớp 7
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
SGK Toán - Cánh diều Lớp 7
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 7
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 7
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 7
Vở thực hành Toán Lớp 7