Đề bài
Phần I. Trắc nghiệm
Đọc:
Cái giá của sự trung thực
Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô –kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu ? Bán cho tôi bốn vé”.
Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”
- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.
Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!”
Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”.
(Theo Pa- tri-xa Phơ - ríp)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào?
A. Bảy tuổi trở xuống
B. Sáu tuổi trở xuống
C. Năm tuổi trở xuống
D. Bốn tuổi trở xuống
Câu 2: Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai?
A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi
B. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi
C. Cho mình và cho bạn
D. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi
Câu 3: Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào?
A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ
B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có sáu tuổi
C. Nói dối rằng cậu bé lớn không phải con ông
D. Nói dối rằng hai cậu bé là anh em sinh đôi
Câu 4: Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó?
A. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối
B. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì sẽ xấu hổ
C. Vì ông ta là người trung thực và muốn có được sự kính trọng của con mình
D. Vì ông ta sợ bị tác giả cười nhạo
Câu 5: Dấu hai chấm trong câu Bạn tôi đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé” có tác dụng gì?
A. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là suy nghĩ của nhân vật
C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là sự liệt kê các ý
D. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật
Câu 6: Chủ ngữ trong câu “Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô –kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí.” là:
A. Thành phố Ô-kla-hô-ma
B. Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô –kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh
C. Tôi cùng một người bạn và hai đứa con
D. Tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh
Câu 7: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
A. Cần phải trung thực ngay từ điều nhỏ nhất
B. Cần phải sống sao cho con mình kính trọng
C. Không nên bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la
D. Không nên tiếc 3 đô la mà đánh mất đi sự hào phóng của mình.
Phần II. Tự luận
Câu 1: Nghe – viết:
Khuất phục tên cướp biển
Cơn tức giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết:
- Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới.
Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.
Câu 2: Nối các câu tục ngữ sau với nghĩa tương ứng:
Câu 3: Xếp các từ có tiếng “lạc” sau thành hai nhóm:
lạc điệu, lạc đề, lạc hậu, lạc quan, lạc thú
“lạc” có nghĩa là “vui, mừng” | “lạc” có nghĩa là “rớt lại, sai” |
Câu 4: Em hãy viết một bài văn tả một cây hoa mà em thích
-------- Hết --------
Đáp án
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần I. Trắc nghiệm
Câu 1: Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em ở độ tuổi nào? A. Bảy tuổi trở xuống B. Sáu tuổi trở xuống C. Năm tuổi trở xuống D. Bốn tuổi trở xuống |
Phương pháp:
Em đọc kĩ lời nói của người bán vé để chọn đáp án đúng nhất.
“3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”
Cách giải:
Câu lạc bộ giải trí miễn phí cho trẻ em sáu tuổi trở xuống
Chọn B.
Câu 2: Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai? A. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi B. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cậu bé bốn tuổi C. Cho mình và cho bạn D. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi |
Phương pháp:
Em đọc kĩ câu trả lời của người bạn tác giả để chọn đáp án đúng nhất.
Cách giải:
Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.
Chọn A.
Câu 3: Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào? A. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ B. Nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có sáu tuổi C. Nói dối rằng cậu bé lớn không phải con ông D. Nói dối rằng hai cậu bé là anh em sinh đôi |
Phương pháp:
Em đọc kĩ lời nói của người bán vé nói với bạn tác giả để chọn đáp án đúng.
“Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!”
Cách giải:
Người bạn của tác giả lẽ ra tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nói dối rằng cậu bé lớn mới chỉ có sáu tuổi
Chọn B.
Câu 4: Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó? A. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối B. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì sẽ xấu hổ C. Vì ông ta là người trung thực và muốn có được sự kính trọng của con mình D. Vì ông ta sợ bị tác giả cười nhạo |
Phương pháp:
Em suy nghĩ và chọn đáp án đúng nhất.
Cách giải:
Người bạn của tác giả không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách mà người bán vé nói vì ông ta là người trung thực và muốn có được sự kính trọng của con mình
Chọn C.
Câu 5: Dấu hai chấm trong câu Bạn tôi đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé” có tác dụng gì? A. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là suy nghĩ của nhân vật C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là sự liệt kê các ý D. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật |
Phương pháp:
Em đọc kĩ câu văn để xác định tác dụng của dấu hai chấm.
Lời giải chi tiết:
Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật
Chọn D.
Câu 6: Chủ ngữ trong câu “Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô –kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí.” là: A. Thành phố Ô-kla-hô-ma B. Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô –kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh C. Tôi cùng một người bạn và hai đứa con D. Tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh |
Phương pháp:
Em đọc kĩ câu văn để xác định đúng chủ ngữ của câu.
Cách giải:
Chủ ngữ của câu trên là Tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh
Chọn D.
Câu 7: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? A. Cần phải trung thực ngay từ điều nhỏ nhất B. Cần phải sống sao cho con mình kính trọng C. Không nên bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la D. Không nên tiếc 3 đô la mà đánh mất đi sự hào phóng của mình. |
Phương pháp:
Em nhớ lại nội dung câu chuyện và suy nghĩ xem câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Cách giải:
Câu chuyện muốn nói cần phải trung thực ngay từ điều nhỏ nhất
Chọn A.
Phần II. Tự luận
Câu 1: Nghe – viết: Khuất phục tên cướp biển Cơn tức giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết: - Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới. Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. |
Phương pháp:
Em viết đoạn văn vào vở, giấy kiểm tra
Cách giải:
Em chủ động hoàn thành bài chính tả.
Chú ý:
- Viết đúng chính tả
- Trình bày sạch đẹp
Câu 2: Nối các câu tục ngữ sau với nghĩa tương ứng: |
Phương pháp:
Em đọc kĩ các câu tục ngữ và phần giải nghĩa để nối cho phù hợp.
Cách giải:
Câu 3: Xếp các từ có tiếng “lạc” sau thành hai nhóm: lạc điệu, lạc đề, lạc hậu, lạc quan, lạc thú
|
Phương pháp:
Em đọc kĩ các từ ngữ và phân loại vào nhóm phù hợp.
Cách giải:
“lạc” có nghĩa là “vui, mừng” | “lạc” có nghĩa là “rớt lại, sai” |
Lạc quan, lạc thú | Lạc điệu, lạc đề, lạc hậu |
Câu 4: Em hãy viết một bài văn tả một cây hoa mà em thích |
Phương pháp:
Em dựa vào dàn ý sau để hoàn thành bài văn.
Mở bài: Giới thiệu về cây hoa mà em định tả
- Cây hoa đó được trồng ở đâu?
- Trồng từ bao giờ?
Thân bài:
a. Tả bao quát:
- Cây hoa do ai trồng?
- Hình dáng cây hoa như thế nào?
b. Tả chi tiết:
- Gốc, thân cây có kích thước như thế nào?
- Cây hoa có nhiều cành không? Đặc điểm của cành cây như nào?
- Lá cây hoa màu gì? Hình dáng thế nào?
- Nụ hoa có đặc điểm gì?
- Khi nở, hoa trông như thế nào?
- Mùi hương của hoa như nào?
- Công dụng của loài hoa đó
Kết bài: Tình cảm của em dành cho cây hoa
Cách giải:
Bài tham khảo 1: Tả cây hoa bằng lăng
Từ đường cái liên xã có lối rẽ vào trường em dài độ 100 mét. Lối rẽ được lát xi măng phẳng lì rộng khoảng 4 mét. Hai bên lối đi là hai hàng cây bằng lăng khép tán làm cho cảnh quan trường em trở nên xanh, đẹp.
Ngày em vào học lớp Một, Hội Khuyến học đã trồng hai hàng cây bằng lăng này. Thầy Hiệu trưởng đã phân công cho mỗi thầy, cô giáo và lớp mình phụ trách được chăm bón, bảo vệ săn sóc hai cây bằng lăng. Tết trồng cây đối với thầy, trò trường em hầu như diễn ra quanh năm suốt tháng.
Chỉ sau hai mùa xuân, bằng lăng đã cao vọt lên, cành khép tán, lá sum sê. Mùa xuân, bằng lăng ngời lên xanh biếc. Mùa hè, bằng lăng toả bóng mát rượi. Từng đàn chim sâu lích chích, ríu rít kéo đến bắt sâu, tìm mồi làm cho con đường tới trường thêm vui, thêm đẹp.
Bằng lăng là loài cây thân gỗ có nhiều cành ngang. Lá bằng lăng gần giống như lá vối, lá ổi. Có lá to bằng bàn tay người lớn, lá nhỏ bằng bàn tay trẻ em, bầu bĩnh, thon xinh. Mặt trên lá màu xanh thẫm, bóng mượt, xanh biếc; mặt dưới xanh nhạt nổi lên những đường gân như chiếc tăm tre dài.
Năm em lên học lớp Ba thì bằng lăng đã trổ hoa. Trong làn mưa xuân mưa bụi, lá bằng lăng phơi phới vươn lên. Một màu xanh nhạt phơn phớt tím bao trùm hai hàng cây mơn mởn. Hoa bằng lăng màu tím hồng, kết thành chùm. Cây có bao nhiêu cành, bao nhiêu nhánh là có bấy nhiêu chùm hoa. đứng xa nhìn tưởng như mỗi cây bằng lăng được đội bằng một chiếc mũ tím hồng rực rỡ. Hoa bằng lăng có cánh kép, mỏng như lụa; giữa đài hoa có những chiếc nhị vàng như chiếc trâm bé xinh. Những hôm trời nắng cuối xuân đầu hạ, hoa bằng lăng rực lên làm cho con đường dản tới cổng trường như hai dải lụa tím hồng rung động, nhấp nhô khi có làn gió nhẹ thoảng qua.
Sau một đêm mưa, hoa bằng lăng rụng nhuộm tím con đường viền cỏ xanh, Hoa bằng lăng nối tiếp nở thành nhiều đợt. Em ít thấy loại cây nào nơi làng quê cho nhiều hoa và kéo dài mùa hoa như bằng lăng.
Cuối hè, cây bằng lăng tua tủa những quả. Quả bằng lăng nhích hơn trái cà xanh nhạt. Cành bằng lăng trĩu quả tròn xanh đậm. Quả nào cũng có bảy múi. Lúc chín già, các múi bằng lăng tự tách ra; hạt bằng lăng được làn gió mang đi rải khắp mọi nơi, mọi chốn. Nhặt một trái bằng lăng già đặt lên lòng bàn tay ngắm nghía, ta cảm thấy như một trái bần gỗ mĩ nghệ thủ công cực xinh.
Hoa bằng lăng cũng như hoa giấy, không có hương thơm nhưng rực rỡ sắc màu. Mỗi mùa xuân đến, em chờ mong bằng lăng đơm hoa. Đi học ngắm bằng lăng tím hồng; mùa hè được đứng trong bóng bằng lằng tỏa mát, em càng thấy yêu cây bằng lăng khôn xiết kể.
Mùa hè này đến sớm, hoa bằng lăng nở rộ. Em đã bước sang học kì hai lớp Năm. Nhìn hoa bằng lăng tím hồng, em càng thấy con đường tuổi thơ thêm hữu tình, em càng yêu thêm ngôi trường tuổi thơ.
Bài tham khảo 2: Tả cây hoa nhài
Trên bờ tường cạnh sân và góc vườn, bố em đặt một chậu nhài. Cái chậu men Bát Tràng khá to và đẹp. Cây nhài sống một cách thảnh thơi, yên bình. Nó chẳng hề bị cây cỏ nào chen lấn. Đất bùn ao phơi khô đập tơi, trộn lẫn với cám và phân lân, là nguồn sống phong lưu, no đủ của nó. Nước vo gạo pha loãng, nước luộc ốc, mẹ vẫn đem tưới tắm cho nhài.
Cuối xuân đầu hè, lá nhài xanh biếc, xanh rờn một màu ngọc bích. Cành lá sum sê reo lên cùng gió xuân và nắng xuân. Rồi nhài chúm chím nụ hoa, tròn xinh, phơn phớt trắng như những chiếc cúc bạch ngọc bằng hạt đỗ, hạt ngô nếp non. Hàng trăm nụ hoa như thì thầm trong mưa xuân, mưa bụi. Chỉ ba, bốn ngày sau, hoa nhài hé nở, như mỉm cười làm duyên. Trong nắng xuân chan hoà, hàng trăm bông nhài xoè cánh trắng nõn, phô sắc khoe hương. Một vẻ đẹp trinh trắng tinh khôi toả ra, quyến rũ đàn one bướm mê say từ sáng sớm đến chiều tối. Hương nhài khổng diu dịu như hương hoa ngâu, hoa mộc, không ngan ngát thoang thoảng hoa sen. Hương nhài thơm một cách nồng nàn, quyến rũ. Ai đã từng ngắm hoa nhài trong đêm trăng thu mói thấy hết vẻ đẹp tuyệt vời của nó. Hoa nhài ngậm sương, ánh trăng lay động, tường như đàn bướm trắng đang xoè cánh bay lượn.
Ông nội em vẫn hái hoa nhài ướp chè. Một nhúm chè loại một, hai, ba bông nhài tươi, ông nội đã có một ấm chè ngon và thơm tiếp bạn, đãi khách quý đến chơi.
Trăng tà, trăng lặn, hoa nhài cũng tàn dần. Mùa trăng sau, nhài lại nở hoa và dâng hương. Em vẫn thấp thỏm đợi chờ. Nhài nở hoa giữa mùa trăng cho ngôi nhà thêm đẹp.
Bài tham khảo 3: Tả cây hoa đào
Năm hết tết đến, ba chở em ra chợ hoa để mua cây hoa ngày tết, ngày xuân, hoa nở đẹp vô cùng và ba em quyết định chọn mua một cây hoa đào - loài hoa đặc trưng cho mùa xuân đất Bắc quê em.
Được cắt tỉa gọn gàng nên cây hoa đào ba mua có hình nón rất đẹp mắt. Cây đào nhìn cao ngang người em, thân cây nhỏ, mảnh khảnh nhưng cứng cáp, màu nâu sẫm, có nhiều cành vươn ra, trên mỗi cành lại có rất nhiều lá và hoa. Lá cây đào nhỏ nhắn, mọc xung quanh làm xanh tươi cây chông như những cánh tay nhỏ đưa ra đung đưa trước gió. Bông đào nhỏ nhắn, đầu cánh hoa có màu hồng đậm, càng dần về phía cành càng nhạt dần nhìn chúm chím đáng yêu làm sao. Nhụy hoa tủa ra những sợi vàng óng, đầu nhụy có phớt hồng. Khi những cánh hoa xòe rộng, tán nhụy bên trong lại hé mình trông ra ngoài tươi đẹp. Xen lẫn những nụ hoa e ấp là những mầm xanh đang từng ngày cựa mình nhú lộc ra ngoài để khoe hương, khoe sắc, tô điểm cho đời.
Em rất thích cây đào ba mua. Cây đào mang lại không khí Tết ấm cúng cho gia đình em.
Mở đầu
Cùng em học toán lớp 4 tập 1
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
Tìm hiểu bài đọc
Unit 11: Weather
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4