Đề bài
Câu 1 : Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?
A. Vinyl axetat.
B. Etyl axetat.
C. Propyl axetat.
D. Phenyl axetat.
Câu 2 : Cho các chất sau
(I) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH;
(II) H2N-CH2CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH;
(III) H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH;
Chất thuộc loại tripeptit là
A. III.
B. I.
C. II.
D. I, II.
Câu 3 : Các dung dịch đều tác dụng được với Cu(OH)2 là
A. glucozơ, xenlulozơ, glixerol.
B. fructozơ, saccarozơ, tinh bột.
C. glucozơ, glixerol, tinh bột.
D. fructozơ, saccarozơ, glixerol.
Câu 4 : Chọn câu sai:
A. Xenlulozơ và tinh bột không phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3.
B. Tinh bột và xenlulozơ có tính chất của ancol đa chức, tác dụng với Cu(OH)2, tạo thành dung dịch phức chất màu xanh lam.
C. Tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên có khối lượng phân tử rất lớn.
D. Ở điều kiện thường, tinh bột và xenlulozơ là những chất rắn màu trắng không tan trong nước.
Câu 5 : Fructozơ không phản ứng được với:
A. dung dịch Br2.
B. H2/Ni, to.
C. dung dịch AgNO3/NH3.
D. Cu(OH)2.
Câu 6 : Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và anđehit fomic.
(b) Peptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.
(c) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(d) Ở điều kiện thích hợp triolein tham gia phản ứng cộng hợp H2.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Câu 7 : Chất nào sau đây không có phản ứng tráng gương?
A. Axit fomic.
B. Fructozơ.
C. Etanal.
D. Axit axetic.
Câu 8 : Trong các chất dưới đây, chất nào là glyxin?
A. H2N-CH2-COOH.
B. CH3-CH(NH2)-COOH.
C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH.
D. H2N-CH2-CH2-COOH.
Câu 9 : Chất nào dưới đây không phải là este?
A. CH3COOH.
B. CH3COOCH3.
C. HCOOCH3.
D. HCOOC6H5.
Câu 10 : Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOC2H5. Tên gọi của X là
A. vinyl axetat.
B. metyl propionat.
C. etyl propionat.
D. metyl metacrylat.
Câu 11 : Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?
A. C2H5NH2.
B. CH3CH(NH2)COOH.
C. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH.
D. HCOOH.
Câu 12 : Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Triolein là chất rắn ở điều kiện thường.
B. Fructozơ có nhiều trong mật ong.
C. Xenlulozơ bị thuỷ phân trong dung dịch kiềm đun nóng.
D. Tinh bột có phản ứng tráng bạc.
Câu 13 : Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài. Công thức phân tử của benzyl axetat là
A. C9H8O2.
B. C9H10O2.
C. C8H10O2.
D. C9H10O4.
Câu 14 : Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?
A. Glucozơ, glixerol và saccarozơ.
B. Glucozơ, glixerol và metyl axetat.
C. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic.
D. Glixerol, glucozơ và etyl axetat.
Câu 15 : Có bao nhiêu amin bậc 2 có cùng công thức phân tử C4H11N?
A. 3.
B. 8.
C. 4.
D. 1.
Câu 16 : Cho một đipeptit Y có công thức phân tử C6H12N2O3. Số đồng phân peptit của Y (chỉ chứa gốc α-aminoaxit) mạch hở là
A. 5.
B. 4.
C. 7.
D. 6.
Câu 17 : Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CH3NH2 vào dung dịch chứa axit glutamic.
(b) Đun nóng saccarozơ trong dung dịch H2SO4 loãng.
(c) Sục khí H2 vào nồi kín chứa triolein (xúc tác Ni), đun nóng.
(d) Nhỏ vài giọt dung dịch brom vào ống nghiệm chứa metyl acrylat, lắc đều.
(e) Cho metyl fomat vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 18 : Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất Z làm mất màu nước brom.
B. Chất X phản ứng với H2(Ni, to) theo tỉ lệ mol 1 : 3.
C. Chất T không có đồng phân hình học.
D. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2.
Câu 19 : Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn, màu trắng, có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và xenlulozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3trong NH3 thu được Ag.
(f) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 6.
C. 4.
D. 3.
Câu 20 : Để phân biệt glucozơ với etanal ta có thể dùng cách nào sau đây?
A. tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao.
B. tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng.
C. thực hiện phản ứng tráng gương.
D. dùng dung dịch Br2.
Câu 21 : Este X có công thức phân tử C5H8O2 khi tác dụng với dung dịch NaOH, thu được 2 sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3-COO-CH=CH-CH3.
B. CH2=CH-COO-CH2-CH3.
C. H-OOC-CH2-CH2-CH=CH2.
D. H-COO-CH=CH-CH2-CH3.
Câu 22 : Bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào sau đây?
A. Glucozơ.
B. Fructozơ.
C. Mantozơ.
D. Saccarozơ.
Câu 23 : Một este có công thức phân tử là C3H6O2 có phản ứng tráng gương với dung dịch AgNO3 trong NH3. Công thức cấu tạo của este đó là
A. HCOOC3H7.
B. HCOOC2H5.
C. C2H5COOCH3.
D. CH3COOCH3.
Câu 24 : Amino axit nào sau đây trong phân tử có số nhóm amino nhiều hơn nhóm cacboxyl?
A. Glyxin.
B. Lysin.
C. Alanin.
D. Valin.
Câu 25 : Số đồng phân mạch hở có công thức phân tử C4H8O2 phản ứng với dung dịch NaOH là
A. 5.
B. 7.
C. 6.
D. 8.
Câu 26 : Phát biểu nào sau đây sai?
A. Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử dạng CnH2nO2 với n ≥ 2.
B. H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2-COOH thuộc loại đipeptit.
C. Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
D. Dùng Cu(OH)2/OH- có thể phân biệt được các dung dịch hoá chất riêng biệt: saccarozơ, glucozo, etanol, fomandehit.
Câu 27 : Cho 38,1 gam hỗn hợp gồm CH3COOC6H5 (phenyl axetat) và Val-Gly-Ala (tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 54,5.
B. 56,3.
C. 58,1.
D. 52,3.
Câu 28 : Để trung hòa 200 ml dung dịch amino axit 0,5M cần 100 gam dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch được 16,3 gam muối khan. X có công thức cấu tạo là
A. (H2N)2CH-COOH.
B. H2N-CH2-CH(COOH)2.
C. H2NCH(COOH)2.
D. H2N-CH2-CH2-COOH.
Câu 29 : Cho 19,1 gam hỗn hợp CH3COOC2H5 và H2NCH2COOC2H5 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 16,6.
B. 9,2.
C. 19,4.
D. 17,9.
Câu 30 : Lên men 45 gam glucozơ để điều chế ancol etylic (hiệu suất phản ứng lên men là 80%, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 5,6.
B. 11,2.
C. 4,48.
D. 8,96.
Câu 31 : Cho 0,15 mol axit glutamic vào 150 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho 350 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 61,0.
B. 48,4.
C. 46,2.
D. 50,2.
Câu 32 : Thủy phân hoàn toàn 1 mol mỗi chất sau: vinyl fomat (1), saccarozơ (2), glixerol triacrylat (3), anlyl fomat (4). Lấy toàn bộ sản phẩm thủy phân tử mỗi chất đem thực hiện phản ứng tráng gương (hiệu suất 100%). Số mol Ag thu được nhiều nhất ứng với chất nào?
A. 1, 4.
B. 1, 2, 4.
C. 1, 2.
D. 3.
Câu 33 : Làm bay hơi 3,7 gam este nó chiếm thể tích bằng thể tích của 1,6 gam O2 trong cùng điều kiện. Este trên có số đồng phân là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 34 : Cho m gam chất hữu cơ đơn chức X tác dụng vừa đủ với 25 gam dung dịch KOH 11,2%, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 5,6 gam muối của một axit hữu cơ và 1,6 gam một ancol. Công thức của X là
A. CH3COOCH=CH2.
B. C2H5COOCH3.
C. CH3COOC2H5.
D. CH2=CHCOOCH3.
Câu 35 : Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa glucozơ, fructozơ và saccarozơ cần vừa đủ 0,42 mol O2 thu được 7,38 gam nước. Giá trị của m là
A. 8,82.
B. 9,26.
C. 14,62.
D. 12,42.
Câu 36 : Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác là axit sunfuric đặc, đun nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat cần dùng dung dịch chứa m kilogam axit nitric (hiệu suất phản ứng 90%). Giá trị của m là
A. 30.
B. 21.
C. 42.
D. 10.
Câu 37 : Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
(b) Trong môi trường bazơ, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau.
(c) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
(d) Khi đun nóng glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.
(e) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao cho dung dịch màu xanh lam.
(f) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu dạng vòng 5 cạnh α-fructozơ và β-fructozơ.
Số phát biểu đúng là:
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Câu 38 : Cho m gam hỗn hợp M (có tổng số mol 0,03 mol) gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q là muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, sau đó thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 13,23 gam và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,90.
B. 7,00.
C. 6,00.
D. 6,08.
Câu 39 : Hỗn hợp X gồm glucozơ, saccarozơ, glyxin và axit glutamic. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X cần dùng 0,99 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 bằng số mol H2O). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư, thì thấy khối lượng dung dịch giảm 36,48 gam. Cho 51,66 gam X vào dung dịch HCl loãng dư (đun nóng). Số mol HCl đã tham gia phản ứng là:
A. 0,192.
B. 0,12.
C. 0,21.
D. 1,6.
Câu 40 : Đun m gam hợp chất hữu cơ mạch hở X (chứa C, H, O, MX < 250, chỉ chứa một loại nhóm chức) với 100 ml dung dịch KOH 2M đến phản ứng hoàn toàn. Trung hòa lượng KOH dư cần 40 ml dung dịch HCl 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7,36 gam hỗn hợp hai ancol Y, Z đơn chức và 18,34 gam hỗn hợp hai muối khan (trong đó có một muối của axit cacboxylic T). Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Axit T có chứa 2 liên kết đôi trong phân tử.
B. Trong phân tử X có 14 nguyên tử hiđro.
C. Số nguyên tử cacbon trong phân tử X gấp đôi số nguyên tử cacbon trong phân tử T.
D. Y và Z là đồng đẳng kế tiếp nhau.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
1.B | 2.C | 3.D | 4.B | 5.A | 6.D | 7.D | 8.A |
9.A | 10.C | 11.A | 12.B | 13.B | 14.A | 15.A | 16.A |
17.B | 18.C | 19.C | 20.B | 21.D | 22.A | 23.B | 24.B |
25.C | 26.B | 27.A | 28.C | 29.D | 30.D | 31.D | 32.C |
33.B | 34.B | 35.D | 36.B | 37.C | 38.D | 39.C | 40.C |
Câu 1
- Vinyl axetat là CH3COOCH=CH2 có CTPT là C4H6O2
- Etyl axetat là CH3COOC2H5 có CTPT là C4H8O2
- Propyl axetat là CH3COOCH2CH2CH3 có CTPT là C5H10O2
- Phenyl axetat là CH3COOC6H5 có CTPT là C8H8O2
Đáp án B
Câu 2
(I) không phải là peptit vì H2N-CH2-CH2-COOH α-amino axit.
(II) là tripeptit.
(III) là tetrapeptit.
Chú ý: Ta cần xem xét kĩ các amino axit tạo nên peptit đó có phải là α-aminaxit không.
Đáp án C
Câu 3
A loại xenlulozơ.
B và C loại tinh bột.
D thỏa mãn.
Đáp án D
Câu 4
B sai vì tinh bột và xenlulozơ không có tính chất của ancol đa chức, tác dụng với Cu(OH)2.
Đáp án B
Câu 5
Fructozơ không phản ứng được với dung dịch Br2.
Đáp án A
Câu 6
(a) Sai, vì thu được natri axetat và anđehit axetic.
(b) Đúng, từ tripeptit trở lên có phản ứng màu biure.
(c) Đúng.
(d) Đúng, vì gốc hiđrocacbon của triolein (C17H33COO)3C3H5 có chứa liên kết C=C.
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Đáp án D
Câu 7
Chất có phản ứng tráng gương là những chất có chứa nhóm -CHO hoặc chuyển hóa thành chất có chứa -CHO (trong MT kiềm).
Lưu ý: Gốc HCOO- có chứa nhóm -CHO nên có phản ứng tráng gương.
- Phương án A: HCOOH có phản ứng tráng gương
- Phương án B: Fructozo chuyển hóa thành Glucozo nên có phản ứng tráng gương
- Phương án C: CH3CHO có phản ứng tráng gương
- Phương án D: CH3COOH không có nhóm -CHO nên không tráng gương
Đáp án D
Câu 8
Glyxin có CTCT là H2N-CH2-COOH.
Đáp án A
Câu 9
CH3COOH là axit, không phải este.
Đáp án A
Câu 10
Hợp chất X có CTCT CH3CH2COOC2H5 nên X có tên là etyl propionat.
Đáp án C
Câu 11
Quỳ tím chuyển xanh: C2H5NH2
Quỳ tím không đổi màu: CH3CH(NH2)COOH
Quỳ tím chuyển đỏ: HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH và HCOOH
Đáp án A
Câu 12
A sai vì triolein là chất béo không no là chất lỏng ở điều kiện thường
B đúng
C sai vì xenlulozo không bị thủy phân trong môi trường kiềm
D sai vì tinh bột không có cấu trúc –CHO (hoặc chuyển hóa thành chất có –CHO) nên không có phản ứng tráng bạc
Đáp án B
Câu 13
Công thức của benzyl axetat là CH3COOCH2C6H5 → có CTPT là: C9H10O2
Đáp án B
Câu 14
Đáp án A: đúng
Đáp án B: loại vì có metyl axetat
Đáp án C: loại vì có ancol etylic
Đáp án D: loại vì có etyl axetat
Đáp án A
Câu 15
Các amin bậc 2 có cùng công thức phân tử C4H11N là
CH3NHCH2CH2CH3;
CH3NHCH(CH3)CH3;
CH3CH2NHCH2CH3.
Chú ý: Bậc của amin khác với bậc của ancol.
Đáp án A
Câu 16
Các α-aminaxit tạo nên đipeptit Y có thể là:
A: H2N-CH2-COOH;
B: CH3-CH2-CH(NH2)-COOH;
C: (CH3)2C(NH2)COOH;
D: CH3-CH(NH2)-COOH.
Các đồng phân đipeptit của Y (C6H12N3O2) là:
A-B; B-A; A-C; C-A và D-D.
Đáp án A
Câu 17
(a) 2CH3NH2 + HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH → CH3NH3OOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COONH3CH3
(b) C12H22O11 (sac) + H2O → C6H12O6 (glu) + C6H12O6 (fruc)
(c) (C17H33COO)3C3H5 + 3H2 \(\xrightarrow{Ni,{{t}^{o}}}\) (C17H35COO)3C3H5
(d) CH2=C(CH3)-COOCH3 + Br2 → CH2Br-CBr(CH3)-COOCH3
(e) HCOOCH3 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) NH4O-CO-OCH3 + 2Ag + 2NH4NO3
→ 5 thí nghiệm xảy ra phản ứng
Đáp án B
Câu 18
Phương pháp:
Tính độ bất bão hòa của X: k = (2C + 2 – H)/2
Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete ⟹ Z
Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z ⟹ X là este 2 chức
Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau ⟹ T
⟹ X; Y
Hướng dẫn giải:
Độ bất bão hòa của X: k = (2C + 2 – H)/2 = (6.2 + 2 – 8)/2 = 3
Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete ⟹ Z là CH3OH
Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z ⟹ X là este 2 chức
Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau ⟹ T là CH2=C(COOH)2
⟹ X là CH2=C(COOCH3)2; Y là CH2=C(COONa)2
A sai vì CH3OH không làm mất màu Br2
B sai vì X tác dụng với H2 theo tỉ lệ 1:1
C đúng
D sai vì Y có CTPT là C4H2O4Na2
Đáp án C
Câu 19
(a) sai vì glucozơ và saccarozơ là các chất rắn không màu chứ không phải là màu trắng.
(f) sai vì saccarozơ khi tác dụng với H2 không tạo ra sobitol, chỉ có glucozơ.
Đáp án C
Câu 20
Cho glixerol và etanal tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng thì chỉ có glixerol tạo dung dịch màu xanh làm còn etanal không có hiện tượng.
Đáp án B
Câu 21
Đáp án D
Câu 22
Bệnh nhân phải tiếp đường glucozơ (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch).
Đáp án A
Câu 23
Este có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là este có dạng HCOOR.
Mà X có CTPT C3H6O2 ⟹ CTCT của X là HCOOC2H5
Đáp án B
Câu 24
- Lysin có 2 nhóm amino (NH2) và 1 nhóm cacboxyl (COOH)
- Glyxin, Alanin, Valin đều có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl
Đáp án B
Câu 25
Các chất có CTPT C4H8O2 phản ứng được với NaOH là:
- Axit: CH3CH2CH2COOH, CH3CH(CH3)COOH
- Este: HCOOCH2CH2CH3, HCOOCH(CH3)CH3, CH3COOCH2CH3, CH3CH2COOCH3
Đáp án C
Câu 26
A đúng
B sai, H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2-COOH là tripeptit
C đúng
D đúng, vì:
Ở to thường:
+ Hòa tan Cu(OH)2/OH-: saccarozo, glucozo (nhóm 1)
+ Không hòa tan Cu(OH)2/OH-: etanol, fomanđehit (nhóm 2)
Ở to cao:
+ Kết tủa đỏ gạch: glucozo (nhóm 1) và fomanđehit (nhóm 2)
+ Không hiện tượng: saccarozo (nhóm 1) và etanol (nhóm 2)
Đáp án B
Câu 27
MVal-Gly-Ala = (117 + 75 + 89) – 18.2 = 245
MCH3COOC6H5 = 136
⟹ 245x + 136x = 38,1 ⟹ x = 0,1 mol
CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
Val–Gly–Ala + 3NaOH → muối natri của aminoaxit + H2O
Bảo toàn khối lượng ta có: m = mhh + mNaOH – mH2O
⟹ m = 38,1 + (0,1.2 + 0,1.3).40 – (0,1 + 0,1).18 = 54,5 gam
Đáp án A
Câu 28
Phương pháp:
Tính số mol của amino axit và NaOH
Ta thấy nX : nNaOH = 1 : 2 ⟹ amino axit có hai nhóm -COOH trong phân tử.
Tính phân tử khối của muối ⟹ CTCT của muối ⟹ CTCT của X
Hướng dẫn giải:
\({n_{amino{\kern 1pt} axit}} = 0,5.0,2 = 0,1;{n_{NaOH}} = 0,2mol.\)
Ta thấy nX : nNaOH = 1 : 2 ⟹ amino axit có hai nhóm -COOH trong phân tử.
Ta có: \(M\;muoi = \frac{{16,3}}{{0,1}} = 163\)
Suy ra CTCT của muối là H2N-CH-(COONa)2
Vậy CTCT của amino axit là H2N-CH-(COOH)2
Đáp án C
Câu 29
Phương pháp:
Hỗn hợp ban đầu có dạng RCOOC2H5
RCOOC2H5 + NaOH → RCOONa + C2H5OH
nC2H5OH = nNaOH = ?
BTKL ⟹ m muối = m hỗn hợp + mNaOH – mC2H5OH = ?
Hướng dẫn giải:
Hỗn hợp ban đầu có dạng RCOOC2H5
RCOOC2H5 + NaOH → RCOONa + C2H5OH
nC2H5OH = nNaOH = 0,2 mol
BTKL ⟹ m muối = m hỗn hợp + mNaOH – mC2H5OH = 19,1 + 0,2.40 – 0,2.46 = 17,9 gam
Đáp án D
Câu 30
Phương pháp:
- Tính theo \(PTHH:{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}\xrightarrow{menruou}2{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH+2C{{O}_{2}}\)
- Công thức tính hiệu suất: \(H%=\frac{{{n}_{C{{O}_{2}}(TT)}}}{{{n}_{C{{O}_{2}}(LT)}}}.100%\)
Hướng dẫn giải:
\({{n}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}}}=\frac{45}{180}=0,25(mol)\)
\(PTHH:{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}\xrightarrow{menruou}2{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH+2C{{O}_{2}}\)
Theo PTHH ⟹ \({{n}_{C{{O}_{2}}(LT)}}=2{{n}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}}}=0,5(mol)\)
Do H = 80% ⟹ \({{n}_{C{{O}_{2}}(TT)}}=0,5.\frac{80}{100}=0,4(mol)\)
⟹ V = 0,4.22,4 = 8,96 lít
Đáp án D
Câu 31
Phương pháp:
Coi dd X là hỗn hợp chứa {Glu; HCl} cho phản ứng với NaOH:
Glu + 2NaOH → Muối + 2H2O
HCl + NaOH → Muối + H2O
Nhận thấy NaOH dư và NaOH khi cô cạn nằm trong chất rắn.
Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có: mGlu + mHCl + mNaOH ban đầu = mchất rắn + mH2O
→ mchất rắn
Hướng dẫn giải:
nHCl = 0,3 mol; nNaOH ban đầu = 0,7 mol
Coi dd X là hỗn hợp chứa {Glu: 0,15 mol; HCl: 0,3 mol} cho phản ứng với 0,7 mol NaOH:
Glu + 2NaOH → Muối + 2H2O
0,15 → 0,3 → 0,3
HCl + NaOH → Muối + H2O
0,3 → 0,3 → 0,3
Nhận thấy NaOH dư và NaOH khi cô cạn nằm trong chất rắn. Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:
mGlu + mHCl + mNaOH ban đầu = mchất rắn + mH2O
→ 0,15.147 + 0,3.36,5 + 0,7.40 = mchất rắn + 18.(0,3 + 0,3)
→ mchất rắn = 50,2 gam
Đáp án D
Câu 32
Hướng dẫn giải:
\(\left( 1 \right)HCOOCH=C{{H}_{2}}\to \left\{ \begin{array}{*{35}{l}}
HCOOH\to 2\text{A}g \\
C{{H}_{3}}CHO\to 2\text{A}g \\
\end{array} \right.\)
⟹ chất (1) cho 4 mol Ag
\(\left( 2 \right)Sac \to Glu + F{\rm{r}}uc \to 4{\rm{A}}g\)
⟹ chất (2) cho 4 mol Ag
\(\left( 3 \right){\left( {C{H_2} = CHCOO} \right)_3}{C_3}{H_5} \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{C{H_2} = CHCOOH}\\{{C_3}{H_5}{{\left( {OH} \right)}_3}}\end{array}} \right.\) không tráng gương
\(\left( 4 \right)HCOOC{H_2}C{H_2} = C{H_2} \to \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{HCOOH \to 2{\rm{A}}g}\\{C{H_2} = CHC{H_2}OH}\end{array}} \right.\)
⟹ chất (4) cho 2 mol Ag
Đáp án C
Câu 33
Phương pháp:
Cùng điều kiện thì thể tích hơi của 2 khí bằng nhau chính là bằng tỉ lệ số mol.
Hướng dẫn giải:
\({n_{este}} = {n_{{O_2}}} = 0,05mol\)
\( \to {M_{este}} = \frac{{3,7}}{{0,05}} = 74\)
Vậy este trên có các đồng phân là HCOOC2H5, CH3COOCH3.
Đáp án B
Câu 34
Phương pháp:
Tính được nKOH
nancol = nKOH ⟹ M ancol ⟹ Ancol
naxit = nKOH ⟹ Maxit ⟹ Axit
⟹ X
Hướng dẫn giải:
mKOH = 25.11,2% = 2,8 (g) → nKOH = 0,05 (mol)
nancol = nKOH = 0,05 mol → Mancol = 1,6 : 0,05 = 32 → Ancol: CH3OH
nmuối = nKOH = 0,05 mol → Mmuối = 5,6 : 0,05 = 112 → Muối: C2H5COOK
⟹ X: C2H5COOCH3
Đáp án B
Câu 35
Khi đốt cacbohiđrat luôn có: nCO2 = nO2 = 0,42 mol
BTKL → mX = mCO2 + mH2O - mO2 = 0,42.44 + 7,38 - 0,42.32 = 12,42 gam
Đáp án D
Câu 36
PTHH:
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 .\(\xrightarrow{{{H}_{2}}S{{O}_{4}},{{t}^{0}}}\). [C6H7O2(ONO2)3]n + 3H2O
162n (kg) 297n (kg)
16,2 (kg) ← 29,7 (kg)
Do hiệu suất phản ứng đạt 90% nên lượng xenlulozo cần dùng là:
m Xenlulozo cần dùng = \(16,2.\frac{100}{90}\) = 18 (kg)
Đáp án B
Câu 37
(a) đúng, glucozo làm nhạt màu dung dịch brom, fructozo không làm nhạt màu.
(b) đúng.
(c) sai, vì tinh bột và xenlulozo không phải là đồng phân cấu tạo của nhau.
(d) sai, vì glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.
(e) sai vì khi cho Cu(OH)2 tác dụng với glucozơ và fructozơ ở nhiệt độ cao thì cho chất rắn màu đỏ gạch (Cu2O) chứ không phải dung dịch màu xanh lam.
(f) đúng.
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Đáp án C
Câu 38
Khí thoát ra khỏi bình nước vôi trong dư là N2 → nN2 = 0,84/22,4 = 0,0375 mol
Bảo toàn N → nN = 2nN2 = 0,075 mol
Quy đổi hỗn hợp M thành M' chứa CONH (0,075); CH2; H2O (0,03 mol)
Khối lượng bình nước vôi trong tăng là khối lượng của CO2 và H2O
→ 44.(a + 0,0375) + 18.(a + 0,075) = 13,23
→ a = 0,165
Vậy m = mCONH + mCH2 + mH2O = 0,075.43 + 14.0,165 + 0,03.18 = 6,075 gam gần nhất với 6,08 gam
Đáp án D
Câu 39
Phương pháp:
- Dựa vào dữ kiện khối lượng dung dịch giảm tính được mol CO2, H2O
- Đặt ẩn số mol 4 chất
+) Từ mol hỗn hợp → (1)
+) Bảo toàn C → (2)
+ Bảo toàn H → (3)
+ Bảo toàn O → (4)
Hướng dẫn giải:
Giả sử nCO2 = nH2O = a mol
Khi phản ứng với Ca(OH)2 dư thì nCaCO3 = nCO2 = a mol
mdd giảm = mCaCO3 - (mCO2 + mH2O) ⇔ 100a - (44a + 18a) = 36,48 ⇔ a = 0,96
Giả sử hỗn hợp X có:
nX = x + y + z + t = 0,2 (1)
Bảo toàn C → nCO2 = 6x + 12y + 2z + 5t = 0,96 (2)
Bảo toàn H → nH2O = 6x + 11y + 2,5z + 4,5t = 0,96 (3)
Bảo toàn O → 6x + 11y + 2z + 4t + 2.0,99 = 2.0,96 + 0,96 (4)
Giải hệ được x = 0,06; y = 0,02; z = 0,08; t = 0,04
Khối lượng của 0,2 mol X là: mX = 0,06.180 + 0,02.342 + 0,08.75 + 0,04.147 = 29,52 gam
Khi cho 0,2 mol X phản ứng với HCl thì: nHCl = nN (X) = z + t = 0,12 mol
Tỷ lệ: 29,52 gam X phản ứng với 0,12 mol HCl
→ 51,66 gam ………………… 0,21 mol
Đáp án C
Câu 40
Hướng dẫn giải:
Vì phản ứng tạo 2 muối là muối hữu cơ và KCl; mặt khác tạo 2 ancol
⟹ X là este tạo bởi axit hai chức, 2 ancol đơn chức
Ta có: nKOH dư = nKCl = nHCl = 0,04 mol
nR(COOK)2 = ½ nKOH pứ = ½ (0,2 – 0,04) = 0,08 mol
Muối chứa: R(COOK)2 (0,08 mol) và KCl (0,04 mol)
⟹ 18,34 = 0,08.(R + 166) + 0,04.74,5
⟹ R = 26 (-CH=CH-)
Bảo toàn khối lượng: mX = mC2H2(COOK)2 + mancol - mKOH pứ X = 13,76g
Mà nX = nmuối của T = 0,08 mol
⟹ MX = 13,76 / 0,08 = 172
X có dạng: R1OOC-CH=CH-COOR2
⟹ R1 + R2 = 58 (C4H10)
⟹ R1 = 15 (CH3-) và R2 (C3H7-) thỏa mãn
Vậy X: CH3OOC-CH=CH-COOC3H7
T: HOOC-CH=CH-COOH
A sai vì axit T có 3 liên kết π
B sai vì X có 12 nguyên tử H
C đúng, X có 8C còn T có 4C
D sai vì 2 ancol thu được không phải kế tiếp
Đáp án C
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ
Đề thi thử THPTQG
Bài 43. Các vùng kinh tế trọng điểm
Unit 12. Water Sports
Đề thi học kì 2 của các trường có lời giải – Mới nhất