Đề bài
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
"Phan nói:
- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?
Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:
- Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”
(Theo Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)
Câu 1. (0,5 điểm)
Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (0,5 điểm)
Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Câu 3. (0,5 điểm)
Từ "tiên nhân" trong đoạn văn trên chỉ những ai?
Câu 4. (0,5 điểm)
Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau:
" - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày."
Câu 5. (1,0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết).
Em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đó.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau để thấy được dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà.
Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
(Trích Bếp lửa - Bằng Việt - Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)
Lời giải chi tiết
Phần 1
Câu 1.
Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? |
Phương pháp: căn cứ bài Chuyện người con gái Nam Xương
Cách giải:
Đoạn văn trên trích từ văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”. Tác giả: Nguyễn Dữ.
Câu 2.
Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào? |
Phương pháp: căn cứ bài Chuyện người con gái Nam Xương
Cách giải:
Cuộc đối thoại diễn ra trong hoàn cảnh:
- Vũ Nương sau khi trẫm mình ở bến Hoàng Giang được Linh Phi cứu.
- Phan Lang cũng được Linh Phi cứu.
- Trong buổi tiệc dưới thủy cung, Vũ Nương gặp Phan Lang.
Câu 3.
Từ "tiên nhân" trong đoạn văn trên chỉ những ai? |
Phương pháp: căn cứ bài Chuyện người con gái Nam Xương
Cách giải:
Từ “tiên nhân” trong đoạn văn chỉ cha ông, tổ tiên của Vũ Nương, và chỉ cả Trương Sinh.
Câu 4.
Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau: " - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày." |
Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Cách giải:
- Phép nối: từ “vả chăng” nối câu 1 và câu 2.
- Phép thế: từ “ấy” trong câu 3 thay thế cho “ngựa Hồ gầm gió Bắc, chim Việt đậu cành nam”câu 2
Câu 5.
Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên. |
Phương pháp: căn cứ bài Chuyện người con gái Nam Xương, đoạn trích
Cách giải:
Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích. Gợi ý:
- Giới thiệu Vũ Nương: người con gái công dung ngôn hạnh nhưng không may bị chồng nghi oan phải trẫm mình ở bến Hoàng Giang để chứng minh sự trong sạch của mình.
- Vũ Nương là một người sống tình nghĩa: ứa nước mắt khóc, phải tìm về quê nhà, đồng thời cũng là người trọng danh dự, nhân phẩm. Quyết tâm trở về cũng là để minh oan, lấy lại sự trong sạch cho chính mình.
Phần II
Câu 1
Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết). Em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đó. |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1.Giới thiệu vấn đề: sức mạnh của tinh thần đoàn kết
2.Giải thích vấn đề
- Đoàn kết là kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung.
=> Đoàn kết tạo ra sức mạnh to lớn.
3.Phân tích, bàn luận vấn đề
- Sức mạnh của đoàn kết:
+ Khi mọi người đoàn kết lại nghĩa là sẽ tập hợp được những điểm tốt của tất cả các cá nhân. Như vậy, vấn đề có thể sẽ được giải quyết hiệu quả nhất.
+ Khi một tập thể đoàn kết, mỗi cá nhân sẽ học được cách làm việc chung với nhau và học được bài học có trách nhiệm với tập thể.
+ Đoàn kết không chỉ tạo ra sức mạnh to lớn để đi đến thành công mà còn là cơ hội để mỗi cá nhân hoàn thiện bản thân.
- Dẫn chứng:
+ Trong lịch sử dựng nước và giữ nước thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, nhờ sự đoàn kết mà nhân dân ta chiến thắng các thế lực lớn như quân Mông Nguyên,…
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc chính là cuộc chiến tranh nhân dân. Cả nước cùng nhau tham gia chiến đấu, sản xuất…
- Đoàn kết cần thiết với mọi quốc gia, dân tộc, mọi thời đại.
- Trong thời đại hòa bình, đoàn kết là cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh, cùng nhau nắm tay vượt qua những thử thách. Dẫn chứng: thời kì Covid-19, cả dân tộc cùng nhau chống dịch, chia sẻ khó khăn với những hoàn cảnh đặc biệt bằng việc xây dựng những hoạt động tình nguyện, cây “ATM gạo”,…
- Phê phán những kẻ gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ.
4. Liên hệ bản thân và Tổng kết
Câu 2
Phân tích đoạn thơ sau để thấy được dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà. Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà? Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế. Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế! Mẹ cùng cha công tác bận không về, Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe, Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà, Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? (Trích Bếp lửa - Bằng Việt - Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017) |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu chung về tác giả tác phẩm và đoạn trích
2. Phân tích cảm nhận
Kí ức thứ hai: chuỗi kỉ niệm về 8 năm ròng kháng chiến sống cùng bà:
– Kỉ niệm tuổi thơ là tám năm ròng cháu cùng bà nhóm ngọn lửa của sự sống và tình yêu.
– Từ ngọn lửa ấy, trong lòng tác giả sống dậy một hồi ức khắc khoải, hồi ức về tiếng chim tu hú. Bốn lần tiếng chim tu hú điệp lại gợi những âm sắc khác nhau:
+ Tiếng chim tu hú trên cánh đồn như giục lúa chin.
+ Tiếng chim tu hú tha thiết như giục giã, khắc khoải khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong, tiếng chim tu hú gợi cháu nhớ đến những câu chuyện của bà.
=>Tiếng tu hú như lời đồng vọng của đất trời trở thành điệp khúc chủ âm của hoài niệm.
– Trong khói bếp chập chờn, trong khắc khoải tiếng chim tu hú, hình ảnh bà hiện ra như một bà tiên:
“Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”
Kháng chiến gian lao, chỉ có hai bà cháu côi cút, nương tựa vào nhau bởi mẹ cùng cha bận công tác ngoài chiến trường. Nhưng đối với cháu, đó vẫn là một quãng thời gian ngập tràn hạnh phúc bởi cháu vẫn được sống trong tình yêu thương trọn vẹn, trong sự cưu mang, bảo ban, chăm sóc của bà. Bằng một loạt những động từ: “kể”, “bảo”, “dạy”, “chăm” người đọc cảm nhận được công lao của bà đối với cháu. Bà đã thay cha mẹ chăm sóc, yêu thương cháu, thay thầy dạy dỗ, bảo ban cháu. Bà luôn ở bên cạnh cháu, nuôi dậy cháu nên người. Bà là kết tinh của “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”.
– Chỉ một khổ thơ với 11 dòng mà hai từ “bà” – “cháu” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi lên hình ảnh bà cháu sóng đôi, quấn quýt, găn bó không rời.
=> Ký ức đẹp nhất trong tuổi thơ của cháu là hình ảnh bà và bếp lửa. Bà là người giữ lửa cho cuộc đời ấm áp. Với Bằng Việt, bà đã trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam lặng thầm mà cao cả.
3. Tổng kết vấn đề
Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Đề thi vào 10 môn Toán Quảng Trị
Đề thi vào 10 môn Anh Hải Dương
SOẠN VĂN 9 TẬP 1
Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản