Đề bài
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Hồ Chí Minh xứng đáng được gọi là huyền thoại với 5 trục dọc, 21 trục ngang tạo nên “bát quái trận đồ” hùng vĩ trên trùng điệp vạn lý Trường Sơn. Đường Trường Sơn là một chiến công chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Đường Trường Sơn là con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng... (Lê Duẩn). Chiến tranh
đã lùi xa nhưng dấu tích bị tráng của dân tộc trong những năm tháng Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Tố Hữu) vẫn không phôi phai. Trong ký ức dân tộc, đường Hồ Chí Minh chưa bao giờ bị mờ nhạt bởi những giá trị lịch sử, văn hoá đặc biệt có từ quá khứ và sự tiếp nối tốt đẹp hiện nay gắn với công cuộc dựng xây đất nước và bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Cùng với đường Trường Sơn trải dọc ngang trên mặt đất như một công trình vĩ đại còn có một đường Trường Sơn khác hiện lên hùng tráng trong văn thơ một thời. Tôi muốn gọi đó là đường Trường Sơn “đặc biệt” do một “binh chủng đặc biệt” làm nên. Họ là các nhà văn, nhà thơ của thời chống Mỹ oanh liệt.
Còn nhớ, trong thi phẩm Nước non ngàn dặm, sáng tác năm 1973, nhà thơ Tố Hữu viết: Trường Sơn, đông nắng, tây mưa/ Ai chưa đến đó như chưa rõ mình. Trường Sơn thời đánh Mỹ được coi như biểu tượng của lòng yêu nước cao cả, là nơi hội tụ chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đó cũng là nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tạo văn học dạt dào bởi hiện thực chiến tranh bộn bề cháy bỏng, gắn liền với ý thức công dân - chiến sĩ luôn được nêu cao.”
(Trích Có một đường Trường Sơn “đặc biệt”, Nguyễn Hữu Quý, Báo Văn nghệ, số 22 ngày 28-5-2022, tr.16)
Câu 1 (0,5 điểm) Theo đoạn trích, trong ký ức dân tộc, đường Hồ Chí Minh chưa bao giờ bị mờ nhạt bởi những yếu tố nào?
Câu 2 (0,5 điểm) Em hiểu như thế nào là đường Trường Sơn “đặc biệt” do một “binh chủng đặc biệt” làm nên?
Câu 3 (1,0 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn: Đường Trường Sơn là con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng.
Câu 4 (1,0 điểm) Những bài học cuộc sống mà đoạn trích gợi ra cho em là gì?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu đất nước trong cuộc sống.
Câu 2. Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe được thể hiện trong đoạn thơ sau:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đẳng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái.
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.131)
Lời giải chi tiết
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1:
Theo đoạn trích, trong ký ức dân tộc, đường Hồ Chí Minh chưa bao giờ bị mờ nhạt bởi những yếu tố nào? |
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý.
Cách giải:
Kí ức dân tộc không bị mờ nhạt bởi những giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt có từ quá khứ và sự tiếp nối tốt đẹp hiện này gắn với công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thân yêu.
Câu 2:
Em hiểu như thế nào là đường Trường Sơn “đặc biệt” do một “binh chủng đặc biệt” làm nên? |
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý.
Cách giải:
Đường Trường Sơn đặc biệt do một binh chủng đặc biệt làm nên hiểu là: con đường đó không phải làm từ đất, đá mà được tạo nên bởi các nhà thơ, nhà văn thời kì chống Mĩ.
Câu 3:
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn: Đường Trường Sơn là con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng. |
Phương pháp: Căn cứ bài liệt kê, phân tích.
Cách giải:
Biện pháp liệt kê: ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng.
Tác dụng: nhấn mạnh phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn.
Câu 4:
Những bài học cuộc sống mà đoạn trích gợi ra cho em là gì? |
Phương pháp: Phân tích.
Cách giải:
HS tự rút ra bài học cuộc sống cho mình sao cho phù hợp.
Gợi:
- Bài học về tình yêu nước, không ngừng nỗ lực, phấn đấu để xây dựng đất nước.
- Bài học cuộc sống về lòng biết ơn thế hệ trước.
-…
II. LÀM VĂN:
Câu 1:
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu đất nước trong cuộc sống. |
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn đảm bảo khoảng 200 chữ.
* Yêu cầu về nội dung:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sức mạnh của tình yêu đất nước trong cuộc sống.
- Giải thích: Tình yêu đất nước là tình cảm trân trọng, biết ơn quê hương đất nước.
- Sức mạnh của tình yêu nước đối với đời sống con người.
+ Tình yêu nước tạo ra sự bất khuất, dũng cảm của con người.
+ Tình yêu nước tạo ra sự đoàn kết giữa những con người trong một dân tộc.
+ Tình yêu nước tạo ra những sức mạnh phi thường.
+ Tình yêu nước tạo động lực để con người cố gắng phát triển bản thân, đóng góp lợi ích cho quốc gia, cho dân tộc.
…….
- Liên hệ bản thân, mở rộng:
+ Phê phán những người không trân trọng tình yêu nước, có tư tưởng lệch lạc.
+ Tích cực học tập, rèn luyện để bồi đắp thêm tình yêu nước.
Câu 2:
Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe được thể hiện trong đoạn thơ sau: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đẳng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.131) |
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật, tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Khái quát nội dung đoạn trích: Hình ảnh tiểu đội xe không kính và vẻ đẹp của những người lính lái xe.
2. Thân bài
2.1 Hình ảnh tiểu đội xe không kính:
- Được giới thiệu rất độc đáo: “Không có kính không phải vì xe không có kính”:
+ Là lời giải thích của người lính về chiếc xe không kính.
+ Chứa đựng tâm trạng xót tiết, xuýt xoa, lại có chút phân bua, thanh minh. Tâm trạng này dễ hiểu vì với người lính lái xe chiếc xe là niềm tự hào, là phương tiện để góp sức cho chiến tuyến, góp phần làm nên chiến thắng chung.
- Miêu tả chân thực và sinh động: Không kính
-> Gợi: Sự khốc liệt của chiến trường; sự gian khổ khi lái xe; sự gan góc, kiên cường của người lính lái xe.
- Giúp người lính lái xe phát hiện ra chất thơ giữa đời thường:
+ Giúp người lính chan hòa với thiên nhiên.
+ Giúp họ nối kết tình đồng đội.
+ Tìm được những phút giây vui vẻ, hồn nhiên nhất.
=> Là một hình ảnh rất thực, không hiếm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Là hình ảnh đặc sắc, độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Mĩ nói chung. Nó vừa là biểu tượng cho sự tàn phá của chiến tranh, lại vừa là hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ ngay trong cuộc chiến ác liệt.
2.2. Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn:
* Được khắc họa trên nền của cuộc chiến tranh ác liệt:
- “Bom giật, bom rung”, “bom rơi”
- Những chiếc xe không kính:
+ Gợi vùng đất chìm trong khói lửa chiến tranh, mưa bom, bão đạn không một chút bình yên.
+ Gợi những hiểm nguy, mất mát, hy sinh của cuộc đời người lính.
* Vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn:
- Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:
+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.
+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.
- Tâm hồn lãng mạn: Cảm nhận thiên nhiên như một người bạn nồng hậu, phóng khoáng: sao trời, cánh chim.
3. Kết bài: Tổng kết vấn đề.
Đề thi vào 10 môn Toán Tây Ninh
Đề thi vào 10 môn Văn Đồng Nai
PHẦN ĐẠI SỐ - VỞ BÀI TẬP TOÁN 9 TẬP 1
Đề thi vào 10 môn Văn Đồng Tháp
Bài 13