Đề bài
Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:
Tự học cách giải quyết những việc nhỏ trong gia đình có rất nhiều lợi ích, đầu tiên là có thể đảm bảo cho việc khi bố mẹ đều không ở nhà thì mình vẫn có thể chăm sóc tốt cho bản thân. Ngoài ra, bạn còn có thể cảm nhận được cảm giác sung sướng khi tự lập. Nếu việc gì cũng không làm thử thì bạn sẽ trở nên ngày càng dựa dẫm vào người khác, khi không có người khác giúp đỡ thì bạn không làm được việc gì cả, như vậy sau này khi ra xã hội làm việc cũng rất khó thành công. Vì vậy khi ở nhà cần phải tạo lập thói quen sống tốt cho bản thân, tự làm những việc của mình, điều này không chỉ là điều tất yếu mà cũng là một trong những phẩm chất cá nhân cơ bản nhất.
(Thói quen tốt theo tôi trọn đời, Haohaizi Chengzhang Riji, NXB Thanh niên, 2021, tr.57-58)
Thực hiện các yêu cầu sau:
a. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
b. (0,5 điểm) Theo đoạn trích, tự học cách giải quyết những việc nhỏ trong gia đình có lợi ích đầu tiên là gì?
c. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả: Nếu việc gì cũng không làm thử thì sẽ trở nên ngày càng dựa dẫm vào người khác, khi không có người khác giúp đỡ thì bạn không làm được việc gì cả, như vậy sau này khi ra xã hội làm việc cũng rất khó thành công?
d. (1,0 điểm) Từ đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Lí giải ngắn gọn.
Câu 2. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (có độ dài khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về lí do một số người trong giới trẻ hiện nay chưa có thói quen tự lập.
Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đậu con
Xa nuôi chí lớn
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chế thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.72-73)
Lời giải chi tiết
Câu 1:
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. |
Phương pháp: Căn cứ bài các phương thức biểu đạt đã học.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
b. Theo đoạn trích, tự học cách giải quyết những việc nhỏ trong gia đình có lợi ích đầu tiên là gì? |
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý.
Cách giải:
Lợi ích đầu tiên là có thể đảm bảo cho việc khi bố mẹ đều không ở nhà thi mình vẫn có thể chăm sóc tốt cho bản thân.
c. Em hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả: Nếu việc gì cũng không làm thử thì sẽ trở nên ngày càng dựa dẫm vào người khác, khi không có người khác giúp đỡ thì bạn không làm được việc gì cả, như vậy sau này khi ra xã hội làm việc cũng rất khó thành công? |
Phương pháp: Căn cứ đọc hiểu, phân tích
Cách giải:
Câu nói có thể hiểu: sống quá dựa dẫm vào người khác thì sau này ra ngoài cuộc sống chúng ta sẽ không làm được gì và tất yếu sẽ dẫn đến thất bại. Bởi vậy, mỗi người cần phải sống độc lập, tự chủ.
d. Từ đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Lí giải ngắn gọn. |
Phương pháp: Phân tích.
Cách giải:
Gợi ý: Chúng ta cần phải sống tự lập.
Câu 2:
Viết một đoạn văn (có độ dài khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về lí do một số người trong giới trẻ hiện nay chưa có thói quen tự lập. |
Phương pháp: Phân tích, giải thích, tổng hợp.
Cách giải:
a. Yêu cầu về hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng 15 dòng.
b. Yêu cầu về nội dung:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lý do một số người trong giới trẻ hiện nay chưa có thói quen tự lập
- Giải thích: Tự lập là việc tự mình hoàn thành các công việc của bản thân mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của những người khác.
-> Ngày nay một số người trong giới trẻ chưa có thói quen tự lập.
- Lý do:
+ Do được gia đình bao bọc từ nhỏ nên khi lớn lên không học được cách tự lập.
+ Do bản thân có tính ỷ lại vào người khác.
+ Do bản thân yêu đuối, sợ vấp ngã, sợ khó khăn.
+ Do xã hội phát triển đi đôi với sự phát triển của các tiện ích khiến con người ngày càng phụ thuộc vào những tiện ích hiện đại mang lại.
+ Do chính bản thân những người trẻ chưa ý thức được giá trị của việc tự lập.
…………………
- Mở rộng liên hệ:
+ Ngay từ nhỏ, các bậc phụ huynh cần chú ý đến việc dạy trẻ cách sống tự lập.
+ Cần phân biệt giữa sống tự lập và sống biệt lập.
Câu 3:
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đậu con Xa nuôi chí lớn Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chế thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. (Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.72-73) |
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
1. Mở bài: Giới thiệu chung
2. Thân bài
- Những phẩm chất cao quý của người đồng mình:
“Người đồng mình…
… chí lớn”
+ Dòng thơ đầu được lặp lại: “người đồng mình” là cách gọi thể hiện sự gần gũi, thân thương như trong một gia đình. “Thương lắm” – bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống nhiều vất vả, gian khó của họ.
+ Từ ngữ giàu sức gợi: “cao” “xa” vừa gợi h/a miền núi cao vừa gợi điều kiện sống khó khăn, vất vả.
“Nỗi buồn” “chí lớn” thể hiện bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người đồng mình.
è Lời thơ lẩn quất một nỗi buồn xen lẫn niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người miền núi.
- Tác giả khái quát lên vẻ đẹp truyền thống của người miền cao:
“Người đồng mình…
… làm phong tục”
+ Hình ảnh “người đồng mình”: vóc dáng, hình hài nhỏ bé, “thô sơ da thịt”, họ chỉ có đôi bàn tay lao động cần cù nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé, yếu hèn. Họ dám đương đầu với gian lao, vất vả, họ lớn lao về ý chí, cao cả về tinh hồn.
+ Công lao vĩ đại của người đồng mình: “đục đá kê cao quê hương” – xây dựng quê hương, tạo nên ruộng đồng, dựng lên nhà cửa, bản làng, làm nên giá trị vật chất, tinh thần cho quê hương. “Làm phong tục” – tạo nên bao nền nếp, phong tục đẹp, làm nên bản sắc riêng của cộng đồng.
è Lời thơ tràn đầy niềm tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình. Nhắn ngủ con phải biết kế thừa, phát huy những truyền thống đó.
- Từ đó, người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình:
“Dẫu làm sao…
… không lo cực nhọc”
+ Điệp từ “sống” khởi đầu 3 dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con.
+ Ẩn dụ “đá” “thung” chỉ không gian sống của người niềm cao, gợi lên những nhọc nhằn, gian khó, đói nghèo. Người cha mong con “không chê” tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương mình.
+ So sánh “như sông” “như suối”: lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời.
+ Đối “lên thác xuống ghềnh”: cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảm đối mặt, không ngại ngần.
è Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.
- Để rồi, bài thơ khép lại bằng lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc của người cha:
“Con ơi…
… nghe con”
+ Hình ảnh “thô sơ da thịt” được nhắc lại để nhấn mạnh những khó khăn, thử thách mà con có thể gặp trên đường đời, bởi con còn non nớt, con chưa đủ hành trang mà đời thì gập ghềnh, gian khó.
+ Dẫu vậy, “không bao giờ nhỏ bé được” mà phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn ngủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con.
3. Kết bài
- Nội dung:
+ Thể hiện tình cảm sâu nặng mà người cha dành cho con. Cha chăm nom con từng bước đi, nâng niu con từng tiếng cười, giọng nói và dạy dỗ con biết vững bước trên đường đời, biết sống sao cho xứng đáng với gia đình, quê hương.
+ Bộc lộ tình yêu quê hương xứ sở và niềm tự hào về người dồng mình của tác giả.
- Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức gợi, in đậm lối tư duy trong sáng, hồn nhiên, sinh động của người miền núi. Giọng điệu khi ân cần, tha thiết; khi mạnh mẽ, nghiêm khắc.
Câu hỏi tự luyện Tiếng Anh lớp 9 cũ
Bài 27
Đề thi vào 10 môn Toán Bắc Ninh
Bài 39. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (tiếp theo)
Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả