Đề bài
I. TIẾNG VIỆT (2 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Các câu sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
- Nói có sách, mách có chứng.
- Ăn ngay nói thật.
- Nói phải củ cải cũng nghe.
A. Phương châm về lượng. C. Phương châm về chất.
B. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức.
Câu 2. Những từ tà tà, thơ thần, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ được gọi là gì?
A. Từ đơn B. Từ ghép. C. Tình thái từ. D. Từ láy.
Câu 3. Trong những câu sau, câu nào sử dụng thành ngữ?
A. Đầu lòng hai ả Tố Nga/ Thúy Kiều là chị em là Thủy Vân.
B. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà/ Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.
C. Bên trời góc bể bơ vơ/ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
D. Kiến bỏ miệng chén chưa lâu/ Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.
Câu 4. Từ trà nào trong những trường hợp sau đây dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ?
A. Bố đang pha trả. B. Trà hà thủ ô. C. Hết tuần trà. D. Ấm trà ngon.
Câu 5. Trong các câu sau, câu nào chứa thành phần khởi ngữ?
A. Tôi cũng giàu rồi. C. Giàu, tôi cũng giàu rồi.
B. Lâm học giỏi môn Toán. D. Em là học sinh tiên tiến.
Câu 6. Trong các câu sau đây, câu nào không chứa thành phần tình thái?
A. Nhiều mây đấy, có lẽ trời sắp mưa.
B. Trời ơi, chỉ còn năm phút.
C. Đêm khuya, chó sủa nhiều chắc là có trộm.
D. Hình như thu đã về.
Câu 7. Câu thơ sau, nhà thơ Thanh Hải đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
A. Liệt kê. B. Hoán dụ. C. Điệp từ. D. So sánh.
Câu 8. Trong đoạn văn sau đây, tác giả dùng các phép liên kết nào?
Một hôm tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hẳn làm nghề ăn trộm...(Lão Hạc - Nam Cao)
A. Phép lặp, phép thế. B. Phép nối, phép lặp.
C. Phép thế, phép đồng nghĩa. D. Phép liên tưởng, phép nối.
II. ĐỌC HIỂU (2.0 điểm) Đọc văn bản sau:
(1) Đến bây giờ, khi đã ngồi bao nhiêu giờ chờ các chuyến bay, đã ngủ lê lết nhiều đêm trong các phi trường để hôm sau quả cảnh, tôi mới nhận ra rằng mình đã khác xưa. Lúc trước chỉ mơ về cảm giác được ngôi trong máy bay, giờ mới thấy rằng khoảnh khắc dứng nơi đất bằng nhìn chiếc máy bay lướt trên nền trời cũng thật tuyệt diệu. Lúc trước mơ về những vùng đất mới, những con người mới, bây giờ mừng rỡ giữa nơi xa lạ bắt gặp giọng Việt thân thương. Trước mơ về những chuyến đi, giờ còn mong cả những chuyến về. Bởi sau những giờ bay dài dằng dặc, tôi mới nghiệm ra rằng hạnh phúc của mình không chỉ nằm ở lúc ngồi trên những chuyến bay, nhìn mây trắng như bông ngoài cửa sổ, háo hức trước một vùng đất mới, những con người mới, một văn hóa mới.
(2) Hạnh phúc của tôi còn ở lúc quay về, thảnh thơi ngắm dòng Cửu Long đục màu phù sa uốn lượn trên bạt ngàn ruộng lúa xanh non, ngó dải rừng Cát Tiên trải một màu xanh thẫm, nhìn những mái nhà lỗ nhô phía dưới, thấy có đâu đó nơi gọi là nhà mình. Hạnh phúc của tôi còn là lúc ngồi trên chuyến bay trở về, nghe người ngồi ghế kế bên thì thào giọng miền Tây: “Đi đâu về rồi cũng thấy nước Việt mình thật đẹp".
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2018, tr.143-144)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm) Trong đoạn (1), sau khi ngồi bao nhiêu giờ chờ các chuyến bay, nhân vật tôi nhận ra rằng mình đã khác xưa như thế nào?
Câu 2 (0,75 điểm) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn văn (2).
Câu 3 (0,75 điểm) Bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra sau khi đọc văn bản là gì? Vì sao?
III. LÀM VĂN
Câu 1 (1,5 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết phải gắn bó với quê hương xứ sở.
Câu 2 (4,5 điểm) Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích Làng (SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trích truyện ngắn Làng) của nhà văn Kim Lân.
Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM
1 - C | 2 - D | 3 - D | 4 - B | 5 - C | 6 - B | 7 - D | 8 - A |
Câu 1:
Các câu sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp? - Nói có sách, mách có chứng. - Ăn ngay nói thật. - Nói phải củ cải cũng nghe. A. Phương châm về lượng. C. Phương châm về chất. B. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức. |
Phương pháp: Căn cứ bài các phương châm hội thoại.
Cách giải:
Các câu phù hợp với phương châm về chất.
Chọn C.
Câu 2:
Những từ tà tà, thơ thần, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ được gọi là gì? A. Từ đơn B. Từ ghép. C. Tình thái từ. D. Từ láy. |
Phương pháp: Căn cứ bài Từ láy.
Cách giải:
Các từ tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ là từ láy.
Chọn D.
Câu 3:
Trong những câu sau, câu nào sử dụng thành ngữ? A. Đầu lòng hai ả Tố Nga/ Thúy Kiều là chị em là Thủy Vân. B. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà/ Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng. C. Bên trời góc bể bơ vơ/ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. D. Kiến bỏ miệng chén chưa lâu/ Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa. |
Phương pháp: Căn cứ bài thành ngữ.
Cách giải:
Câu sử dụng thành ngữ là: Kiến bò miệng chén chưa lâu/ Mưa sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.
Chọn D.
Câu 4:
Từ trà nào trong những trường hợp sau đây dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ? A. Bố đang pha trả. B. Trà hà thủ ô. C. Hết tuần trà. D. Ấm |
Phương pháp: Căn cứ bài ẩn dụ.
Cách giải:
Ẩn dụ là: trà hà thủ ô.
Chọn B.
Câu 5:
Trong các câu sau, câu nào chứa thành phần khởi ngữ? A. Tôi cũng giàu rồi. C. Giàu, tôi cũng giàu rồi. B. Lâm học giỏi môn Toán. D. Em là học sinh tiên tiến. |
Phương pháp: Căn cứ bài khởi ngữ.
Cách giải:
Câu có khởi ngữ là: Giàu, tôi cũng giàu rồi.
Chọn C.
Câu 6:
Trong các câu sau đây, câu nào không chứa thành phần tình thái? A. Nhiều mây đấy, có lẽ trời sắp mưa. B. Trời ơi, chỉ còn năm phút. C. Đêm khuya, chó sủa nhiều chắc là có trộm. D. Hình như thu đã về. |
Phương pháp: Căn cứ bài các thành phần biệt lập.
Cách giải:
Trời ơi => thành phần cảm thán.
Chọn B.
Câu 7:
Câu thơ sau, nhà thơ Thanh Hải đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. A. Liệt kê. B. Hoán dụ. C. Điệp từ. D. So sánh. |
Phương pháp: Căn cứ bài so sánh.
Cách giải:
Biện pháp so sánh: Đất nước ví như “vì sao”
Chọn D.
Câu 8:
Trong đoạn văn sau đây, tác giả dùng các phép liên kết nào? Một hôm tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hẳn làm nghề ăn trộm...(Lão Hạc - Nam Cao) A. Phép lặp, phép thế. B. Phép nối, phép lặp. C. Phép thế, phép đồng nghĩa. D. Phép liên tưởng, phép nối. |
Phương pháp: Căn cứ bài các phép liên kết câu.
Cách giải:
Phép liên kết gồm:
- Phép lặp: Binh Tư.
- Phép thế: Binh Tư - Hắn.
Chọn A.
II. ĐỌC HIỂU:
Câu 1:
Trong đoạn (1), sau khi ngồi bao nhiêu giờ chờ các chuyến bay, nhân vật tôi nhận ra rằng mình đã khác xưa như thế nào? |
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý.
Cách giải:
Trong đoạn (1), sau khi ngồi bao nhiêu giờ chờ các chuyến bay nhân vật tôi nhận ra mình đã khác xưa:
- Lúc trước mơ về cảm giác được ngồi trong máy bay, giờ thấy khoảnh khắc đứng dưới đất nhìn máy bay lướt trên trời cũng rất tuyệt diệu.
- Lúc trước mơ về những vùng đất mới, những con người mới bây giờ mừng rỡ giữa nơi xa lạ khi bắt gặp giọng nói Việt Nam thân thương.
- Lúc trước mơ về những chuyến đi giờ mong cả những chuyến về.
Câu 2:
Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn văn (2). |
Phương pháp: Căn cứ bài điệp ngữ, phân tích.
Cách giải:
- Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc (Hạnh phúc của tôi còn là…)
- Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình gợi cảm. Tăng khả năng diễn đạt cho đoạn văn.
+ Nhấn mạnh quan niệm về hạnh phúc của tác giả, đó là hạnh phúc khi được trở về nơi mình sinh ra, lớn lên, nơi ấy chính là quê hương.
Câu 3:
Bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra sau khi đọc văn bản là gì? Vì sao? |
Phương pháp: Phân tích.
Cách giải:
Học sinh tự đưa ra bài học bản thân cảm thấy ý nghĩa nhất và đưa ra lí giải phù hợp.
Gợi ý:
- Bài học về trân quý những vẻ đẹp bình dị, đời thường.
- Bài học về tình yêu quê hương, đất nước.
-….
III. LÀM VĂN:
Câu 1:
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết phải gắn bó với quê hương xứ sở. |
Phương pháp: Phân tích, giải thích, tổng hợp.
Cách giải:
a. Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng 15 câu.
b. Yêu cầu về nội dung:
1. Giới thiệu chung: Sự cần thiết phải gắn bó với quê hương xứ sở.
2. Bàn luận
- Giải thích: quê hương xứ sở là nơi con người sinh ra và lớn lên.
- Sự cần thiết phải gắn bó với quê hương xứ sở:
+ Khi gắn bó với quê hương đất nước bản thân mỗi con người sẽ càng thêm yêu cội nguồn từ đó biết trân trọng và yêu thương đất nước mình.
+ Gắn bó với quê hương đất nước tạo ra động lực để con người nỗ lực cống hiến, xây dựng đất nước. Trong quá trình cố gắng ấy, con người tích lũy được nhiều kiến thức để hoàn thiện bản thân hơn.
+ Gắn bó với quê hương đất nước giúp con người cảm nhận được hạnh phúc đến từ những điều giản dị xung quanh mình. Từ đó thêm yêu cuộc sống, cuộc sống cũng vì thế mà trở nên có ý nghĩa hơn.
+ …
- Bàn luận, mở rộng:
+ Phê phán những người có tư tưởng xa rời quê hương nguồn cội.
+ Gắn bó với quê hương xứ sở nhưng vẫn luôn tiếp thu, học hỏi sự phát triển của nhân loại.
Câu 2:
Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích Làng (SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trích truyện ngắn Làng) của nhà văn Kim Lân. |
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả Kim Lân, tác phẩm Làng.
- Giới thiệu nhân vật ông Hai.
2. Thân bài
2.1 Ông Hai là người nông dân có tình cảm gắn bó sâu nặng với làng quê:
Ông tha thiết yêu làng Chợ Dầu và rất tự hào về làng mình.
- Khoe làng:
+ Trước cách mạng: Ông khoe con đường làng đi chẳng lấm chân, khoe cái sinh phần của một vị quan lớn trong làng.
+ Sau cách mạng: Ông khoe về một àng Chợ Dầu cách mạng, làng Chợ Dầu chiến đấu.
- Nhớ làng: Ở nơi tản cư:
+ Luôn nhớ về làng và muốn về lại làng Chợ Dầu.
+ Thói quen sang bác Thứ để kể chuyện làng -> kể để nguôi đi nỗi nhớ làng.
+ Tự hào vì làng Chợ Dầu tham gia chiến đấu ủng hộ cách mạng (chòi gác, đường hầm bí mật…)
2.2 Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
* Lúc mới nghe tin, ông ngạc nhiên đến bàng hoàng, sững sờ:
- Đúng lúc ông Hai đang phấn khởi trước những tin tức thời sự thì nghe những người tản cư bàn về làng Chợ Dầu. Ông quay phắt lại hỏi: “ta giết được bao nhiêu thằng?” -> Câu hỏi cho thấy niềm tin vững chắc vào tinh thần cách mạng của làng mình.
- Vì thế, tin làng theo giặc khiến ông chết lặng vì đau đớn, tủi thẹn:
+ Cổ nghẹn đắng.
+ Da mặt tê rân rân.
+ Giọng lạc hẳn đi.
+ Lặng đi như không thở được…
-> Đau đớn đến mức như không điều khiển được thân thể của chính mình.
* Từ giây phút đó, ông chìm vào tâm trạng hoang mang, đau khổ, sợ hãi:
- Ông lảng ra chỗ khác rồi về thẳng nhà, nằm vật ra giường chứ không chạy sang hàng xóm khoe làng như thường lệ.
- Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm:
+ Cho số phận của những đứa con sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian;
+ Cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư.
+ Cho tương lai cả gia đình.
- Ông sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh:
+ Không dám bước chân ra khỏi nhà.
+ Không dám nói chuyện với vợ.
+ Mỗi một tiếng động bên ngoài cũng khiến ông hoang mang.
+ Lúc nào cũng nín thở nghe ngóng và chột dạ, nơm nớp.
* Cái tin ấy còn khiến ông day dứt, giằng xé dữ dội:
- Vì: Ông vừa yêu làng, vừa yêu nước, ông buộc phải lựa chọn giữa hai tình cảm ấy.
- Cuộc đấu tranh trong tâm hồn ông được biểu hiện qua cuộc nói chuyện của ông với đứa con nhỏ:
+ Ông khẳng định: “nhà ta ở làng Chợ Dầu” -> ông muốn con ghi nhớ Chợ Dầu là quê hương, la gốc gác, không được phép quên -> là tình cảm gắn bó máu thịt của ông Hai và của hàng triệu người Việt Nam.
+ Ông lựa chọn “…làng theo Tây thì phải thù” -> tình yêu nước và nhiệt tình ủng hộ kháng chiến của ông Hai. Lựa chọn ấy khiến ông vững vàng hơ và tin rằng đồng bào, đồng chí sẽ hiểu cho ông, cụ Hồ sẽ soi xét cho ông.
=> Miêu tả diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, Kim Lân đã phản ánh những nét đẹp mới trong tâm hồn người nông dân sau cách mạng. Cùng với tình yêu làng tha thiết họ còn tràn đầy tình yêu đất nước và nhiệt tình cách mạng.
2. 3. Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính
- Tin cải chính đến cùng tin làng bị đốt, nhà ông Hai cũng bị đốt sạch -> đây là một mất mát lớn đối với người dân.
- Vậy mà, ông vô cùng sung sướng, hạnh phúc:
+ Chạy khắp nới để khoe chuyện Tây đốt làng, đốt nhà mình, khoe cái tin làng theo giặc là sai.
+ Phấn khởi mua quà về chia cho các con.
+ Định nuôi lợn để ăn mừng.
+ Ông như được hồi sinh: lại nhanh nhẹn, sôi nổi, thích nói chuyện với mọi người xung quanh.
-> Cội nguồn của sự thay đổi tâm trạng của ông vẫn là tình yêu làng, yêu nước. Tin cải chính đã trả lại cho ông niềm tự hào về làng Chợ Dầu và niềm tự tin vào bản thân mình. Hai tình cảm lớn lại hòa nhaaph làm một trong tâm hồn người nông dân chất phác và trọng danh dự này.
3. Kết bài
- Nội dung: Kim Lân đã miêu tả chân thực, sắc sảo diễn biến tâm trạng ông Hai. Qua đó, nhà văn đã khám phá những nét đẹp nổi bật trong tâm hồn người nông dân Việt Nam:
+ Chất phác, nồng hậu, yêu thiết tha quê hương, đất nước.
+ Lòng nhiệt tình ủng hộ cách mạng, ủng hộ kháng chiến.
- Nghệ thuật:
+ Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ.
+ Ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo.
+ Kết hợp hài hòa ngôn ngữ độc thoại, đối thoại.
+ Hình ảnh, chi tiết giàu sức gợi.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
Mĩ thuật
SBT tiếng Anh 9 mới tập 2
Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Bình
Đề thi vào 10 môn Anh Hải Dương