Đề bài
Câu 1. Đọc hiểu (2.0 điểm) Đọc đoạn trích sau:
Mỗi người chúng ta đều là một con chim làm tổ trên cây, bố mẹ chính là cây cổ thụ. Cây che nắng cháy gió mưa, che chở chim non đến khi đủ lông đủ cánh.
Nhưng chim luôn hưởng tới bầu trời, tò mò về thế giới chưa biết. Chim non lớn lên sẽ rời khỏi tổ, thỉnh thoảng lại biến mất, nhưng cây không thể đi theo, chỉ biết yên lặng chờ đợi
nơi chốn cũ.
Nuôi dạy con cái là nhìn chúng ngày càng đi xa khỏi đời mình, người làm bố làm mẹ chỉ có thể đưa tiễn phía sau. Tiếng nói của họ là tiếng lá cây xào xạc trong gió, mái tóc bạc của họ là vòng tuổi được khắc bởi thời gian. (...)
Cây vẫn chờ ở chỗ cũ, đợi cánh chim mỏi quay về, hết thảy xem như trời yên biển lặng nhưng vòng tuổi mãi mãi vẫn luôn thay đổi. Tôi nghĩ, hôm nay đã đến lúc về nhà.
(Trích Có một ngày, bố mẹ sẽ già đi - Nhiều tác giả, Losedow dịch, NXB Thế giới, 2020, tr. 271)
Thực hiện các yêu cầu:
a. Chỉ ra từ làm phép nối để liên kết hai đoạn văn ở phần in đậm.
b. Tìm từ láy được sử dụng trong câu văn: Tiếng nói của họ là tiếng lá cây xào xạc trong gió, mái tóc bạc của họ là vòng tuổi được khắc bởi thời gian.
c. Em hiểu như thế nào về nội dung câu văn: Cây che nắng chảy gió mưa, che chở chim non đến khi đủ lông đủ cảnh?
d. Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua đoạn trích?
Câu 2. Nghị luận xã hội (3.0 điểm) Có một ngày, bố mẹ sẽ già đi và chúng ta sẽ lớn...
Từ gợi ý trên, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tính tự lập đối với giới trẻ.
Câu 3. Nghị luận văn học (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:
Chân phải bước tới cha
Chân trải bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan là cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Riêng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
(Trích Nói với con - Y Phương, Ngữ vin 8, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.
Lời giải chi tiết
Câu 1.
a. Chỉ ra từ làm phép nối để liên kết hai đoạn văn ở phần in đậm. b. Tìm từ láy được sử dụng trong câu văn: Tiếng nói của họ là tiếng lá cây xào xạc trong gió, mái tóc bạc của họ là vòng tuổi được khắc bởi thời gian. c. Em hiểu như thế nào về nội dung câu văn: Cây che nắng chảy gió mưa, che chở chim non đến khi đủ lông đủ cảnh? d. Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua đoạn trích? |
Phương pháp:
a. căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn
b. căn cứ bài Từ láy
c. phân tích, lí giải
d. phân tích
Cách giải:
a. Từ làm phép nối để liên kết hai đoạn văn ở phần in đậm là từ “nhưng”
b. Từ láy được sử dụng trong câu văn trên là từ “xào xạc”
c. Cây là biểu tượng cho cha mẹ, bởi vậy câu văn trên có thể hiểu cha mẹ là mái ấm, là nơi che chở, sinh dưỡng và nuôi con khôn lớn trưởng thành để con tự tin bay cao bay xa.
d. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm:
- Gia đình là điểm tựa vững chắc cho mỗi con người trong cuộc đời.
- Vì con, cha mẹ có thể chịu nhiều vất vả, gian khó.
- Sự thành công của mỗi con người luôn có hình bóng của cha mẹ.
- Mỗi người cần biết trân trọng những giây phút bên cha mẹ khi còn có thể.
Câu 2.
Có một ngày, bố mẹ sẽ già đi và chúng ta sẽ lớn... Từ gợi ý trên, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tính tự lập đối với giới trẻ. |
Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp
Cách giải:
I. Mở bài
Không thể thành công nếu như con người thiếu tính tự lập. Tự lập là đức tính cần thiết và quan trọng.
II. Thân bài
1. Giải thích
Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Tự lập là hành động mà không dựa dẫm vào người khác.
2. Bình luận và chứng minh
a. Biểu hiện
* Tích cực:
- Tự học mà bố mẹ không phải thúc giục.
- Hoàn thành mọi bài tập bằng sức của mình, không đi chép bài.
- Dám đưa ra ý kiến, quan điểm của mình.
* Tiêu cực
- Học sinh đang thiếu dần tính tự lập, ỷ lại vào học thêm, mạng Internet, sách tham khảo…
- Nhiều người dựa dẫm, chờ đợi người khác.
b. Vai trò
- Tự lập là đức tính quan trọng mà cha ông chúng ta dạy từ thuở nhỏ.
- Tự lập giúp con người có tính sáng tạo hơn.
- Khi tự lập, con người có ý thức hơn trong mọi hành động
- Tính tự lập giúp con người nhận thức toàn diện hơn về mọi mặt, có cái nhìn bao quát hơn về mọi mặt cuộc sống.
- Tính tự lập giúp con người khẳng định giá trị bản thân.
- Tính tự lập giúp xã hội hoàn thiện và phát triển.
3. Bài học
- Chăm chỉ rèn luyện học tập.
- Giúp đỡ mọi người xung quanh cùng rèn luyện tính tự lập.
III. Kết bài
Đừng để thành công xa rời bạn vì bạn không phải là người có tính tự lập.
Câu 3.
Phân tích đoạn thơ sau: Chân phải bước tới cha Chân trải bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan là cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Riêng cho hoa Con đường cho những tấm lòng (Trích Nói với con - Y Phương, Ngữ vin 8, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020) |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu một vài nét về tác giả - tác phẩm:
+ Y Phương: là người dân tộc Tày, thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao.
+ “Nói với con”: là lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này của nhà thơ
- Đoạn trích: nằm ở phần đầu văn bản nói về cội nguồn sinh dưỡng của "con" và cũng chính là của mỗi người.
2. Thân bài
- Cội nguồn gia đình
+ Con lớn lên trong những tháng ngày chờ trông, mong đợi của cha mẹ
+ “Chân phải- chân trái”, “một bước- hai bước”: phép đối tạo âm điệu vui tươi, tạo không khí đầm ấm, hạnh phúc, mỗi nhịp bước của con đều có cha mẹ dang rộng vòng tay che chở
⇒ Đó là tình cảm thiêng liêng mà con luôn phải khắc cốt ghi tâm
- Cội nguồn quê hương
+ Đan lờ (dụng cụ đánh bắt cá), đan lờ cài nan hoa( công việc đã tạo nên vẻ đẹp của con người lao động), vách nhà ken câu hát( cuộc sống hòa với niềm vui”: Cuộc sống lao động của người đồng mình được gợi lên qua nhiều hình ảnh đẹp đẽ
+ Sử dụng các động từ: đan, ken ,cài : vừa diễn tả những động tác cụ thể , khéo léo vừa nói lên cuộc sống gắn bó với niềm vui+ “Rừng cho hoa”: nhân hóa rừng không chỉ cho gỗ, cho lâm sản mà còn cho hoa=> vẻ đẹp tinh thần
+ “Con đường cho những tấm lòng”: đâu chỉ đãn lối mà còn cho những tấm lòng cao cả tấm lòng cao cả, thủy chung
=> Mượn lời người cha nói với con, tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc và đồng thời là cả chính mình về thái độ sống biết ơn, trân trọng đối với gia đình và quê hương.
3. Kết bài
- Khẳng định những giá trị nội dung, nghệ thuật làm nên thành công của đoạn thơ:
+ Thể thơ tự do, nhịp điệu vui tươi, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…
+ Cha đưa con về với cội nguồn sinh dưỡng nhắc nhở con phát huy phẩm chất cao đẹp của quê hương để vững bước trên cuộc đời
Đề thi vào 10 môn Văn Điện Biên
Bài 1
CHƯƠNG IV. HÀM SỐ BẬC HAI VÀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 9 - Sinh 9
PHẦN DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ