Đề bài
PHẦN I (3.0 điểm) Đọc đoạn trích:
Bản chất của học vấn phụ thuộc vào khả năng ứng dụng. Có học vấn mà không ứng dụng được vào cuộc sống thực tế thì chẳng khác gì vô học. [...]
Theo như suy nghĩ của tôi, bản chất thật sự của học vấn là phải động não suy nghĩ, chứ không phải chỉ là đọc sách một cách đơn thuần.
Để ứng dụng sống động suy nghĩ đó vào cuộc sống thực tế thì cần phải biết trù tính, lo liệu. Tức là phải quan sát sự vật. Phải suy đoán đạo lí của sự vật. Phải đưa ra chính kiến, cách nghĩ cách làm của bản thân mình. Ngoài ra, đương nhiên là còn phải đọc sách, phải viết sách. Phải nói lên ý kiến của mình cho người ta nghe. Phải tranh luận. Biết vận dụng tổng hợp các biện pháp như vậy thì mới được gọi là nghiên cứu học vấn.
Quan sát sự vật, suy luận, đọc sách là cách để tích lũy tri thức. Bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức. Viết, diễn thuyết là cách để mở rộng tri thức.
(Fukuzawa Yukichi, Khuyến học, Người dịch: Phạm Hữu Lợi, NXB Thế Giới, 2018, trang 167-168)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, “bản chất thật sự của học vấn” là gì?
Câu 3. Theo em, vì sao tác giả khuyên mọi người phải đọc sách?
Câu 4. Em có đồng ý với ý kiến “có học vấn mà không ứng dụng được vào cuộc sống thực tế thì chẳng khác gì vô học” không? Vì sao?"
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm) Viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) bàn về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức.
Câu 2 (4 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...
(Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007)
Lời giải chi tiết
Phần I.
Câu 1.
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. |
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là nghị luận.
Câu 2.
Theo đoạn trích, “bản chất thật sự của học vấn” là gì? |
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
Theo đoạn trích, “bản chất thật sự của học vấn” là phải động não suy nghĩ.
Câu 3.
Theo em, vì sao tác giả khuyên mọi người phải đọc sách? |
Phương pháp: phân tích, lí giải
Cách giải:
Tác giả khuyên mọi người phải đọc sách vì:
- Sách lưu trữ kho tàng tri thức quý giá của nhân loại được lưu trữ qua nhiều đời.
- “Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hóa, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.”
- Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ...”
- Những tri thức, kĩ năng trong sách giúp chúng ta chuẩn bị thiết thực, chủ động, hiệu quả để “làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.”, tức là giúp người đọc:
+ Nâng cao nhận thức, bồi bổ trí tuệ, phát triển tâm hồn, tình cảm, rèn giũa hành động.
+ Đóng góp, làm giàu cho tri thức nhân loại.
Câu 4.
Em có đồng ý với ý kiến “có học vấn mà không ứng dụng được vào cuộc sống thực tế thì chẳng khác gì vô học” không? Vì sao?" |
Phương pháp: phân tích, lí giải
Cách giải:
Học sinh có thể đồng ý hoặc không đồng ý nhưng cần có kiến giải hợp lí. Hướng dẫn đồng ý vì:
- Học đi đôi với hành.
- “Vô học” chỉ tình trạng không có tri thức, ở đây là kiến thức tích lũy chỉ thể hiện ở lí thuyết, sách vở mà không áp dụng vào thực tế. Con người sống trong cuộc đời với muôn mặt đời thường chứ không đóng khung trong sách vở nên học vấn chỉ thực sự phát huy tác dụng khi ứng dụng vào cuộc sống thực tế.
- Khả năng áp dụng những điều học được vào thực tế thể hiện sự linh hoạt của chủ thể, cho thấy năng lực thật của con người chứ không phải sự sao chép, học vẹt.
Không đồng ý vì:
- Những người vô học không nhất thiết phải là không áp dụng vào thực tế mà vì thật sự không có kiến thức gì để áp dụng.
- Vô học còn được kể đến trong trường hợp tích lũy được tri thức, có năng lực nhưng lại áp dụng vào những việc có hại cho cộng đồng.
Phần II.
Câu 1.
Viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) bàn về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức. |
Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp
Cách giải:
a. Giải thích:
- Tranh luận: đưa ra ý kiến cá nhân dưới hình thức trao đổi với người khác để rút ra nhận thức đúng đắn.
- Tri thức: những hiểu biết con người tích lũy được qua thời gian. -> Ý kiến đưa ra một cách trao đổi kiến thức để thu về những hiểu biết sâu sắc, mới mẻ đó là thông qua bàn bạc, tranh luận với người khác.
b. Vì sao bàn bạc, tranh luận lại là cách để trao đổi tri thức?
- Những hiểu biết của cá nhân chưa chắc đã chính xác, thông qua quá trình tranh luận, những điều còn chưa rõ được làm sáng tỏ hoặc được bày tỏ ý kiến của mình để có cái nhìn thấu đáo, sâu sắc hơn.
- Qua quá trình bàn bạc, tranh luận, những bên tham gia được tiếp thu cả hiểu biết mà trước đó mình chưa nhận ra.
c. Làm thế nào để có thể trao đổi tri thức thông qua việc bàn bạc, tranh luận.
- Có cơ sở kiến thức vững chắc, hiểu biết rõ ràng về vấn đề cần tranh luận.
- Tranh luận trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, khách quan, cùng phát triển.
- Tự bản thân phải rút ra được những tích lũy sau mỗi lần tranh luận, chủ động tiếp thu những điều mới mẻ, bổ ích.
Dẫn chứng: Học sinh sử dụng dẫn chứng hợp lí để làm sáng tỏ.
d. Phản đề
- Phê phán những người không biết trao đổi, tranh luận để có thêm những kiến thức mới.
- Có những người có tri thức nhưng không bàn bạc, tranh luận dựa trên cơ sở góp ý, xây dựng mà luôn cho mình là đúng.
e. Liên hệ bản thân:
Em làm thế nào để tích lũy và trao đổi tri thức?
Câu 2.
Phân tích đoạn thơ sau: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Mai về miền Nam thương trào nước mắt (Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007) |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Viễn Phương và tác phẩm "Viếng Lăng Bác"
- Giới thiệu về nội dung, vị trí đoạn thơ.
2. Thân bài
a. Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng:
– Khổ thơ thứ ba diễn tả thật xúc động cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt:
“... Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
+Cụm từ “giấc ngủ bình yên” diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.
+ Bác còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi mãi, Người đã hóa thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Tác giả đã rất đúng khi khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc vĩnh hằng như trời xanh không bao giờ mất đi.
b. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ trước lúc khi trở về miền Nam:
- Khổ thơ thứ tự (khổ cuối) diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ. Muốn ở mãi bên lăng Bác, nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam, chỉ có cách gửi lòng mình bằng cách hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác để luôn được ở bên Người.
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
– Từ “muốn làm được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện được ước muốn, sự tự nguyện của tác giả. Hình ảnh cây tre lại xuất hiện khép bài thơ lại một cách khéo léo.
- Tác giả muốn làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu, muốn được gắn bó bên Bác:
“Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”
+ Qua hai khổ thơ cuối, nhà thơ đã thể hiện được niềm xúc động tràn đầy và lớn lao trong lòng khi viếng lăng Bác, thể hiện được những tình cảm thành kính, sâu sắc với Bác Hồ.
3. Kết bài
- Khái quát lại những đặc sắc nội dung, nghệ thuật và tài năng của nhà thơ Viễn Phương trong hai khổ thơ cuối nói riêng, trong cả bài thơ nói chung.
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của bản thân.
Bài 16: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân
Unit 7: Recipes and eating habits
Bài 29. Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
CHƯƠNG II. HÀM SỐ BẬC NHẤT
CHƯƠNG 3: QUANG HỌC