Đề bài
PHẦN I (6.0 điểm)
[1] Trong thời đại công nghệ lên ngôi như hiện nay, smartphone mang tính cá nhân hóa rất lớn, kết nối internet dễ dàng, linh động và có thể sử dụng liên tục mọi lúc mọi nơi. Chúng ta dễ bắt gặp nhứng hình ảnh giới trẻ cặm cụi vào chiếc smartphone, từ đi học đến đi chơi, vào quán cà phê, siêu thị... và thậm chí là chờ đèn đỏ hay đi bộ qua đường.
[2] Cũng vì smartphone quá vượt trội nên chính nó cũng gây ra không ít "tác dụng phụ". Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành "anh hùng bàn phím"..., khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. Thật đáng buông khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thu với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như bóng đá, nhảy dây, ... - những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ. Những buổi sum họp gia đình, ông bà, bố mẹ quây quần bên nhau còn con cháu thì chỉ biết đến facbook, đăng story, ... Hay là tình trạng giới trẻ "ôm" điện thoại đến tận khuya làm tổn hại đến sự phát triển thể chất là tâm hồn.
Câu 1 (1.0 điểm) Xác định phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết giữa đoạn văn [1] và đoạn văn [2].
Câu 2 (1.0 điểm) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu sau:
Thật đáng buông khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như bóng đá, nhảy dây, ... - những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ.
Câu 3 (1.0 điểm) Kể tên một trong những phép tu từ và chỉ ra các từ ngữ thể hiện phép tu từ đó trong câu: Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành "anh hùng bàn phím"..., khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người.
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Thí sinh thực hiện tất cả các câu sau:
Câu 1 (2.0 điểm) Theo em, sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) như thế nào là hợp lý? Hãy viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đó.
Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Từ đó thấy được "Tấm lòng của người cha là một tuyệt tác của tạo hóa" (Abbe'Pre'vost)
Lời giải chi tiết
Phần I.
Câu 1.
Xác định phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết giữa đoạn văn [1] và đoạn văn [2]. |
Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
Cách giải:
Phép liên kết: Phép nối và phép lặp.
Hình thức liên kết:
+ Phép nối: Cùng vì.
+ Phép lặp: Smartphone.
Câu 2.
Tìm và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu sau: Thật đáng buông khi nhìn thấy trẻ em không còn thích thú với những món đồ chơi siêu nhân, búp bê, những trò chơi ngoài trời như bóng đá, nhảy dây, ... - những thứ từng là bầu trời của tuổi thơ. |
Phương pháp: căn cứ bài Các thành phần biệt lập.
Cách giải:
Thành phần biệt lập: Những thứ từng là bầu trời tuổi thơ (thành phần phụ chú)
Câu 3.
Kể tên một trong những phép tu từ và chỉ ra các từ ngữ thể hiện phép tu từ đó trong câu: Nghiện selfie, nghiện đăng status, nghiện trở thành "anh hùng bàn phím"..., khiến giới trẻ mất dần sự tương tác giữa người với người. |
Phương pháp: căn cứ bài Điệp từ.
Cách giải:
Biện pháp tu từ: Điệp từ “nghiện”
Phần II.
Câu 1.
Theo em, sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) như thế nào là hợp lý? Hãy viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đó. |
Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp.
Cách giải:
I. Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sử dụng điện thoại thông minh cho hợp lí.
II. Thân đoạn
1. Giải thích
- Điện thoại di động, còn gọi là điện thoại thông minh, là loại điện thoại kết nối dựa trên sóng điện từ vào mạng viễn thông. Nhờ có kết nối sóng (kết nối không dây), mà điện thoại di động thực hiện trao đổi thông tin khi đang di chuyển.
2. Bàn luận
a) Thực trạng
- Điện thoại thông minh đang được học sinh sử dụng phổ biến trong nhiều trường học: Sử dụng điện thoại chưa đúng cách, chưa đúng mục đích.
b) Nguyên nhân
- Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao, điện thoại thông minh trở thành vật không thể thiếu đối với con người
- Nhiều gia đình có điều kiện, chiều con nên trang bị cho con mình điện thoại nhiều chức năng nhưng lại không quản lí việc sử dụng của con em mình
c) Hậu quả
- Sử dụng điện thoại trong giờ học: không hiểu bài, hổng kiến thức.
- Sử dụng điện thoại với mục đích xấu: ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những người xung quanh, vi phạm chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật.
d) Biện pháp khắc phục: Sử dụng điện thoại thông minh cho hợp lí.
- Bản thân học sinh cần có ý thức tự giác trong học tập; cần biết sống có văn hóa, có đạo đức, hiểu biết pháp luật.
- Gia đình: quan tâm hơn tới các em, gần gũi, tìm hiểu và kịp thời giáo dục con em…
- Nhà trường, xã hội: siết chặt hơn trong việc quản lí.
3. Bài học nhận thức và hành động để sử dụng điện thoại thông minh cho hợp lí.
- Nhận thức: Nhận thức được những ưu, nhược mà điện thoại thông minh mang lại cho con người để sử dụng chúng một cách hiệu quả, đem lại ích lợi cho cuộc sống, công việc cũng như trong học tập.
- Hành động:
+ Biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình, trang bị những kỹ năng sống cần thiết.
+ Sử dụng điện thoại đúng mục đích.
+ Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ.
III. Kết đoạn
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá - Đừng để điện thoại huỷ hoại cuộc sống của mình.
Câu 2.
Cảm nhận của em về tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Từ đó thấy được "Tấm lòng của người cha là một tuyệt tác của tạo hóa" (Abbe'Pre'vost) |
Phương pháp: phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
+ Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam.
+ Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" ra đời năm 1966, những năm tháng gian khổ, đau thương nhất của đồng bào Nam Bộ trong 30 năm chiến tranh.
- Giới thiệu khái quát về tình cảm cha con của ông Sáu và trích dẫn nhận định “Tấm long của người cha là tuyệt tác của tạo hóa”.
II. Thân bài
1. Tóm tắt truyện
- Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" xoay quanh tình huống gặp mặt của bé Thu và ông Sáu.
- Khi ông Sáu đi kháng chiến, bé Thu chưa đầy một tuổi. Tám năm trời cha con em chỉ biết nhau thông qua 2 tấm ảnh. Lần nghỉ phép ba ngày của ông Sáu là cơ hội hiếm hoi để ba con Thu gặp gỡ, bày tỏ tình phụ tử. Nhưng bé Thu lại không chịu nhận cha vì vết thẹo trên má làm ông Sáu không giống như trong tấm ảnh. Đến lúc Thu nhận ra thì cũng là giây phút ba em lên đường tiếp tục đi chiến đấu. Và lần gặp mặt ấy là lần đầu tiên, duy nhất, cuối cùng của cha con Thu.
2. Phân tích
* Tình cảm của ông Sáu đối với con gái nhỏ được biểu hiện phần nào trong chuyến về thăm nhà.
a. Trên đường về thăm nhà
+ Trong lòng ông bồi hồi xúc động: cái tình người cha cứ nôn nao trong lòng ông. Người cha được về thăm nhà sau bao nhiêu năm ở chiến khu.
+ Khao khát đốt lòng ông là được gặp con, là được nghe con gọi tiếng ba, để được sống trong tình cảm cha con, mà lâu nay ông chưa từng được sống, bấy lâu ông mong đợi.
+ Khi trông thấy đứa trẻ chơi trước sân nhà, ông đã cất tiếng gọi con thân thương trìu mến bằng tất cả tấm lòng mình: Thu con! Ba đây con! Ba đây con”.
=> Tiếng gọi thổn thức của người cha cất lên từ sâu thẳm trái tim của người lính sau bao năm xa cách làm xao động tâm hồn người đọc. Nhưng trái với niềm mong đợi của ông, những tưởng bé Thu sẽ ào tới, ôm lấy thoả những tháng ngày xa cách. Nhưng không , ông hẫng hụt bất ngờ khi thấy: “Bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy” khiến ông Sáu sững sờ, thất vọng, rơi vào tâm trạng hụt hẫng.
b. Những ngày ở bên con
- Trong ba ngày phép ngắn ngủi, ông luôn ở bên con không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách an ủi vỗ về nó.
+ Ông tìm mọi cách để mong được nghe một tiếng ba” nhưng đều thất bại. Khi má bảo Thu kêu ba vô ăn cơm, dọa đánh để cô bé gọi ba một tiếng. Thu nói trống không: “Con kêu rồi người ta không nghe”. Hai từ “người ta” mà Thu kêu làm ông đau lòng, khổ tâm.
+ Trong bữa cơm, bằng lòng thương của người cha ông Sáu gắp cho con cái trứng cá to và vàng ươm, ông tưởng con sẽ đón nhận vậy mà nó bất thần hắt cái trứng cá ra khỏi chén. Nỗi đau khổ trong ba ngày nén chịu trào lên, ông giận quá đánh con đã làm mất tia hy vọng cuối cùng về tình phụ tử.
c. Trong những ngày ở khu căn cứ
+ Anh ân hận vì đã trót đánh con. Nhớ lời con dặn “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba” đó là mong ước đơn sơ của đứa con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt.
+ Nhưng đối với người cha ấy, đó là mong ước đầu tiên mà cũng là duy nhất.
=> Cho nên, nó cứ thôi thúc trong lòng. Kiếm cho con cây lược, trở thành bổn phận của người cha, thành tiếng gọi cầu khẩn của tình phụ tử trong lòng.
+ Trước lúc hy sinh, “dường như chi có tình cha con là không thể chết”, không còn đủ sức trăng trôi điều gì, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho anh làm được một việc đưa tay vào túi, móc cái lược đưa cho người bạn chiến đấu thân thiết và cử nhìn bạn hồi lâu.
=> Nhưng đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc. Bởi đó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử! Từ lúc ấy, cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật, thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử. Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
* Tình cảm của ông Sáu với bé Thu là tình cảm cha con sâu sắc, không gì có thể chia cách và làm thay đổi được. Tấm lòng đó không có vũ khí nào, sức mạnh nào hay tội ác nào có thể làm phai nhòa đi được. Từ đó thấy được nhận định trên hoàn toàn đúng đắn khi nói về tình cảm phụ tử thiêng liêng và sâu nặng.
III. Kết bài
- Khẳng định tình cảm cha con thiêng liêng và sâu nặng.
PHẦN I: ĐIỆN HỌC
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Sinh học lớp 9
Bài 36. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 3 - Sinh 9
CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC