Đề bài
Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.132)
a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b. Xác định một từ láy được sử dụng trong đoạn thơ và đặt câu với từ đó.
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn thơ.
Câu 2. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở Câu 1, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
Câu 3. (5,0 điểm)
Phân tích tình nghĩa cha con sâu nặng và cao đẹp của nhân vật anh Sáu trong đoạn trích truyện Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).
Lời giải chi tiết
Câu 1.
a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? |
Phương pháp: căn cứ tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính, đọc và tìm ý
Cách giải:
Đoạn thơ trên được trích trong văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính của tác giả Phạm Tiến Duật.
b. Xác định một từ láy được sử dụng trong đoạn thơ và đặt câu với từ đó. |
Phương pháp: căn cứ bài Từ láy
Cách giải:
Từ láy trong đoạn thơ: Chông chênh
Đặt câu:
Chiếc bàn được kê trên một nền đất không bằng phẳng vì thế có vẻ khá chông chênh.
c. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn thơ. |
Phương pháp: căn cứ bài Điệp ngữ, phân tích
Cách giải:
Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (lại đi)
Tác dụng:
- Nhấn mạnh, tạo chất nhạc
- Khẳng định tinh thần quyết tâm chiến đấu của anh bộ đội cụ Hồ
Câu 2.
Từ nội dung đoạn trích ở Câu 1, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần lạc quan trong cuộc sống. |
Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp
Cách giải:
I. Mở đoạn
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa, sức mạnh của tinh thần lạc quan trong cuộc sống
II. Thân bài:
Bàn luận về tinh thần lạc quan
1. Giải thích
Lạc quan: cảm giác vui vẻ, thoải mái, vô tư dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn hay gian nan thử thách hay gặp phải chuyện không vui trong cuộc sống.
=> Khẳng định lạc quan rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân sự lạc quan để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống.
2. Ý nghĩa của tinh thần lạc quan
- Trong cuộc sống, con người không tránh khỏi những lúc vấp ngã, chán nản, tinh thần lạc quan sẽ giúp người đó đứng lên và tiếp tục chiến đấu, chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn.
- Lạc quan giúp con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn.
- Người lạc quan luôn truyền được năng lượng tích cực cho người khác.
- Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người
- Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn
- Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống
- Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc
3. Chứng minh: Một số tấm gương về tinh thần lạc quan
Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.
Gợi ý: một người bệnh nhân bị ung thư nhưng có tinh thần lạc quan đã vượt qua và khỏi bệnh; nhưng lại có người bình thường nhưng vì bi quan mà mắc tâm bệnh; …
- Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng
- Một người bệnh nhân bị ung thư nhưng có tinh thần lạc quan đã vượt qua và khỏi bệnh; nhưng lại có người bình thường nhưng vì bi quan mà mắc tâm bệnh; …
- Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình
4. Phản biện
Trong cuộc sống, có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm;… những người này nên bị chỉ trích, phê phán
III. Kết đoạn
Nêu cảm nghĩ của em về ý nghĩam, sức mạnh tinh thần lạc quan:
- Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận
- Bênh cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thái quá.
Câu 3.
Phân tích tình nghĩa cha con sâu nặng và cao đẹp của nhân vật anh Sáu trong đoạn trích truyện Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng). |
Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp
Cách giải:
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Quang Sáng (1932 - 2014), ông từng tham gia kháng chiến và giữ nhiều trọng trách quan trọng. Cuộc đời nhà văn trải qua biết bao nhiêu năm tháng kháng chiến của cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Giới thiệu tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Quang Sáng viết về tình cha con và những năm tháng chiến tranh ác liệt. Ông Sáu là một trong những nhân vật được nhà văn gửi gắm vào đó rất nhiều tâm tư, tình cảm của mình với tình nghĩa cha con sâu nặng và cao đẹp.
II. Thân bài:
1. Tình nghĩa cha con sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu:
- Ông Sáu là một người cha yêu thương con vô bờ bến.
- Khi đi bộ đội thì con gái ông mới được 1 tuổi, niềm yêu thương con và nhớ con da diết
- Khi về đến nhà bé Thu không nhận ra mình vì vết thẹo không giống người trong hình. Con bé chạy đi, xa lánh, không nhận ông Sáu là cha, thậm chí còn hỗn, nói trổng khiến ông cảm thấy buồn tủi.
- Trong khi ăn cơm ông đã nóng vội, không kiềm chế được mà đánh bé Thu, ông cảm thấy rất hối hận nhưng cũng chỉ vì ông thương con quá mà thôi.
- Khát khao lớn nhất của ông hiện giờ là được nghe con gái gọi một tiếng Ba, chính tình cha con sâu nặng đã khiến ông kiên trì đến tận bây giờ
- Trước khi ông Sáu lên đường, bé Thu đã khiến anh và mọi người vô cùng bất ngờ khi cất tiếng gọi anh Sáu là ba. Ông cảm thấy hạnh phúc vô cùng.
- Ở chiến trường ông rất nhớ con, muốn được ôm con, hôn con. Ông dồn hết tình cảm để làm một cây lược bằng ngà voi tặng con.
=> Ông Sáu là một người cha trên cả tuyệt vời, vĩ đại, yêu thương con cái hết mực.
(Học sinh chú ý lấy dẫn chứng từ các chi tiết trong truyện)
2. Cảm nhận về nhân vật ông Sáu
- Hình ảnh giản dị, bình thường nhưng tình yêu thương của ông dành cho con là vô bờ bến
- Hình ảnh người chiến sĩ, người cha đã làm nổi bật lên tình cảm cha con của con người
- Ông Sáu luôn dành tình cảm yêu thương sâu sắc nhất dành cho con và gia đình mình
- Ông Sáu là một người chiến sĩ uy nghiêm trên chiến trường nhưng ông rất tình cảm đối với con.
- Ông Sáu cũng chính là nhân vật đại diện cho biết bao thế hệ cha anh thời đó. Họ vì tình yêu quê hương đất nước mà sẵn sàng lên đường ra đi bảo vệ Tổ quốc
- Câu chuyện còn là bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác mà chiến tranh đã gây ra cho biết bao người dân vô tội.
- “Chiếc lược ngà” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Quang Sáng viết về tình cha con và những năm tháng chiến tranh ác liệt. Ông Sáu là một trong những nhân vật được nhà văn gửi gắm vào đó rất nhiều tâm tư, tình cảm của mình.
III. Kết bài:
- Truyện “Chiếc lược ngà” và hình ảnh ông Sáu đã khơi gợi trong lòng ta bao ý nghĩa về sự hi sinh và hạnh phúc ở đời do các thế hệ cha anh đã đổ xương máu làm nên. Và bài học “uống nước nhớ nguồn” càng thêm thấm thía.
- Nhân vật ông Sáu đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc:
+ Nhân vật ông Sáu - người cha giàu tình yêu thương con, ông là hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam sẵn sàng hi sinh tất cả vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
- Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa sinh động mà không kém phần chân thực hình ảnh người cha vĩ đại cùng với tình yêu to lớn dành cho con của mình.
Tải 30 đề thi học kì 2 của các trường Toán 9
PHẦN ĐẠI SỐ - VỞ BÀI TẬP TOÁN 9 TẬP 1
Tác giả - Tác phẩm học kì 2
Unit 4: Life in the past
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 9 - Sinh 9