Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng
Câu 1
Chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng từ thời gian nào?
A. Thế kỉ XVII
B. Thế kỉ XVIII
C. Đầu thế kỉ XIX
D. Giữa thế kỉ XIX
Phương pháp giải:
Xem lại mục
1. Nước Việt Nam giữa thế kỉ XIX-trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp
Lời giải chi tiết:
Từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào giai đoạn khủng hoảng.
Chọn B
Câu 2
Thực dân Pháp triển khai âm mưu xâm lược Việt Nam thông qua hoạt động nào?
A. Điều tra, tìm hiểu tình hình Việt Nam
B. Thông qua hoạt động của các giáo sĩ trong hội truyền giáo nước ngoài của Pháp để thiết lập cơ sở về chính trị, xã hội cần thiết.
C. Mua chuộc quan lại nhà Nguyễn
D. Thông qua hoạt động của các thương nhân Pháp tại Việt Nam
Phương pháp giải:
Xem lại mục
1. Nước Việt Nam giữa thế kỉ XIX-trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp
Lời giải chi tiết:
Sau một thời gian dài điều tra, tìm hiểu, tư bản Pháp đã tìm cách thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam, thông qua hoạt động của một số giáo sĩ trong Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp.
Chọn B
Câu 3
Trước nguy cơ xâm lược từ tư bản phương Tây, yêu cầu lịch sử đặt ra đối với nước ta là gì?
A. Cải cách - duy tân đất nước để tự cường, cải thiện đời sống nhân dân.
B. Tăng cường liên kết với các nước trong khu vực để tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng.
C. "Đóng cửa" không giao lưu với phương Tây để tránh những tác động tiêu cực.
D. Thực hiện chính sách "Cấm đạo" triệt để.
Phương pháp giải:
Xem lại mục
1. Nước Việt Nam giữa thế kỉ XIX-trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp
Lời giải chi tiết:
Yêu cầu lịch sử lúc này là thống nhất đất nước, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa và thị trường dân tộc phát triển, giải phóng sức sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân.
Chọn A
Câu 4
Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào thời điểm nào?
A. Cuối thế kỉ XVIII
B. Giữa thế kỉ XIX
C. Cuối thế kỉ XVIII
D. Đầu thế kỉ XX
Phương pháp giải:
Xem lại mục
2. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta
Lời giải chi tiết:
Giữa thế kỉ XIX, Pháp mới có điều kiện tập trung lực lượng, tổ chức cuộc tấn công đánh chiếm Việt Nam. Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược.
Chọn B
Câu 5
Nguyên nhân chủ yếu khiến Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là
A. Quân và dân Việt Nam không kiên quyết chống Pháp xâm lược
B. Vua quan nhà Nguyễn thiếu ý chí quyết tâm và không có đường lối lãnh đạo đúng đắn, kịp thời
C. Nhân dân không ủng hộ cuộc kháng chiến của triều đình
D. Quân ta không được trang bị vũ khí hiện đại
Phương pháp giải:
Xem lại mục
2. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta
Lời giải chi tiết:
Do thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều đình nhà Nguyễn, cuối cùng Việt Nam đã rơi vào tay thực dân Pháp.
Chọn B
Câu 6
Một phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta diễn ra khắp Bắc Kì, Trung Kì những năm cuối thế kỉ XIX là
A. Phong trào Cần Vương
B. Phong trào "tị địa"
C. Phong trào cải cách - duy tân đất nước
D. Phong trào nông dân Yên Thế
Phương pháp giải:
Xem lại mục
2. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta
Lời giải chi tiết:
Trong những năm cuối thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục nổ ra. Tháng 7 - 1885, phong trào Cần Vương được phát động, diễn ra khắp Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì kéo dài đến năm 1896 mới chấm dứt.
Chọn A
Câu 7
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn
B. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam
C. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực và đề ra đường lối đúng để lãnh đạo phong trào
D. Việt Nam là một nước phong kiến lạc hậu
Phương pháp giải:
Xem lại mục
2. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, không có đủ năng lực lãnh đạo.
Chọn C
Câu 8
Thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác, bóc lột có quy mô và hệ thống trên toàn cõi Đông Dương khi nào?
A. Sau khi kí hiệp ước 1862
B. Sau khi kí hiệp ước 1874
C. Sau khi kí hiệp ước 1883
D. Từ năm 1897
Phương pháp giải:
Xem lại mục
3. Những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Lời giải chi tiết:
Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương.
Chọn D
Câu 9
Mục đích của Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A. Khai hóa văn minh cho Việt Nam - một nước phong kiến lạc hậu
B. Biến Việt Nam thành nơi cung cấp tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt để làm giàu cho nước Pháp
C. Mang lại nguồn lợi cho cả Pháp và Việt Nam
D. Phát triển kinh tế để xoa dịu mâu thuẫn xã hội, dân tộc
Phương pháp giải:
Xem lại mục
3. Những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Lời giải chi tiết:
Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc.
Chọn B
Câu 10
Tính chất xã hội Việt Nam sau khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên đất nước ta là
A. xã hội thuộc địa.
B. xã hội phong kiến nửa thuộc địa.
C. xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
D. xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Phương pháp giải:
Xem lại mục
3. Những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Lời giải chi tiết:
Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp.
Chọn D
Câu 11
Lực lượng có vai trò tiên phong trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là:
A. Văn thân, sĩ phu yêu nước
B. Văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ
C. Công nhân
D. Tư sản và tiểu tư sản
Phương pháp giải:
Xem lại mục
4. Phong trào yêu nước và cách mạng
Lời giải chi tiết:
Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng.
Chọn B
Câu 12
Yêu cầu lịch sử dân tộc đặt ra đối với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là gì?
A. Thống nhất các lực lượng chống Pháp, đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất
B. Đưa người ra nước ngoài học tập để chuẩn bị cho công cuộc cứu nước lâu dài
C. Phải tìm ra một con đường cứu nước mới, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân
D. Gồm tất cả các yêu cầu trên
Phương pháp giải:
Xem lại mục
4. Phong trào yêu nước và cách mạng
Lời giải chi tiết:
Yêu cầu lịch sử dân tộc đặt ra đối với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là: Phải tìm ra một con đường cứu nước mới, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân.
Chọn C
Câu 13
Ai là người đã nhận thức đúng đắn yêu cầu đó và có quyết định bước đầu phù hợp?
A. Phan Bội Châu
B. Phan Châu Trinh
C. Hoàng Hoa Thám
D. Nguyễn Tất Thành
Phương pháp giải:
Xem lại mục
4. Phong trào yêu nước và cách mạng
Lời giải chi tiết:
Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
Chọn D
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
PHẦN BA. LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918)
Unit 2: Vietnam and ASEAN
Chủ đề 1. Giới thiệu chung về cơ khí chế tạo
Bài 17: Phenol
SGK Lịch sử Lớp 11
SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Cánh Diều
SBT Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Lịch sử 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 11
SBT Lịch sử 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử 11
Chuyên đề học tập Lịch sử 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tập bản đồ Lịch sử Lớp 11