I. Nhận xét
1. Dùng gạch xiên ( / ) ngăn các vế trong mỗi câu ghép dưới đây. Gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch dưới bộ phận vị ngữ của mỗi vế câu :
a) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.
2. Trả lời câu hỏi:
a) Các từ in đậm trong hai câu ghép trên được dùng làm gì ? Đánh dấu X vào □ trước câu trả lời đúng :
□ Dùng để nối các từ ngữ với nhau.
□ Dùng để nối vế câu 1 với vế câu 2.
□ Dùng để nối hai câu với nhau
b) Nếu lược bỏ những từ ấy thì các câu có gì thay đổi ? Đánh dấu X vào ô thích hợp :
Các câu ghép | Quan hệ giữa hai vế câu không chặt chẽ | Câu trở thành sai |
a) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
| …… | ……. |
b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy | ……. | ……. |
Phương pháp giải:
1) Em phân tích các cụm chủ - vị trong từng câu rồi xác định các vế trong mỗi câu ghép; xác định các cụm chủ - vị của mỗi vế.
2)
a. Em làm theo yêu cầu của bài tập.
b. Em thử lược bỏ các từ in đậm đó xem câu có còn được chặt chẽ và hợp lí nữa hay không?
Lời giải chi tiết:
1)
2)
a) Các từ in đậm trong hai câu ghép trên được dùng làm gì ? Đánh dấu X vào □ trước câu trả lời đúng :
X Dùng để nối vế câu 1 với vế câu 2.
b) Nếu lược bỏ những từ ấy thì các câu có gì thay đổi ? Đánh dấu X vào ô thích hợp :
Các câu ghép | Quan hệ giữa hai vế câu không chặt chẽ | Câu trở thành sai |
a) Buổi chiểu, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
|
X |
X |
b) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy | X | X |
Nếu ta lược bỏ những từ ấy thì quan hệ giữa các vế câu hết sức lỏng lẻo, không còn chặt chẽ như trước.
II. Luyện tập
1. Đọc các câu ghép dưới đây, đánh dấu gạch chéo giữa các vế câu, khoanh tròn cặp từ nối các vế câu :
a) Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.
b) Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.
c) Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
2. Điền từ thích hợp vào mỗi chỗ trống :
a) Mưa………..to, gió………….thổi mạnh.
b) Trời………..hửng sáng, nông dân…………………..ra đồng.
c) Thuỷ Tinh dâng nước cao……………………Sơn Tinh làm núi cao lên.........
Phương pháp giải:
1) Con phân tích các vế trong câu ghép rồi tìm các từ ngữ có tác dụng nối các vế câu ghép trong câu.
2) Một số cặp từ hô ứng thường dùng đó là: vừa...đã...; chưa ... đã ....; mới .... đã .... ; vừa .... vừa ....; càng .... càng ...; đâu .... đấy ....; nào .... ấy; sao .... vậy; bao nhiêu .... bấy nhiêu;...
Lời giải chi tiết:
1)
a) Ngày (chưa) tắt hẳn, / trăng (đã) lên rồi.
b) Chiếc xe ngựa (vừa) đậu lại, / tôi (đã) nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.
c) Trời (càng) nắng gắt, / hoa giấy (càng) bồng lên rực rỡ.
2)
a) Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
b) Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c) Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.
Tuần 2: Ôn tập các phép tính với phân số. Hỗn số
Địa lí Việt Nam
Bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt - Tập 2
Chủ đề 4 : Đến với thế giới Logo
TẢI 30 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 TOÁN 5