Câu 1
Đóng vai xử lý tình huống.
Phương pháp giải:
+ Phân tích tình huống: Tình huống xảy ra trong hoàn cảnh nào ? Nguyên nhân, diễn biến tình huống như thế nào ?
+ Trước tình huống đó em có cách ứng xử nào sao cho phù hợp ?
Lời giải chi tiết:
+ Tình huống 1: Em sẽ bình tĩnh cố gắng, nhớ lại công thức đó. Nếu không thể nhớ ra được thì em sẽ cố gắng vận dụng những kiến thức liên quan để giải bài theo cách khác, sau đó về nhà học lại công thức ấy và cố gắng làm bài kiểm tra lần sau làm tốt hơn.
+ Tình huống 2: Nếu là lớp trưởng em sẽ thay mặt cả lớp xin lỗi cô giáo và hứa sẽ chấn chỉnh nề nếp của lớp. Tổ chức một cuộc họp, thảo luận và thống nhất với lớp về quy tắc, nề nếp chung mà tất cả các thành viên trong lớp phải thực hiện trong thời gian tới.
+ Tình huống 3: Nếu là T. em sẽ xin lỗi thầy và hứa sẽ cố gắng sắp xếp thời gian biểu của bản thân một cách hợp lí để có kết quả học tập tốt hơn trong thời gian tới.
Câu 2
Trao đổi với bạn về tầm quan trọng của việc nâng cao lòng tự trọng ở mỗi học sinh.
Phương pháp giải:
Lòng tự trọng có vai trò như nào với mỗi học sinh trong cuộc sống và học tập, rèn luyện đạo đức hàng ngày ?
Lời giải chi tiết:
+ Lòng tự trọng giúp học sinh biết cách cư xử đúng mực, giữ các mối quan hệ tốt đẹp.
+ Người có lòng tự trọng sẽ biết tôn trọng người khác
+ Tự trọng giúp học sinh khơi gợi nhiều đức tính tốt khác như: chăm chỉ, trung thực, thật thà…
+ Lòng tự trọng giúp em làm việc bằng chính thực lực của bản thân mình.
Chữ người tử tù
Unit 8: Ecology and the Environment
Chương 8. Địa lí dân cư
Chuyên đề 2. Sân khấu hóa tác phẩm văn học
Soạn Văn 10 Kết nối tri thức tập 2 - siêu ngắn