Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Ôn tập chủ đề 2: Chăn nuôi và thủy sản - Công nghệ 7 Cánh Diều
Chăn nuôi
Câu 1:
Em hãy đánh đấu x vào ô tên sản phẩm thích hợp mà mỗi loại vật nuôi có thể đem lại theo mẫu Bảnh 1 dưới đây.
Phương pháp giải:
Quan sát mẫu Bảng 1 và nhớ lại kiến thức đã học ở phần chăn nuôi cũng như trong đời sống để hoàn thành.
- Gia cầm: vừa cung cấp thịt vừa cung cấp trứng
- Bò: vừa cung cấp thịt vừa cung cấp sữa
Lời giải chi tiết:Câu 2:
Ở gia đình em đã và đang nuôi những vật nuôi nào? Với mỗi loại vật nuôi, em hãy trả lời những nội dung sau: a. Mô tả một số đặc điểm đặc trưng của vật nuôi. b. Vật nuôi đó được chăn nuôi bằng phương thức nào? c. Liệt kê những công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi. d. Nêu các hoạt động phòng, trị bệnh cho vật nuôi. e. Lập kế hoạch và tính toán chi phí cho hoạt động chăn nuôi g. Sản phẩm thu được là gì? h. Ghi lại ý kiến nhận xét và đề xuất của em. |
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế ở địa phương để trả lời.
Ở gia đình, địa phương em nuôi : chó, mèo, gà, vịt, ngan, trâu, bò, lợn...
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Nhà em có nuôi một con mèo tam thể.
a. Mô tả một số đặc điểm đặc trưng của mèo Tam thể: Mèo tam thể có bộ lông ba màu điển hình với những mảng lông màu trắng chiếm tỉ lệ đa số. Mèo tam thể là một dạng đặc biệt của mèo đồi mồi (còn gọi là mèo mai rùa, mèo con hay mèo vằn đen) và còn được gọi là mèo đồi mồi lông trắng (tortoiseshell-and-white) tại Anh hay mèo calico tại Canada và Mỹ, mi-ke tại Nhật Bản, chatte d'Espagne ("mèo cái Tây Ban Nha") tại Pháp, vì tính ba màu của nó rất rõ ràng và nhiều lông trắng hơn so với mèo đồi mồi là thường có bộ lông nâu vàng xen kẽ các đốm hay vằn đen hoặc nâu đen, các mảng lông màu trắng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (hoặc thậm chí nhiều trường hợp gần như không có), nhìn giống như màu mai rùa hay đồi mồi.
b. Mèo Tam thể được nuôi chăn thả tự do.
c.Mèo tam thể có sức sống mãnh liệt, tuổi thọ của chúng có thể lên đến 12 -16 năm. Khi nuôi mèo tam thể bạn cần chú ý những điều sau:
- Kiên nhẫn và quan tâm đến mèo tam thể biết được sở thích và thói quen của chúng.
- Xây dựng thực đơn cho chúng khoa học, đảm bảo cho ăn đủ dưỡng chất, cung cấp đủ nước.
- Tẩy giun định kì cho mèo tam thể.
- Không tắm mèo quá nhiều lần, tốt nhất chỉ nên tắm chúng khoảng hai tuần một lần.
d. Các hoạt động phòng, trị bệnh cho vật nuôi:
- Thường xuyên làm vệ sinh chuồng
- Phun thuốc diệt kí sinh trùng (ve, rận, nấm, …) ngoài da, tẩy giun sản bằng thuốc đặc hiện.
- Tiêm vaccine phòng các bệnh thường gặp khi:
+ Tuần: 1 Mũi vacxin 3 bệnh.
+ 9 Tuần: 1 Mũi vacxin 3 bệnh.
+ 16 Tuần: 1 Mũi Vacxin dại.
+ Các năm sau đó, 1 năm tiêm nhắc lại 1 mũi vacxin 3 bệnh.
+ Vacxin cho mèo 3 bệnh gồm những bệnh: Giảm bạch cầu, viêm mũi – khí quản truyền nhiễm, bệnh hô hấp do Herpervirus.
e. Lập kế hoạch và tính toán chi phí giống như bài 9.
g. Sản phẩm thu được: những chú mèo con, thịt mèo.
Thủy sản
Câu 1:
Hãy nêu các bước của quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao.
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức nội dung bài 12 phần 1.
Lời giải chi tiết:
- Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao:
- Chuẩn bị ao nuôi
- Thả cá giống
- Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả:
+ Quản lí thức ăn
+ Quản lí chất lượng ao nuôi
+ Quản lí sức khỏe cá
- Thu hoạch
Câu 2:
Trình bày nguyên tắc nuôi ghép các loài cá. |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức bài 12 phần nội dung mục 2.2.
Lời giải chi tiết:
Nguyên tắc ghép các loài cá:
+ Tập tính ăn khác nhau, sống ở các tầng nước khác nhau
+ Không cạnh tranh thức ăn
+ Tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có
+ Chống chịu tốt với điều kiện môi trường
Câu 3:
Em sẽ làm gì khi ao nuôi có hiện tượng thiếu oxygen? |
Phương pháp giải:
Sẽ tìm hiểu nguyên nhân từ đó đưa ra biện pháp khắc phục:
Thực hiện bằng cách bố trí máy sục khí, máy thổi khí, quạt nước,…để tạo oxy hòa tan cho cá. Bà còn cũng có thể bơm thêm nước vào ao, cũng có thể cho cá ngừng ăn tùy tình hình.
Lời giải chi tiết:
Khi ao nuôi có hiện tượng thiếu oxygen, em sẽ tìm nguyên nhân và thực hiện giải pháp phù hợp:
- Tùy theo mật độ thả nuôi, thời gian nuôi, em sẽ bố trí và vận hành các loại máy sục khí, quạt nước cho phù hợp, bảo đảm cung cấp đầy đủ oxy trong ao.
- Sử dụng máy đo hoặc test để kiểm tra oxy. Định kỳ đo oxy 2 lần/ ngày vào lúc 5 – 6 giờ sáng và 14 – 15 giờ chiều để theo dõi sự biến động của oxy và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Câu 4:
Ba yếu tố nào dưới đây dẫn đến phát sinh bệnh trên động vật thủy sản? a. Sức đề kháng của vật chủ tốt, xuất hiện mầm bệnh trong môi trường, điều kiện môi trường tốt. b. Vật chủ yếu, xuất hiện mầm bệnh trong môi trường, điều kiện môi trường bất lợi. c. Sức đề kháng của vật chủ tốt, xuất hiện mầm bệnh trong môi trường, điều kiện môi trường bất lợi. |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức bài 13, có 3 yếu tố phát sinh mầm bệnh thủy sản: Môi trường, mầm bệnh và vật chủ.
Lời giải chi tiết:
Bệnh xảy ra khi xuất hiện 3 yếu tố: sức đề kháng của vật chủ suy giảm, mầm bệnh đã xâm nhập vào cơ thể vật chủ, điều kiện môi trường có những biến đổi bất lợi.
Vậy đáp án đúng là: b
Câu 5:
Biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp gồm những nội dung nào? |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức bài 13 phần 2.3. Phòng, trị bệnh tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản.
Lời giải chi tiết:
Biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp gồm những nội dung:
- Nâng cao sức đề kháng của động vật thủy sản
- Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh
- Quản lí môi trường nuôi, trị bệnh.
Câu 6:
Hãy kể tên các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản. |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức bài 14 phần nội dung mục 1.
Lời giải chi tiết:
Các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản:
- Xử lí các nguồn nước thải:
- Kiểm soát môi trường thủy sản:
+ Thực hiện chế độ ăn hợp lí cho động vật thuỷ sản
+ Sử dụng ao lắng; các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, nước sạch ở phần trên được sử dụng để nuôi thuỷ sản.
+ Sử dụng chế phẩm sinh học gồm một số loại vi sinh vật có lợi để phân huỷ chất thải rắn trong ao nuôi thuỷ sản.
+ Lọc sinh học, sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hóa nitrogen từ dạng độc sang dạng không độc.
+ Sử dụng thực vật thuỷ sinh vi tảo, rong biển, cây thuỷ sinh có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong nước thải
+ Sử dụng hóa chất có thể sử dụng chlorine với nồng độ 2% để diệt khuẩn.
Câu 7:
Theo em, khu vực nguồn lợi thuỷ sản nào cần được bảo vệ? a. Nơi tập trung các loài thuỷ sản và môi trường sống của chúng, khu vực tập trung sinh sản (bãi đẻ), khu vực tập trung con non sinh sống (bãi ương giống), đường di cư của các loài thuỷ sản. b. Đường di cư của các loài thuỷ sản c. Khu vực tập trung con non sinh sống (bãi ương giống). |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức bài 14 phần nội dung mục 2.
Lời giải chi tiết:
Chọn a.
Câu 8:
Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức nội dung phần 2 bài 14.
Lời giải chi tiết:
Một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:
- Khai thác thuỷ sản hợp lí.
- Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản thả tôm, cá giống vào môi trường tự nhiên, trồng san hô.
- Bảo vệ đường di cư của các loài thuỷ sản không dùng đăng chắn khai thác cá trên sông, xây dựng đường dẫn đề cá vượt đập thuỷ điện.
- Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản: không xả thải chất độc hại vào môi trường tự nhiên
- Bảo vệ rừng ngập mặn, phát triển các khu bảo tồn nội địa
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7
Bài 7. Trí tuệ dân gian
Bài 6. Hành trình tri thức
Test Yourself 2
Chương 4: Góc. Đường thẳng song song