Đề bài
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Chiều biên giới
Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào cao hơn
Như đầu sông đầu suối
Như đầu mây đầu gió
Như quê ta – ngọn núi
Như đất trời biên cương.
Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào đẹp hơn
Khi mùa đào hoa nở
Khi mùa sở ra cây
Lúa lượn bậc thang mây
Mùi tỏa ngát hương bay.
Chiều biên giới em ơi
Rừng chăng dây điện sáng
Ta nghe tiếng máy gọi
Như nghe tiếng cuộc đời
Lòng ta thầm mê say
Trên nông trường lộng gió
Rộng như trời mênh mông
a) Tìm trong bài thơ một từ đồng nghĩa với từ biên cương:
b) Trong khổ thơ 1, các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
c) Gạch dưới những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ.
d) Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra cho em.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a. Biên cương: vùng biên giới giữa hai nước.
b. Đầu (nghĩa gốc): Bộ phận trên cùng của người hoặc động vật, nơi chứa bộ não và nhiều giác quan khác.
Ngọn (nghĩa gốc): Phần trên cùng của cây.
c. Đại từ xưng hô là từ thường dùng trong giao tiếp để người nói tự chỉ mình hoặc gọi những người tham gia vào cuộc hội thoại.
d. Em làm theo yêu cầu của bài tập.
Lời giải chi tiết
a) Từ đồng nghĩa với biên cương: biên giới
b) Trong khổ thơ 1, các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa chuyển
c) Đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ: em, ta
d) Câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây:
Ruộng bậc thang lượn theo sườn núi, lẫn vào mây, nhấp nhô như làn sóng.
Unit 9: What Did You See At The Zoo?
Tuần 9: Viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân
Chủ đề 3 : Tập thiết kế bài trình chiếu với phần mềm Powerpoint
Chương 4. Số đo thời gian. Toán chuyển động đều
Phần Địa lí