Hãy đặt tên cho sản phẩm của mình và trao đổi về bài thực hành của các thành viên trong nhóm theo 1 số gợi ý sau
Câu 1
Bài thực hành của bạn có những nét gì? Với những nét này, em có thể tạo được những hình gì khác?
Phương pháp giải:
Học sinh quan sát bài thực hành của mình và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
+ Bài thực hành của em có những nét sau: đường tròn, đường xoáy nước, xoáy hình vuông, những nét gạch chéo
+ Với những nét này, em có thể tạo được rất nhiều hình khác nhau, ví dụ: Túi họa tiết thổ cẩm, váy, quần áo
Câu 2
Em thích bài thực hành nào nhất? Hãy chia sẻ về những điều mà em thích trong bài thực hành đó
Phương pháp giải:
Tùy theo cảm quan mỹ thuật của học sinh
Lời giải chi tiết:
Bài thực hành em thích nhất là bài của bạn A. Em rất thích cách bạn sử dụng những hình tròn xoáy nước và chấm xanh, kèm theo những ô màu hồng, trông giống như họa tiết của vảy cá. Chúng làm bông hoa trở nên rất kỳ ảo, giống như 1 chiếc kích vạn hoa vậy. Hơn thế nữa, những họa tiết phụ là những bông hoa màu tối, những hình tam giác nhỏ trên đường thẳng, những cánh hoa tựa như hoa rẻ quạt càng khiến tác phẩm trở nên bí ẩn, khiến ta có cảm giác khi nhìn vào tranh, ta như bị thôi miên vậy
Câu 3
Nhận xét về sự lặp lại của các hình trong trang trí đường diềm dưới đây:
Phương pháp giải:
Học sinh quan sát và nhận xét về sự lặp lại của các hình trong trang trí đường diềm
Lời giải chi tiết:
Trong hình chúng ta thấy rất nhiều họa tiết lặp lại: con voi vòi cuộn nhành hoa, họa tiết ở 2 bên đường diềm, các hoạt tiết ấy được sắp xếp lặp lại liên tục trên một dải băng dài tạo nên nhịp điệu, và đều là họa tiết đối xứng. Các họa tiết đều được vẽ cùng nhau, lặp đi lặp lại, cùng tương quan màu sắc và đậm nhạt